- Marketing giáo dục là gì?
- 6 Chiến lược marketing cho ngành giáo dục
- Xây dựng và tối ưu website chuẩn SEO
- Gia tăng độ phủ thương hiệu trên Social Media
- Chia sẻ thông tin, nội dung hữu ích
- Hợp tác cùng KOL, Influencer
- Marketing truyền thống: Tổ chức các sự kiện giao lưu
- Xây dựng các group, cộng đồng
- Làm thế nào để marketing giáo dục hiệu quả?
- Xu hướng marketing ngành giáo dục hiện nay
Marketing giáo dục là gì?
Marketing giáo dục là hoạt động xây dựng chiến lược và triển khai các công cụ truyền thông nhằm kết nối hiệu quả giữa các cơ sở giáo dục và học viên tiềm năng. Mục tiêu chính là định vị trường học như một thương hiệu uy tín, từ đó gia tăng độ nhận diện, thu hút người học và tạo dựng niềm tin bền vững.

6 Chiến lược marketing cho ngành giáo dục
Theo nghiên cứu của Orbis, thị trường học trực tuyến trên toàn thế giới sẽ đạt giá trị 458 tỷ USD vào năm 2026. Với một thị trường nhiều tiềm năng nhưng cũng đầy khốc liệt như vậy, làm cách nào các cơ sở giáo dục tiếp cận và chinh phục học viên một cách hiệu quả? 6 chiến lược marketing giáo dục triển vọng năm 2025 dưới đây chính là câu trả lời.
Xây dựng và tối ưu website chuẩn SEO
Một website giáo dục chuyên nghiệp cần đảm bảo giao diện trực quan, tốc độ truy cập nhanh, nội dung rõ ràng, cùng các công cụ hỗ trợ như biểu mẫu đăng ký, tư vấn trực tuyến và chatbot. Tiếp đó là xây dựng nội dung chuẩn SEO – bao gồm bài viết blog, cẩm nang học tập, thông tin khóa học – không chỉ giúp nâng cao vị trí trên các trang kết quả tìm kiếm, mà còn khẳng định chuyên môn và độ uy tín của đơn vị giáo dục trong mắt người học.
Song song với đó, thương hiệu giáo dục cần kết hợp thêm SEM - chạy quảng cáo để giúp tăng nhận diện thương hiệu và tiếp cận chính xác tệp khách hàng mục tiêu.

Gia tăng độ phủ thương hiệu trên Social Media
Với hơn 5,04 tỷ người dùng người dùng mạng xã hội trên toàn thế giới (tính đến đầu năm 2025). Các nền tảng mạng xã hội phổ biến như Facebook, TikTok hay Youtube là một phần không thể thiếu trong tiếp thị ngành giáo dục.
Dựa vào chân dung khách hàng mục tiêu, thương hiệu giáo dục cần lựa chọn nền tảng mạng xã hội phù hợp để triển khai social media marketing. Chẳng hạn, TikTok và Instagram rất hiệu quả để tiếp Gen Z với nội dung ngắn, bắt trend và mang tính giải trí cao; trong khi Facebook và YouTube lại phù hợp cho việc chia sẻ video học tập, livestream tư vấn hay nội dung định hướng chuyên sâu.
Chia sẻ thông tin, nội dung hữu ích
Nội dung vẫn luôn là cầu nối quan trọng giúp các tổ chức giáo dục tiếp cận khách hàng tiềm năng. Các tổ chức giáo dục cần xây dựng kế hoạch nội dung rõ ràng, đa dạng và có chiến lược. Các tuyến nội dung về giáo dục có thể triển khai:
- Giáo dục/thông tin: kiến thức học thuật, kiến thức ngành, phương pháp học tập, hướng nghiệp, giải đáp thắc mắc tuyển sinh.
- Truyền cảm hứng: câu chuyện thành công của học viên/cựu học viên, hoạt động cộng đồng.
- Tương tác/giải trí: minigame, cuộc thi, thảo luận Q&A, vote, nội dung bắt trend.
- Quảng bá/tuyển sinh: thông tin tuyển sinh, học bổng, thông tin khóa học.
Bên cạnh đó cũng cần đa dạng hóa định dạng nội dung như kết hợp bài viết với hình ảnh chất lượng cao, video, infographic, stories, reels...
Hợp tác cùng KOL, Influencer
Trong bối cảnh người học ngày càng tin vào trải nghiệm thực tế và đánh giá từ cộng đồng, hợp tác với KOL và Influencer đang trở thành một trong những chiến lược quan trọng trong marketing giáo dục.
Với các chương trình mang tính học thuật hoặc chuyên sâu, KOL là giảng viên, chuyên gia giáo dục hay cựu học viên thành công sẽ giúp tăng tính tin cậy. Trong khi đó, với các khóa học kỹ năng mềm, học ngoại ngữ hay du học, việc hợp tác với micro hoặc nano influencer – những học sinh, sinh viên có ảnh hưởng trong cộng đồng – lại mang lại sự gần gũi, chân thực và dễ lan tỏa hơn.

Marketing truyền thống: Tổ chức các sự kiện giao lưu
Tổ chức các sự kiện giao lưu là một hình thức marketing truyền thống, giúp tăng cường sự kết nối giữa nhà trường (hoặc trung tâm) và học viên tiềm năng. Các hình thức sự kiện có thể đa dạng như:
- Ngày hội tư vấn tuyển sinh
- Workshop kỹ năng, talkshow với chuyên gia/KOL giáo dục
- Sự kiện âm nhạc, chào đón tân sinh viên
- Các sự kiện học thử miễn phí
Việc PR truyền thông cho các sự kiện này không chỉ thu hút sinh viên tiềm năng mà còn xây dựng môi trường học trẻ trung, năng động
Ví dụ, với học sinh cấp 3, các buổi định hướng ngành nghề, chia sẻ kinh nghiệm thi cử. Trong khi marketing giáo dục đại học lại cần những buổi giao lưu với sinh viên để dễ dàng tạo sự kết nối. Còn với người đi làm, các workshop về kỹ năng mềm, công nghệ, ngoại ngữ hoặc định hướng nghề nghiệp sẽ thu hút hơn.
Xây dựng các group, cộng đồng
Xây dựng cộng đồng trao đổi là một chiến lược hiệu quả trong marketing giáo dục. Các nền tảng phổ biến có thể sử dụng gồm nhóm Facebook, Zalo, Telegram…, tùy theo độ tuổi và thói quen của người dùng. Nội dung chia sẻ trong cộng đồng nên tập trung vào kiến thức hữu ích, kinh nghiệm học tập, định hướng ngành nghề, tài liệu miễn phí và giải đáp thắc mắc. Bên cạnh đó, cần thường xuyên tổ chức các buổi giao lưu trực tuyến, mini game hoặc mời cựu học viên, chuyên gia chia sẻ nhằm tăng tương tác và giữ chân thành viên.
Một cộng đồng sôi động không chỉ giúp lan tỏa thương hiệu một cách tự nhiên mà còn là kênh thu thập insight quý giá để tối ưu chương trình đào tạo và chiến lược truyền thông. Đây là một hướng đi dài hạn nhưng mang lại hiệu quả bền vững trong marketing trong giáo dục hiện nay.
>>> Tìm hiểu thêm: Giải pháp truyền thông ngành Giáo dục
Làm thế nào để marketing giáo dục hiệu quả?
Để triển khai chiến lược marketing ngành giáo dục thành công, có ba yếu tố then chốt cần được chú trọng.
1. Hiểu rõ đối tượng mục tiêu
Tùy theo từng đối tượng – học sinh phổ thông, sinh viên, người đi làm hay phụ huynh – sẽ có sự khác biệt về nhu cầu, hành vi và kênh tiếp cận. Một chiến lược marketing cho trường mầm non sẽ khác hoàn toàn với một chiến lược marketing giáo dục đại học. Nắm bắt đúng tâm lý và mong muốn giúp nội dung và thông điệp truyền thông trở nên sát thực và hiệu quả hơn.
2. Xây dựng thương hiệu giáo dục nổi bật
Trong một thị trường ngày càng cạnh tranh, việc xây dựng một thương hiệu giáo dục có dấu ấn riêng là yếu tố sống còn. Thương hiệu cần được thể hiện rõ ràng qua hình ảnh, thông điệp, chất lượng giảng dạy, đội ngũ giảng viên và câu chuyện truyền cảm hứng. Một thương hiệu mạnh không chỉ giúp tăng độ tin cậy mà còn tạo ra sự kết nối cảm xúc với người học.
3. Lựa chọn hình thức marketing phù hợp
Không phải kênh truyền thông nào cũng phù hợp với mọi đối tượng. Việc lựa chọn đúng hình thức marketing trong lĩnh vực giáo dục – từ Digital Marketing, mạng xã hội, quảng cáo trực tuyến, email marketing đến tổ chức sự kiện, hợp tác với KOL/Influencer – cần dựa trên đặc điểm hành vi của nhóm mục tiêu. Ngoài ra, việc đo lường và điều chỉnh chiến dịch liên tục là yếu tố giúp tối ưu chi phí và nâng cao hiệu quả.
Xu hướng marketing ngành giáo dục hiện nay
Trong bối cảnh công nghệ số ngày càng phát triển, nhiều đơn vị giáo dục đang từng bước đổi mới hoạt động marketing cho trường học để tiếp cận hiệu quả hơn với học sinh, phụ huynh và cộng đồng. Dưới đây là ba xu hướng marketing giáo dục nổi bật đang phổ biến hiện nay:
- Livestream giảng dạy: Livestream không còn là công cụ dành riêng cho giải trí mà đã trở thành kênh truyền thông hữu hiệu trong giáo dục. Nhiều trường học tổ chức livestream các buổi học thử, giải đề, tư vấn tuyển sinh hoặc giới thiệu chương trình đào tạo. Hình thức này giúp người học và phụ huynh trải nghiệm chất lượng giảng dạy thực tế, đồng thời tăng độ tin tưởng và kết nối với thương hiệu nhà trường.
- Podcast giáo dục: Podcast đang nổi lên như một hình thức truyền tải kiến thức nhẹ nhàng, linh hoạt và giàu chiều sâu. Các trường học, đặc biệt là đại học và trung tâm đào tạo kỹ năng, có thể sản xuất podcast chia sẻ về định hướng nghề nghiệp, kỹ năng mềm, câu chuyện thành công của cựu học viên hoặc phỏng vấn chuyên gia. Đây là một kênh nội dung giàu giá trị, giúp xây dựng hình ảnh trường học như một nguồn tri thức đáng tin cậy.
- Marketing thương hiệu cá nhân cho giáo viên: Giáo viên chính là "gương mặt đại diện" của một cơ sở giáo dục. Việc xây dựng hình ảnh cá nhân chuyên nghiệp, gần gũi cho giáo viên trên mạng xã hội, YouTube, TikTok hay blog cá nhân đang được nhiều trường chú trọng. Một giáo viên có lượng người theo dõi ổn định, phong cách giảng dạy riêng biệt và nội dung hữu ích sẽ góp phần lan tỏa thương hiệu nhà trường một cách tự nhiên, bền vững.
Liên hệ ngay để nhận tư vấn về chiến lược truyền thông lĩnh vực giáo dục
Điện thoại: 0978 434 854
Email: marketingai@admicro.vn
Messenger: Marketing AI
>>> Xem thêm: Marketing ngành dược
Lời kết:
Marketing giáo dục không còn là lựa chọn, mà đã trở thành yếu tố bắt buộc để các cơ sở giáo dục thích ứng và phát triển trong thời đại số. Từ việc xây dựng thương hiệu, tận dụng mạng xã hội, đến áp dụng các công cụ kỹ thuật số và tạo dựng cộng đồng – mỗi chiến lược đều đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao uy tín và gia tăng giá trị dài hạn. Năm 2025 sẽ tiếp tục chứng kiến sự chuyển mình mạnh mẽ của ngành giáo dục trong cách tiếp cận và kết nối với học viên. Những đơn vị biết đổi mới tư duy, hành động linh hoạt và đặt giá trị thực tiễn lên hàng đầu sẽ là những người dẫn đầu trong cuộc đua cạnh tranh đầy tiềm năng này.
Bình luận của bạn