Nắm lòng 10 bước SEO Audit để cải thiện thứ hạng trang web

29 Thg 07

Nếu bạn đang điều hành một doanh nghiệp, dĩ nhiên bạn sẽ không thể cạnh tranh nếu thiếu một trang web được vận hành tốt. Trang web cần thu hút khách ghé thăm đang có nhu cầu tìm hiểu hoặc mua sản phẩm, dịch vụ của bạn. Để làm được điều này, trang web của bạn phải có thứ hạng tốt trên các nền tảng công cụ tìm kiếm như Google hay Bing. Bạn cũng cần đảm bảo mọi hoạt động Digital Marketing, trong đó bao gồm viết nội dung cho trang web, thiết kế, mạng xã hội hay email marketing thì tất cả đều được tối ưu để thu hút khách ghé thăm trang web của bạn, đồng thời phải luôn tìm cách cải thiện chúng. Trong đó, SEO Audit (kiểm toán SEO) được xem là biện pháp “khám bệnh” tốt nhất cho trang web, qua đó biết được tình trạng và hiệu suất hoạt động của trang web và đưa ra những phương án thay đổi để cải thiện. Cùng tìm hiểu khái niệm SEO audit là gì và các thông tin về SEO audit trong bài viết sau.

SEO Audit là gì?

SEO Audit là một thuật ngữ tiếng Anh, tạm dịch ra là “Kiểm toán việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm”. Đúng như tên gọi của mình, khi bạn thực hiện việc SEO Audit cũng có nghĩa là bạn phân tích sự hiện diện website của mình và xem hiệu suất của nó, qua đó biết được liệu các hoạt động diễn ra trên website của bạn có đang thực hiện đúng hướng và hiệu quả hay không. Việc “kiểm toán SEO” nó cũng có nhiều điểm tương đồng với kiểm toán trong tài chính, mục đích của nó là để tìm ra bất kỳ vấn đề cấu trúc nào trong hiệu suất hoạt động của công cụ tìm kiếm. Sau khi thu thập được những dữ liệu đó, người làm web có thể tạo ra những thay đổi tích cực để giúp cải thiện thứ hạng của trang web trên các trang công cụ tìm kiếm.

Khái niệm Audit trong SEO (Nguồn: Efocus)

Những vấn đề này bao gồm các vấn đề về cấu trúc trang web, vấn đề nội dung SEO, vấn đề kỹ thuật, vấn đề về trải nghiệm người dùng và khoảng trống trong nội dung của bạn, trong số những thứ khác. Việc SEO Audit cũng có thể cung cấp cho bạn những Insight quan trọng về thị trường để biết được bạn đang thiếu sót điều gì, chính vì vậy hoạt động này cần được thực hiện theo định kỳ. Dĩ nhiên, công việc SEO Audit nên được thực hiện bởi những chuyên gia trong lĩnh vực.

Những yếu tố cần cân nhắc khi thực hiện SEO Audit

Khi nhắc đến việc SEO Audit, hãy chắc chắn rằng bạn đã lên kế hoạch từ trước cho nó để mọi thứ được nhất quán và toàn diện. Chắc chắn khi thực hiện thì bạn cần kiểm tra tối thiểu toàn bộ các vấn đề được đề cập ở trên, ngoài ra còn là những yếu tố có thể ảnh hưởng tới thứ hạng của trang web trên công cụ tìm kiếm. Ngoài việc toàn diện, bạn cũng muốn các kết quả sau khi kiểm tra cần phải đơn giản để dễ hiểu. Bằng cách đó, không chỉ bạn sẽ hiểu nó, mà bạn có thể trình bày chúng cho các nhân viên khác một cách rõ ràng và súc tích. Qua đó bạn và các thành viên trong phòng Marketing có thể tạo ra liên kết giữa những kết quả từ việc SEO Audit với hiệu suất hoạt động SEO của trang web. 

Những yếu tố cần tránh khi thực hiện SEO Audit

Yếu tố đầu tiên khi thực hiện SEO Audit là không được vội vã hấp tấp, thay vào đó bạn cần bình tĩnh và dành thời gian để rà soát từng khía cạnh về mức độ hiển thị của trang web trên Internet, qua đó có được cảm giác về mọi thứ đang hoạt động ra sao. Trong một số trường hợp, nó có thể cần tới 6 tuần để thực hiện việc SEO Audit cho một trang web lớn. Ngay cả với những trang web nhỏ hơn thì thời lượng tối thiểu cũng cần tới 2 tuần. Một điều nữa bạn cần tránh trong thời gian thực hiện SEO Audit chính là không được thay đổi bất cứ điều gì với trang web mà không có dữ liệu quan trọng để backup lại những thay đổi đó.

Việc SEO Audit sẽ phân tích những yếu tố gì?

Một lần SEO Audit hoàn chỉnh sẽ đi sâu vào toàn bộ các thành phần liên quan tới các hoạt động SEO Marketing. Chúng có thể bao gồm mã trạng thái, thẻ meta, sơ đồ trang web, tốc độ trang, khả năng thu thập dữ liệu, cấu trúc nội dung của bạn và cách trang web của bạn được tối ưu hóa cho thiết bị di động. Nói chung, chúng có thể lên tới cả chục thứ cần phải phân tích và kiểm tra hiệu suất. Toàn bộ những thông tin sau đó sẽ được chắt lòng trong một tài liệu kiểm toán mà bạn và các thành viên trong nhóm có thể phân tích, sau đó đưa ra những kiến nghị phù hợp để cải thiện hiệu suất cho trang web.

Việc SEO Audit sẽ phân tích những yếu tố gì?
Yếu tố cần thiết khi thực hiện SEO audit là gì (Nguồn: VA from Europe)

Dù vậy, toàn bộ mọi thứ vẫn sẽ được liệt vào 3 nhóm là: On-site SEO, Off-site SEO và chiến lược nội dung. On-site SEO bao gồm toàn bộ các thành phần bạn có trên trang đóng góp vào yếu tố SEO. Những yếu tố này bao gồm cả thẻ mô tả, thẻ tiêu đề, các đề mục hay những khía cạnh kỹ thuật khác như là tốc độ tải trang hay mức độ tương thích với điện thoại. Với Off-site SEO thì nó sẽ bao gồm các liên kết đề xuất từ các trang khác hay chất lượng của Backlink. Chiến lược nội dung sẽ liên quan đến cách bạn sử dụng các từ khóa hay chất lượng của nội dung trên trang để quyết định mức độ tin cậy và xác thực của trang.

SEO là gì

Cách thực hiện một SEO Audit hoàn chỉnh

Khi có một Agency hay phòng ban Marketing thực hiện việc SEO Audit, họ thường sẽ đi theo một danh sách các bước để đảm bảo mọi thứ đều được kiểm tra. Chung quy lại, SEO Audit là một công việc nên tuân thủ theo quy trình các bước tuần tự.

1. Thu thập dữ liệu trang web của bạn

Đây cũng có lẽ là bước quan trọng nhất trong một quy trình SEO Audit. Việc thu thập dữ liệu trang web có thể giúp bạn tìm ra một số vấn đề trên trang. Hiện nay có một số công cụ SEO Audit có thể thực hiện công việc này giúp bạn, qua đó giúp tiết kiệm được rất nhiều công sức và thời gian. Bạn chỉ cần chèn đường link URL của trang web và để công cụ làm mọi việc còn lại. Cơ chế hoạt động của nó là sẽ chạy trang web của bạn giống như các thuật toán Google hoặc các công cụ tìm kiếm khác, và đánh giá trang web của bạn theo cùng một cách đó.

Thu thập dữ liệu trang web của bạn
SEO audit là gì? bạn cần thu thập dữ liệu trang web của bạn trước khi Audit website (Nguồn: Search Engine Journal)

Sau khi hoàn thành, công cụ SEO Audit sẽ cung cấp cho bạn bảng phân tích một số thành phần của trang web của bạn để giúp xác định sự cố. Những vấn đề này có thể bao gồm số lượng từ không đủ cho nội dung trên trang, thiếu các đường link, trùng lặp trong nội dung và quá nhiều link redirect (link chuyển hướng sang một trang khác). Đây là tất cả các yếu tố có thể gây hại cho hiệu suất công cụ tìm kiếm của bạn. Khi bạn nhận được dữ liệu này, bạn có thể thay đổi trang web của mình để khắc phục những sự cố đó.

2. Kiểm tra Google cho những vấn đề về lập chỉ mục (index)

Ngoài việc sử dụng công cụ, bạn cũng có thể tự mình tra cứu trang web của mình bằng cách sử dụng các từ khóa ưa thích. Hãy đếm số lần mà trang của bạn được xếp hạng cho những kết quả tìm kiếm đó, sau đó đánh giá nơi chúng xuất hiện. Chúng có đang ở gần vị trí top đầu hay không? Việc này sẽ mang lại cho bạn cái nhìn tổng quát về hiệu suất hoạt động trên trang. Đây cũng là cách để bạn kiểm tra xem liệu trang của bạn được lập chỉ mục chính xác hay không. Nếu bạn thực hiện tìm kiếm cho trang web của mình URL chính, bạn có thể thấy có bao nhiêu trang của bạn đang được các công cụ tìm kiếm lập chỉ mục. Nếu bạn không thấy một trong những trang của mình, bạn có thể nhập URL cụ thể đó để xem nó có xuất hiện không. Nếu xảy ra trường hợp có trang không được lập chỉ mục, điều này đồng nghĩa đã có vấn đề xảy ra với các thẻ meta robot. Đây là thẻ sẽ chỉ dẫn cho các công cụ tìm kiếm cách xử lý nội dung trên trang cho việc lập chỉ mục. Nếu nó bị hỏng hay sử dụng không đúng cách thì trang của bạn sẽ không được lập chỉ mục.

3. Đảm bảo rằng bạn được xếp hạng ở trang 1 về tên thương hiệu

Điều mấu chốt bạn cần nhớ khi tạo lập chiến lược SEO chính là không gì bạn làm là vô nghĩa. Đúng rằng bạn cần phải cải thiện trang và các yếu tố khác trong Digital Marketing, tuy nhiên không chỉ một mình bạn làm mà cần biết rằng ngay cả đối thủ của bạn cũng có thể đang thực hiện việc tương tự. Thứ hạng trên trang công cụ tìm kiếm là một phép so sánh về hiệu suất hoạt động giữa các trang web trong một nhóm nhất định. Có thể không chắc chắn rằng bạn sẽ luôn đạt được vị trí ở top đầu cho toàn bộ từ khóa, tuy nhiên bạn có thể tối đa hóa kết quả bằng cách thực hiện việc sửa đổi để tối ưu trang web. 

Hãy tra cứu trên Google về trang của bạn bằng cách sử dụng từ khóa và xem nó được xếp hạng ở đâu. Mục tiêu của bạn là khiến cho nó lên được trang đầu, bởi lẽ càng xa trang đầu thì tỷ lệ trang của bạn được nhấp vào càng giảm và ít người biết đến trang web của bạn. Ngược lại, nếu trang web của bạn được hiện diện ở trang đầu của Google thì hãy chắc chắn rằng lượng khách truy cập sẽ tăng lên đáng kể, càng gần top 1 thì sẽ càng nhiều người biết đến trang web của bạn. Chính vì vậy mà lên được vị trí đầu bảng trên thanh công cụ tìm kiếm là mục tiêu mà bất kỳ trang web nào cũng muốn.

Đảm bảo rằng bạn được xếp hạng ở trang 1 về tên thương hiệu
Phải chắc chắn website của bạ xếm hạng 1 về tên thương hiệu (Nguồn: Web Solutions)

4. Thực hiện kiểm tra SEO Onpage

>>> Đọc thêm: SEO Onpage 2020: Cẩm nang toàn tập cho các SEOer cần nắm bắt

Việc kiểm tra SEO Onpage sẽ giúp đảm bảo mọi yếu tố bạn cần tối ưu cho trang web đã đi vào hoạt động đúng như dự kiến. Điều này sẽ bao gồm việc phân tích toàn bộ nội dung trên trang, cũng như phần kiểm tra phần mã nguồn. Nếu trang web của bạn được tối ưu hóa đúng cách, thì nó sẽ cung cấp cho các công cụ tìm kiếm đầy đủ thông tin để lập chỉ mục chính xác cho trang web của bạn. Nội dung trên trang cần phù hợp với những gì người dùng Internet đang tìm kiếm, như vậy thì họ mới tương tác với bài viết và điều này sẽ giúp các công cụ tìm kiếm nhận định rằng trang của bạn có tính xác thực. Điều này có nghĩa là bạn có các từ khóa có giá trị cao được đặt một cách chiến lược trong nội dung chất lượng cao của bạn trong các bài đăng và trang của bạn.

Dù rằng giá trị của từ khóa đã có sự sụt giảm do sự thay đổi trong thuật toán khi nó dần trở nên phức tạp hơn qua thời gian, tuy nhiên đây vẫn là một yếu tố cốt lõi cho bất kỳ chiến lược SEO nào. Thứ quan trọng hơn giờ đây chính là tính liên quan của nội dung. Nó cần đáp ứng đầy đủ nhu cầu mà người dùng Internet đang tìm kiếm. Điều này đồng nghĩa rằng từ khóa của bạn không cần được đặt đúng chỗ mà nội dung xung quanh những từ khóa đó cũng cần bổ trợ cho nó, cũng như dễ hiểu và hấp dẫn với độc giả.

Thực hiện kiểm tra SEO Onpage
Site Audit là gì? Kiểm tra SEO onpage là hình thức Audit Onsite cần làm (Nguồn: Longhouse Media)

Việc kiểm tra SEO Onpage cũng là để đảm bảo rằng trang của bạn vận hành thông suốt, đồng nghĩa rằng yếu tố trải nghiệm người dùng trên trang được đảm bảo. Đảm bảo rằng trang của bạn tải nhanh nhất có thể, cũng như việc tìm ra nó cũng cần phải hết sức dễ dàng. Bạn có thể tìm đến việc đặt quảng cáo để tạo ra doanh thu, tuy nhiên nếu nó xuất hiện quá nhiều và gây ảnh hưởng tới tính khả dụng trên trang web của bạn, điều này đồng nghĩa bạn đang mất nhiều hơn những gì nhận được từ việc đặt quảng cáo. Ngoài ra, bạn cũng cần kiểm tra trang web của mình khi chạy trên các thiết bị di động. Nếu trang web của bạn khó để tìm ra trên điện thoại thì bạn cần có một sự thay đổi lớn ngay lập tức.

5. Kiểm duyệt trang web để tìm ra nội dung trùng lặp

Nội dung trùng lặp có thể gây hại tới yếu tố SEO trên trang của bạn. Nếu các công cụ tìm kiếm tìm thấy rằng có phần nội dung trên trang của bạn trùng khớp với nội dung ở một bên khác, trang web của bạn sẽ bị xử phạt. Trong quá trình tạo ra những nội dung phù hợp và đáng tin cậy thì yếu tố nguyên gốc cần được đảm bảo đầu tiên. Đôi lúc doanh nghiệp sẽ không nhận ra rằng họ có nội dung trùng lặp, chính vì vậy mà việc kiểm tra trang web thường xuyên là vô cùng cần thiết. Với nội dung bị trùng lặp, bạn có thể xóa chúng hoặc viết lại. 

Kiểm duyệt trang web để tìm ra nội dung trùng lặp
Audit web để kiểm tra nội dung trùng lặp giúp cải thiện thứ hạng website (Nguồn: Ahrefs)
Việc trùng lặp có thể không cần diễn ra giữa các trang với nhau. Nếu một công cụ tìm kiếm tìm thấy trên web của bạn sở hữu nội dung trùng lặp giữa các trang, điều này sẽ khiến công cụ tìm kiếm nghĩ rằng bạn đang cố “nhồi nhét” mọi thứ thay vì cung cấp những thông tin thực sự hữu ích. Hãy chắc chắn rằng bạn không đăng lại nội dung hoặc sao chép thông tin từ các bài khác để lấp đầy khoảng trống. Hãy dành thời gian để tạo ra nội dung nguyên gốc hấp dẫn trên toàn bộ trang web của bạn. Các thuật toán công cụ tìm kiếm sẽ xác định những nỗ lực đó và mang lại kết quả tương xứng cho bạn.

6. Kiểm tra tốc độ tải web và trang

Bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng người dùng Internet sẽ lập tức thoát một website nếu trang đó có tốc độ tải không đủ nhanh. Có thể bạn sẽ nghĩ rằng mình có tới một phút, hoặc thậm chí là 30 giây, tuy nhiên thực tế lại không phải vậy. Người dùng sẽ chỉ dành ra 2-3 giây để đợi tốc độ phản hồi của trang web. Đồng nghĩa rằng nếu trang của bạn có tốc độ tải quá chậm, hiển nhiên rằng bạn sẽ chả có mấy khách ghé thăm. Vì vậy bạn cần kiểm tra toàn bộ các yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ tải trang. Điều này đồng nghĩa dung lượng ảnh hoặc video cần được giảm xuống, hoặc bạn cần chuyển sang một host khác với tốc độ máy chủ đủ nhanh cho website của bạn.

Kiểm tra tốc độ tải web và trang
(Nguồn: Search Engine Journal)

Back link là gì

7. Thực hiện việc kiểm duyệt backlink

Kiểm duyệt backlink là việc kiểm tra các đường link trỏ về trang của bạn. Nói về hiệu quả, bạn đang kiểm tra về tính xác thực và mức độ tin cậy của chính những trang web đó. Điều này có nghĩa là nếu những trang được liên kết với bạn không được tín nhiệm của thuật toán công cụ tìm kiếm thì trang của bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng theo. Bạn sẽ cần các trang trỏ đến bạn xếp hạng tốt và có thẩm quyền tên miền tốt.

Nếu một số backlink đến từ những trang dừng hoạt động trong một thời gian, hoặc không sở hữu nội dung liên quan tới trang của bạn thì chúng sẽ gây ra ảnh hưởng xấu tới trang bạn. Những backlink tốt sẽ đến từ các trang web có chính xác hoặc gần với các thẻ neo phù hợp với thẻ của bạn trên trang của họ.

8. Phân tích lưu lượng truy cập từ những tra cứu tự nhiên

Lưu lượng truy cập từ tra cứu tự nhiên (Organic search traffic) là bất kỳ lượt truy cập nào tới trang của bạn mà không thông qua việc sử dụng hình thức quảng cáo có trả phí. Đây thực chất là người dùng truy cập thông qua các công cụ tìm kiếm. Lưu lượng truy cập tự nhiên sở hữu khả năng tạo ra tỷ lệ chuyển đổi tốt hơn, bởi lẽ những khách ghé thăm này là những người thực sự quan tâm tới nội dung trên trang của bạn. Có thể họ đã tra cứu về một thứ gì đó liên quan tới một thứ mà website bạn sở hữu. Hiện nay có một vài công cụ web giúp bạn có thể kiểm soát được lượng truy cập tự nhiên, nhờ vậy bạn sẽ biết được hiệu suất hoạt động SEO của mình.

Sau khi có được những thông tin này, bạn có thể lọc ra những người đã qua các cụm từ tìm kiếm nhất định. Điều này sẽ giúp bạn xác định được những từ khóa nào đang mang lại hiệu quả và cái nào không. Ngoài ra bạn cũng có thể lọc ra những khách ghé thăm thông qua việc tra cứu tên doanh nghiệp của bạn. Phát triển doanh nghiệp đồng nghĩa với việc tìm kiếm những khách hàng mới, vì vậy mà những lưu lượng truy cập tự nhiên tới trang của bạn mà không phải tra cứu tên doanh nghiệp hầu hết là những người mới với doanh nghiệp của bạn. Bạn có thể thay đổi các hoạt động Marketing để tập trung xoay quanh những từ khóa sở hữu hiệu suất cao nhất.

Trải nghiệm người dùng là yếu tố rất quan trọng trong SEO. Nếu bất kỳ thứ gì trên trang của bạn gây ảnh hưởng xấu tới trải nghiệm người dùng, chắc chắn họ sẽ thoát trang của bạn ngay lập tức. Các đường link hỏng gây ra rất nhiều phiền phức cho người dùng Internet, điều đó có thể khiến cho trang web trông rất “cẩu thả” và thiếu chuyên nghiệp. Bất kỳ đường link nào có vấn đề, điển hình là lỗi 404 đều được coi là link hỏng. Hãy chắc chắn bạn đã kiểm tra kỹ càng toàn bộ các đường link trên trang web của mình, bao gồm cả những link nội bộ (internal) lẫn ngoại bộ (external), đảm bảo rằng chúng dẫn tới những nội dung chính xác và những nội dung đó thực sự tồn tại.

Tìm và sửa các đường link hỏng
(Nguồn: ThemeXpert)
>>> Có thể bạn quan tâm: Thẻ NoFollow và DoFollow là gì? Ưu nhược điểm của chúng

10. Tìm kiếm khoảng trống nội dung và các cơ hội

Khoảng trống nội dung (Content Gap) là quá trình đánh giá nội dung hiện có về những chủ đề liên quan và xác định những khoảng trống về nội dung so với đối thủ từ đó có cách để cải thiện, bổ sung để thu hẹp khoảng cách so với đối thủ.

Bạn cần thực hiện SEO Audit về việc tìm kiếm những khoảng trống và cơ hội về nội dung. Khi kết thúc việc này, bạn sẽ thấy điểm yếu trong chiến lược SEO của mình là gì. Nó có thể là một số từ khóa cần thiết mà bạn đang không sử dụng hoặc là tốc độ tải trang của bạn đang gặp vấn đề. Điều tốt nhất là, đối với mọi khoảng cách hoặc vấn đề mà bạn tìm thấy, việc khắc phục nó sẽ chỉ dẫn đến kết quả tốt hơn. Mỗi khoảng cách và vấn đề là một cơ hội để cải thiện. Tất cả những gì bạn phải làm là thực hiện SEO Audit và phân tích chính xác kết quả để đưa trang web của bạn thực hiện theo cách bạn cần để tìm kiếm thành công.

Tạm kết

Trong thế giới của Digital Marketing, mọi thứ sẽ thay đổi rất nhanh vậy nên chiến lược SEO của bạn cũng cần phải bắt kịp với tốc độ đó nếu không muốn bị đối thủ bỏ xa. Hiểu được SEO Audit là gì thì có thể biết được việc thực hiện việc SEO Audit là cách hoàn hảo nhất để đánh giá cách trang web của bạn được xếp hạng và để xác định những gì bạn cần làm để có được nó trên đường dẫn đến trang một.

Tuấn Anh - MarketingAI

Theo Learn G2

>>> Xem thêm: Content Audit là gì? Trọn bộ công cụ và hướng dẫn thực hiện Content Audit cho người mới bắt đầu
Đánh giá của bạn

TAGS:

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.