cover

Marketing trực tiếp là gì? 8 Công cụ Marketing trực tiếp hiệu quả 2024

17 Thg 04

Xã hội biến chuyển không ngừng và hành vi khách hàng thì luôn thay đổi. Như một lẽ tất yếu, Marketing trực tiếp ra đời như một phương án tiếp thị tối ưu giúp các doanh nghiệp giải quyết bài toán khó của thời đại. Vậy thuật ngữ marketing trực tiếp là gì? Marketing trực tiếp có vai trò như thế nào? Làm sao để thực hiện Marketing trực tiếp hiệu quả? Hãy cùng tìm lời giải cho các vấn đề này ngay trong bài tổng hợp dưới đây!

Marketing trực tiếp là gì?

Marketing trực tiếp hay còn gọi là Direct Marketing là một trong số các công cụ của truyền thông tích hợp IMC được ứng dụng nhiều nhất hiện nay. Trong đó, doanh nghiệp sẽ sử dụng một hay nhiều hình thức quảng cáo để tác động trực tiếp đến một bộ phận hoặc phân khúc khách hàng và đo lường được hiệu quả của chiến lược tiếp thị.

Cụ thể hơn, tiếp thị trực tiếp là chiến lược Marketing sử dụng nhiều phương tiện quảng bá trực tiếp nhằm giới thiệu sản phẩm/dịch vụ, doanh nghiệp đến nhóm khách hàng mục tiêu. Quá trình này được thực hiện không thông qua một bên thứ 3 nào. Các phương tiện được sử dụng thường là email, SMS, bán hàng trực tiếp, liên hệ điện thoại trực tiếp,...

Marketing trực tiếp là gì?

Marketing trực tiếp là gì?

Vai trò của marketing trực tiếp đối với khách hàng và doanh nghiệp

Marketing trực tiếp đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và thiết lập mối quan hệ giữa khách hàng với doanh nghiệp, gia tăng hiệu quả tiếp thị tối đa. Cụ thể, Marketing trực tiếp có những lợi ích như sau:

  • Giúp doanh nghiệp và khách hàng có thể giao tiếp trực tiếp với nhau mà không cần thông qua trung gian.
  • Tổng hợp được các thông tin quan trọng liên quan đến khách hàng như email, số điện thoại, địa chỉ,... để phục vụ cho việc tiếp thị và chăm sóc khách hàng lâu dài.
  • Hỗ trợ xây dựng cơ sở dữ liệu khách hàng để phục vụ cho việc phân tích, đánh giá và thiết lập các chiến dịch quảng cáo trong tương lai.
  • Xác định được nhu cầu của khách hàng nhanh hơn, từ đó có chiến lược hành động kịp thời.
  • Hỗ trợ doanh nghiệp và khách hàng tương tác dễ dàng thông qua các công cụ hỗ trợ như fanpage, OA, email hay số điện thoại.
  • Tạo cơ hội để đem sản phẩm - dịch vụ của doanh nghiệp đến gần hơn với khách hàng mục tiêu.
  • Gia tăng hiệu quả tiếp thị vượt trội hơn so với nhiều hình thức tiếp thị khác.
  • Đối với khách hàng, marketing trực tiếp còn tạo ra cơ hội để khách hàng có thể dễ dàng mua bán thông qua nhiều kênh khác nhau, giúp tiết kiệm thời gian và có thể xin tư vấn, đặt mua mọi lúc mọi mà không bị giới hạn.
Vai trò của marketing trực tiếp đối với khách hàng và doanh nghiệp

Vai trò của marketing trực tiếp

Đặc điểm của marketing trực tiếp

Để phân biệt marketing trực tiếp với bất cứ phương thức tiếp thị nào khác, bạn cần hiểu rõ các đặc điểm cơ bản của hình thức tiếp thị này. Cụ thể, marketing trực tiếp có những đặc điểm chính như sau:

  • Là hệ thống hoạt động thường xuyên, liên tục, trong đó marketers và khách hàng tiềm năng cùng tham gia, tương tác và thông tin sẽ được luân chuyển đồng đều giữa hai bên.
  • Tiếp thị trực tiếp không gửi thông điệp hàng loạt và không sử dụng trung gian.
  • Hoạt động tiếp thị trực tiếp có thể được thực hiện ở bất cứ đâu, trong bất cứ khoảng thời gian nào.
  • Tiếp thị trực tiếp đặc biệt coi trọng những phản hồi tích cực có thể theo dõi và đo lường được.

Ví dụ về Marketing trực tiếp được triển khai bởi các doanh nghiệp

1. Chiến lược Marketing trực tiếp của Vinamilk

Là một thương hiệu lớn, Vinamilk có sự đầu tư lớn với các hoạt động tiếp thị, trong đó đặc biệt chú trọng đến tiếp thị trực tiếp. Các chiến lược tiếp thị trực tiếp được Vinamilk thường xuyên triển khai gồm có: tặng kèm quà tặng khi mua 1 số lốc sữa nhất định, giảm thành sản phẩm, tăng thể tích nhưng không đổi giá, quảng cáo trực tiếp trên truyền hình,...

2. Chiến lược Marketing trực tiếp của Coca-cola

Coca-cola cũng là 1 doanh nghiệp có sự đầu tư lớn cho các hoạt động tiếp thị trực tiếp. Cụ thể, doanh nghiệp này thường triển khai các chiến lược tiếp thị như: tặng mẫu thử, tiếp thị qua email, gia tăng khuyến mãi tại điểm bán cho khách hàng,... Ngoài ra, Coca-cola còn triển khai một loạt các chương trình tiếp thị - truyền thông ấn tượng như: “Share a coke”, “Fifa world cup”,...

Chiến lược Marketing trực tiếp của Coca-cola

Chiến lược Marketing trực tiếp của Coca-cola

>>> Xem thêm: Vì sao marketing trực tiếp được nhiều nhãn hàng lớn ưa chuộng?

Các công cụ Marketing trực tiếp hiệu quả nhất hiện nay

Marketing trực tiếp được triển khai thông qua một số hình thức cơ bản như sau:

1. Sử dụng phiếu, bảng khảo sát thăm dò khách hàng trực tiếp

Hoạt động marketing trực tiếp được thực hiện bằng cách cung cấp và phản hồi thông tin thông qua phiếu thăm dò/khảo sát khách hàng. Đây là cách làm hay và cho kết quả tương đối chính xác, giúp doanh nghiệp làm rõ đâu là điểm khách hàng chưa hài lòng về sản phẩm/dịch vụ và những mong muốn của họ.

2. Marketing qua thư trực tiếp

Là hình thức gửi thư giới thiệu, lời mời chào trực tiếp, tờ quảng cáo,... tới khách hàng bằng đường bưu điện. Hoặc cũng có thể là việc gửi tặng quà để cảm ơn khách hàng, thông báo các thông tin mới về sản phẩm/dịch vụ, doanh nghiệp.

Công cụ marketing trực tiếp qua "thư"

Công cụ marketing trực tiếp qua "thư"

3. Marketing qua điện thoại

Marketing qua điện thoại (telemarketing) là hình thức tiếp thị được thực hiện qua điện thoại tới khách hàng tiềm năng, cung cấp số hotline, điện thoại liên hệ để khách hàng có thể đặt hàng, khiếu nại hoặc xin nhận sự trợ giúp.

4. Marketing tại điểm bán

Marketing tại điểm bán là hoạt động tiếp thị ngay tại điểm bán, được thực hiện với mục đích thu hút khách hàng thông qua các chương trình ưu đãi, tặng quà,...

5. Tổ chức sự kiện

Tổ chức sự kiện là hình thức tiếp thị giúp thu hút khách hàng hiệu quả, được thực hiện bởi nhiều đơn vị doanh nghiệp. Các chương trình thường được tổ chức gồm có ra mắt sản phẩm mới, chương trình trải nghiệm thực tế (ô tô, chương trình giáo dục,...).

6. Marketing qua catalog

Marketing qua catalog được ứng dụng bởi các doanh nghiệp kinh doanh thương mại như các siêu thị, ngành kiến trúc, bất động sản,... Cụ thể, doanh nghiệp sẽ gửi catalog giới thiệu sản phẩm/dịch vụ đến với khách hàng tiềm năng hoặc khách hàng trung thành (đã từng mua và trải nghiệm sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp) thông qua đường bưu điện. Catalog ngoài cung cấp thông tin về sản phẩm/dịch vụ có thể đính kèm thêm thông tin của doanh nghiệp và các phương thức liên hệ để giải đáp thắc mắc của khách hàng (nếu cần).

Công cụ marketing trực tiếp qua Catalog

Công cụ marketing trực tiếp qua Catalog

7. Marketing trực tiếp trên kênh truyền hình

Tiếp thị trực tiếp trên truyền hình thường được áp dụng với 1 trong 2 cách sau: thực hiện các chương trình giới thiệu sản phẩm và cung cấp phương thức đặt hàng hoặc sử dụng toàn bộ chương trình hoặc kênh truyền hình để bán sản phẩm/dịch vụ. Do có độ phủ cao, tỷ suất xem lớn nên marketing trực tiếp trên truyền hình là phương thức quảng bá ưu việt được nhiều thương hiệu lựa chọn thực thi.

8. Marketing trực tiếp trên kênh radio, tạp chí, báo

Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp cũng lựa chọn việc thực hiện tiếp thị thông qua các chương trình chào hàng trên radio, tạp chí và báo. Song song với đó, họ cũng cung cấp thông tin và phương thức đặt hàng để người nghe/người xem có thể nắm rõ.

4 Bước tạo nên chiến lược Marketing trực tiếp hiệu quả

Để xây dựng chiến lược marketing trực tiếp thành công, bạn cần đi qua 4 bước cơ bản, bao gồm:

chiến lược marketing trực tiếp

Các bước xây dựng chiến lược marketing hiệu quả

Bước 1: Xác định cụ thể mục tiêu chiến dịch marketing trực tiếp là gì?

Trước tiên, doanh nghiệp cần xác định rõ đâu là mục tiêu của chiến lược lần này:

  • Duy trì, xây dựng mối quan hệ với khách hàng: Đây là mục tiêu nhiều doanh nghiệp đưa ra nhằm thúc đẩy mối quan hệ với khách hàng, biến họ thành khách hàng trung thành. Điều này cũng đồng thời làm gia tăng xu hướng quay trở lại mua hàng, giúp doanh nghiệp phát triển lâu bền hơn.
  • Mục tiêu bán hàng: Đây là mục tiêu chung của hầu hết các doanh nghiệp, hướng đến việc đưa ra lời giới thiệu, lời đề nghị bán hàng hấp dẫn đến với nhóm khách hàng tiềm năng.

Bước 2: Xây dựng dữ liệu khách hàng

Chiến lược marketing có thành công hay không phụ thuộc lớn vào chất lượng của hệ thống dữ liệu. Do đó, doanh nghiệp cần xây dựng cho mình những cơ sở dữ liệu đủ lớn và có tính xác thực. Tránh trường hợp khai thác cơ sở dữ liệu thiếu tính uy tín, làm ảnh hưởng đến hình ảnh doanh nghiệp.

Một số cách mà doanh nghiệp có thể sử dụng để khai thác dữ liệu, data khách hàng như: thu thập thông qua bán hàng, xúc tiến bán, truyền thông online và truyền thông trực tiếp,,... Thông tin càng nhiều, càng chất lượng, cơ hội thực hiện marketing trực tiếp thành công càng lớn.

Bước 3: Lựa chọn hình thức triển khai tiếp thị trực tiếp phù hợp

Tùy thuộc vào mô hình kinh doanh, đặc thù sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp có thể lựa chọn hình thức triển khai marketing trực tiếp phù hợp. Đó có thể là tiếp thị qua email, tiếp thị trực tiếp tại điểm bán hoặc tổ chức sự kiện,...

Bước 4: Đo lường và hiệu chỉnh chiến lược thực hiện

Cũng giống như bất kỳ phương thức thực hiện tiếp thị nào khác, marketing trực tiếp đòi hỏi sự tối ưu liên tục. Do đó, việc đo lường và hiệu chỉnh là điều cần thiết phải làm để hiệu quả hoạt động bám sát với mục tiêu đã đề ra. Trong trường hợp, chiến dịch không thu được những kết quả như mong muốn, doanh nghiệp cần có những điều chỉnh đúng đắn, kịp thời.

Tạm kết:

Trên đây là tổng hợp các kiến thức chia sẻ liên quan đến marketing trực tiếp là gì và các bước xây dựng chiến lược marketing trực tiếp hiệu quả. Hy vọng những thông tin về marketing trực tiếp trên đây sẽ giúp bạn có thêm những ý tưởng triển khai độc đáo, hỗ trợ toàn diện cho các hoạt động tiếp thị của doanh nghiệp trong tương lai.

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.