Thứ Năm, Tháng Ba 30, 2023
Email: marketingai@admicro.vn
  • E-Magazine
  • Từ điển marketing
  • Cho nhà quản lý
Marketing Admicro
admicro
vccorp
No Result
View All Result
giới thiệu về marketingai
  • Home
  • Marketing News
  • PodcastNew
  • Kiến thức Marketing
    • DIGITAL MARKETING
      • SOCIAL MEDIA
      • SEO/SEM
      • CONTENT MARKETING
      • EMAIL MARKETING
      • VIDEO MARKETING
    • OFFLINE MARKETING
  • Case Study
  • Creatives
  • Infographic
  • Brands
  • Báo cáo
    • BÁO CÁO THỊ TRƯỜNG
    • TÀI LIỆU MARKETING
  • Góc nhìn Agency
  • Admicro Highlight
MarketingAI
No Result
View All Result
Home Thương hiệu

Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Lazada và hành trình trở thành nhà bán lẻ hàng đầu Đông Nam Á

Bởi Trang Nguyen
26/05/2022
trong Thương hiệu
0

Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Lazada đã tạo nên thành công của thương hiệu này trên hành trình chinh phục thương mại điện tử Đông Nam Á như thế nào? Cùng Marketing khám phá và tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Mục lục: Ẩn
1 Giới thiệu tổng quan về Lazada
2 Phân tích mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Lazada
2.1 Phân tích đối thủ cạnh tranh của Lazada trong ngành
2.2 Quyền thương lượng từ khách hàng
2.3 Quyền thương lượng từ các nhà cung cấp
2.4 Sự đe dọa đến từ các sản phẩm thay thế
2.5 Mối đe dọa từ những doanh nghiệp mới tham gia

Giới thiệu tổng quan về Lazada

Lazada Group là một công ty đa quốc gia hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử, cung cấp đa dạng sản phẩm trên nhiều ngành hàng khác nhau như thiết bị/phụ kiện điện tử, sức khỏe và làm đẹp, hàng gia dụng và đời sống, thời trang nam/nữ,…  Ngoài ra, Lazada còn cung cấp cho nhà bán hàng các dịch vụ tiện ích khác như quy trình thanh toán đơn giản, dịch vụ vận chuyển, dịch vụ chăm sóc khách hàng. Hướng đi của Lazada là mô hình marketplace – là trung gian trong quy trình mua bán online.

lazada

Lazada và hành trình trở thành nhà bán lẻ hàng đầu Đông Nam Á

Tháng 4/2016, Tập đoàn Alibaba (Alibaba Group Holding Limited) đã mua lại công ty thương mại điện tử khổng lồ của Đức là Lazada Group (Lazada) để hỗ trợ các kế hoạch mở rộng ra quốc tế của Alibaba, trong đó tập trung khai phá và thâm nhập thị trường Đông Nam Á (Indonesia, Philippin, Singapore, Thái Lan, Malaysia và Việt Nam).

Với mạng lưới thanh toán và logistics lớn nhất trong khu vực, đồng thời nhận được sự hậu thuẫn mạnh mẽ từ Tập đoàn Alibaba, Lazada đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của người tiêu dùng tại Đông Nam Á. Từ năm 2016, với sự hỗ trợ mạnh mẽ về hạ tầng công nghệ từ Alibaba, Lazada đã trở thành nền tảng chiến lược về thương mại điện tử ở khu vực. Mục tiêu của Lazada tới năm 2030 là sẽ phục vụ cho 300 triệu khách hàng trên toàn Đông Nam Á.

Lazada Việt Nam được chính thức thành lập vào tháng 3 năm 2012 và trở thành một trong những nền tảng đi đầu trong xu hướng thương mại điện tử tại Việt Nam. Trong tháng 1 năm 2016, Lazada Việt Nam cho biết công ty hiện đang làm việc với hơn 3000 nhà cung cấp với 500.000 sản phẩm khác nhau. Cho đến hiện tại, Lazada luôn nằm trong top 3 sàn thương mại điện tử có lượng truy cập web lớn nhất Việt Nam với 18,5 triệu lượt/tháng (theo báo cáo thương mại điện tử quý II/2020 của iPrice). 

Trước khi đi vào phân tích về mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Lazada bạn có thể tham khảo và tìm hiểu thêm về mô hình 5 áp lực cạnh tranh là gì?

Phân tích mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Lazada

Phân tích đối thủ cạnh tranh của Lazada trong ngành

Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đã trở thành động lực cho sự bùng nổ của nền thương mại điện tử thế giới và biến nó trở thành xu hướng tất yếu của nền kinh tế toàn cầu mà không một quốc gia nào có thể đứng ngoài cuộc.

Là một trong những sàn thương mại điện tử tiên phong tại khu vực Đông Nam Á và được sự đầu tư mạnh mẽ từ Tập đoàn Alibaba, Lazada nhanh chóng phát triển, mở rộng và trở thành sàn thương mại điện tử hàng đầu trong khu vực. Tuy nhiên, miếng bánh béo bở của thị trường thương mại điện tử đầy hấp dẫn này đã thu hút nhiều đối thủ mạnh mẽ khác gia nhập thị trường, trong đó nổi bật hơn cả là Shopee.

Ngoài ra, xu hướng thương mại điện tử xuyên biên giới phát triển vừa mở ra cơ hội vừa tạo nên nhiều thách thức cho Lazada. Đối thủ cạnh tranh của Lazada không chỉ còn gói gọn trong khu vực mà còn mở rộng ra phạm vi toàn cầu, đặc biệt là từ các quốc gia có nền tảng thương mại điện tử phát triển như Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc,…

Tại Việt Nam, Lazada cũng đang chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các ông lớn trong thị trường là Shopee và Tiki. Để bắt kịp đà tăng trưởng mạnh mẽ của các đối thủ cạnh tranh trong ngành, Lazada thường xuyên triển khai nhiều đợt khuyến mại lớn trong năm và trong tháng, đồng thời tích cực hoạt động trên các nền tảng social media (Facebook, TikTok, YouTube,…). Theo báo cáo của iPrice, trong quý II/2020, Lazada ghi nhận mức tương tác khủng với 29,9 triệu lượt trên Facebook, 196,000 lượt tương tác trên YouTube. Mặc dù lượt truy cập web của Lazada thấp hơn so với Tiki nhưng Lazada đang đứng thứ hai ở trên cả hai hệ điều hành về chỉ số xếp hạng truy cập trên ứng dụng di động. 

Lazada đang chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các sàn thương mại điện tử hiện có trên thị trường.

Lazada đang chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các sàn thương mại điện tử hiện có trên thị trường. Ảnh: VnExpress

Quyền thương lượng từ khách hàng

Sự bùng nổ của thương mại điện tử mở ra nhiều cơ hội và tiềm năng phát triển cho nhiều doanh nghiệp. Đây cũng là cơ sở để nhiều người tiêu dùng so sánh và lựa chọn sàn thương mại điện tử phù hợp với nhu cầu của họ. Có thể thấy, quyền thương lượng từ khách hàng đối với Lazada là khá cao. 

Lazada chú trọng tăng trải nghiệm mua sắm cho người dùng trên cả giao diện web và app

Lazada chú trọng tăng trải nghiệm mua sắm cho người dùng trên cả giao diện web và app

Bên cạnh đó, niềm tin của khách hàng đối với hoạt động mua sắm trực tuyến còn dễ bị lung lay, để giải quyết vấn đề này Lazada đã triển khai một loạt các chính sách hoàn trả hàng và kích cầu mua sắm như: chính sách trả hàng, hoàn tiền, bảo mật dữ liệu cá nhân, chính sách về văn hóa ứng xử trên Lazada, hỗ trợ Nhà bán hàng, thanh toán,…

Quyền thương lượng từ các nhà cung cấp

Nhìn chung, quyền thương lượng từ các nhà cung cấp đối với Lazada ở mức vừa phải. Mô hình hoạt động của Lazada hay bất kỳ một sàn thương mại điện tử nào là hướng đến việc trở thành một trung gian thương mại, tức là nơi kết nối giữa người mua và người bán. Vì các nhà cung cấp thường sẽ bán trực tiếp sản phẩm hoặc dịch vụ của mình đến cho khách hàng nên khó có thể gây sức ép lên Lazada bằng cách tăng giá, giảm chất lượng hay giảm tính sẵn có của các sản phẩm. Mối quan hệ giữa Lazada và các nhà cung cấp theo hướng hợp tác đôi bên cùng có lợi nhiều hơn.

Lazada triển khai nhiều chính sách hỗ trợ cho nhà cung cấp và người bán trên sàn

Lazada triển khai nhiều chính sách hỗ trợ cho nhà cung cấp và người bán trên sàn

Để duy trì mối quan hệ tốt đẹp này, Lazada có những chính sách ưu đãi riêng  dành cho các nhà cung cấp như: chính sách văn hóa ứng xử trên Lazada, chính sách nhà bán hàng từ chối bảo hành, nguyên tắc kinh doanh trên sàn thương mại điện tử Lazada, thỏa thuận về dịch vụ thương mại điện tử Lazada,…

Sự đe dọa đến từ các sản phẩm thay thế

Không chỉ cạnh tranh trong ngành, các doanh nghiệp còn chịu sự đe dọa từ các sản phẩm thay thế, có cùng một giá trị lợi ích công dụng từ ngành khác. Đối với hoạt động sàn thương mại điện tử như Lazada, mối đe dọa này có tác động khá lớn khi nhiều doanh nghiệp truyền thống bắt đầu xây dựng kênh bán hàng trực tuyến, phát triển nhiều ứng dụng bán hàng của riêng mình.

Ngoài ra, một điểm hạn chế giữa việc mua sắm trực tuyến và trực tiếp là sự không có sẵn và khoảng thời gian chờ đợi sản phẩm. Sự sẵn có của các sản phẩm thay thế có thể ảnh hưởng đến hoạt động của Shopee.

Mối đe dọa từ những doanh nghiệp mới tham gia

Những triển vọng tăng trưởng của thương mại điện tử trong tương lai đang tạo nên sức hút lớn đối với các doanh nghiệp mong muốn tham gia vào thị trường này. Bên cạnh đó chi phí chuyển đổi thấp, rào cản gia nhập ngành không quá cao đã làm tăng số lượng doanh nghiệp mới tham gia thị trường. Những doanh nghiệp mới này đặt ra những thách thức với các doanh nghiệp trong ngành.

lazada

Tuy nhiên, với những doanh nghiệp có vị thế cao trong thị trường, những đối thủ tiềm ẩn này không gây ra quá nhiều uy hiếp bởi chi phí duy trì và phát triển thương hiệu trong thị trường này rất lớn. Một doanh nghiệp mới muốn trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp, có khả năng uy hiếp thị phần hiện có Lazada phải thực sự có nền tảng tài chính mạnh mẽ.

Kết luận

Kể từ khi thành lập cho đến nay, Lazada đã có mặt tại hầu hết các quốc gia Đông Nam Á và đã trở thành nhà bán lẻ trực tuyến hàng đầu tại khu vực này với hơn 100 triệu lượt truy cập. Thành công đó một phần lớn tới từ sự sáng suốt trong việc phân tích và nắm rõ mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Lazada.

Lương Hạnh – MarketingAI

Xem thêm

  • Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Shopee: Giấc mơ trở thành một Amazon thứ hai
  • Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Apple 
5/5 - (1 bình chọn)
Tags: mô hình 5 áp lực cạnh tranh
Trang Nguyen

Trang Nguyen

A question that sometimes drives me hazy: am I or are the others crazy?

Tin liên quan

Pepsi trình làng diện mạo logo mới sau 12 năm: Siêu phẩm hot nhất mọi thời đại

Pepsi trình làng diện mạo logo mới sau 12 năm: Siêu phẩm hot nhất mọi thời đại

11 giờ ago
marketing game la gi

Marketing Game là gì? Chiến dịch Marketing Game không tốn ngân sách

5 ngày ago
Nokia đổi logo

Nokia lần đầu tiên thay đổi bộ nhận diện thương hiệu sau 60 năm

1 tháng ago
chiến lược marketing của adidas

Chiến lược marketing của Adidas: Điều gì làm nên tên tuổi của thương hiệu 75 năm tuổi?

1 tháng ago
Spotify “gieo quẻ” phân tích độ ‘match’ của các cặp đôi nhân ngày Valentine

Spotify “gieo quẻ” phân tích độ ‘match’ của các cặp đôi nhân ngày Valentine

1 tháng ago
Picsart ra mắt công cụ AI “hô biến” ảnh người yêu cũ thành vật thể khác

Picsart ra mắt công cụ AI “hô biến” ảnh người yêu cũ thành vật thể khác

2 tháng ago

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết mới nhất:

Pepsi trình làng diện mạo logo mới sau 12 năm: Siêu phẩm hot nhất mọi thời đại

29/03/2023

Sóng ngầm ở Traveloka: Lặng sẽ sa thải nhân sự trên nhiều thị trường, COO cũng dứt áo ra đi

29/03/2023

Từ MV “Thị Mầu” của Hòa Minzy đến câu chuyện khai thác chất liệu văn hóa, truyền thống dân gian vào trong âm nhạc đại chúng hiện nay

29/03/2023

Mô hình Freemium là gì? Cách triển khai mô hình thành công

28/03/2023

TikTok Shop qua mặt các “anh lớn” Sendo, Tiki, vươn lên Top 3 các sàn TMĐT chỉ trong một năm

28/03/2023

75% các nhà tiếp thị khẳng định sẽ chi tiêu nhiều hơn cho TikTok vào 2023

27/03/2023
logo-marketingai-trang
MarketingAI là chuyên trang cập nhật tin tức và kiến thức về lĩnh vực Truyền thông – Digital Marketing, hỗ trợ giải pháp và chiến lược truyền thông hiệu quả cho doanh nghiệp.
–

Logo admicro và vccorp

Điều khoản

– Về chúng tôi

– Liên hệ

– Chính sách bảo mật

– Điều khoản sử dụng

DMCA.com Protection Status

Kết nối với MarketingAI

Facebook

Youtube

Telegram

Twitter

Thông tin liên hệ

Email: marketingai@admicro.vn

Điện Thoại: 0896.43.1468

Địa chỉ: Toà nhà Center Building – Hapulico Complex, Số 1 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội

Copyright © 2016 Admicro, VCCorp Corporation. All rights reserved.

No Result
View All Result
  • Home
  • Marketing News
  • Podcast
  • Kiến thức Marketing
    • DIGITAL MARKETING
      • SOCIAL MEDIA
      • SEO/SEM
      • CONTENT MARKETING
      • EMAIL MARKETING
      • VIDEO MARKETING
    • OFFLINE MARKETING
  • Case Study
  • Creatives
  • Infographic
  • Brands
  • Báo cáo
    • BÁO CÁO THỊ TRƯỜNG
    • TÀI LIỆU MARKETING
  • Góc nhìn Agency
  • Admicro Highlight

Copyright © 2016 Admicro, VCCorp Corporation. All rights reserved.