Management Trainee là gì? Nếu các bạn sinh viên có kế hoạch phát triển tham vọng cho sự nghiệp của mình, thì bạn có thể đi đúng hướng với chương trình Management Trainee tại những tập đoàn FMCG lớn tại Việt Nam như Nestle, Coca Cola, Vinamilk, Heneiken, Unicharm, Pepsi Co... Vậy chương trình Management Trainee là gì mà khiến nhiều bạn trẻ tham vọng đến như vậy và một số câu hỏi trong quá trình phỏng vấn Management Trainee mà bạn có thể tham khảo qua bài viết sau.
Management Trainee là gì?
Management Trainee (MT) là chương trình quản trị viên tập sự, thường được tổ chức bởi các tập đoàn đa quốc gia và các doanh nghiệp lớn của Việt Nam như VinGroup, Heneiken, Unicharm... Nhằm tìm kiếm những bản trẻ tài năng, các tập đoàn lớn tổ chức chương trình quản trị viên tập sự để đào tạo sinh viên trở thành những nhà lãnh đạo tương lai của thương hiệu. Những chương trình đào tạo chuyên sâu như MT thường yêu cầu sinh viên hoặc fresher chưa quá 2 năm kinh nghiệm.
Sau khi được vào công ty cho chương trình quản trị viên tập sự, sinh viên sẽ làm việc dưới sự giám sát quản lý cấp dưới có kinh nghiệm để học được cách làm việc của lĩnh vực kinh doanh cụ thể. Sau một thời gian, sinh viên sẽ được chuyển đến khu vực khác của doanh nghiệp. Quá trình đó sẽ tiếp diễn và các học viên được luân chuyển trong các phòng ban khác nhau để tìm hiểu về toàn doanh nghiệp. MT sẽ liên tục được cung cấp đào tạo lớp học định kỳ và nhận được phản hồi liên tục từ ban quản lý.
Vào cuối chương trình đào tạo, quản trị viên tập sự sẽ được đánh giá, phỏng vấn về phòng ban họ yêu thích và đưa ra quyết định có ở lại tiếp tục doanh nghiệp không.
Một số câu hỏi trong quá trình phỏng vấn Management Trainee?
Khi phỏng vấn vào vị trí management trainee, cũng có rất nhiều câu hỏi được đặt ra cho ứng viên. Vậy những câu hỏi khi phỏng vấn Management Trainee là gì? Hãy cùng tìm hiểu trong phần tiếp theo nhé.
Tại sao bạn muốn công việc này?
Nhà tuyển dụng không muốn thuê những sinh viên không có mục đích và nhận bất kỳ công việc nào họ được offer. Nhà tuyển dụng muốn những nhân viên nhiệt tình và đam mê công việc và mong muốn gắn bó với công ty lâu dài.
Trong câu trả lời của bạn, hãy nhấn mạnh các khía cạnh cụ thể của mô tả công việc, chẳng hạn như cách bạn thích lãnh đạo một loại dự án cụ thể hoặc có kinh nghiệm với một sản phẩm hoặc ngành công nghiệp nhất định được đề cập trong đó, hoặc sản phẩm cụ thể của công ty bạn đang nhắm tới. Bạn có thể thể hiện sự quan tâm bằng cách tham khảo một câu chuyện tin tức gần đây về công ty hoặc một trong những sản phẩm của công ty đã có ích như thế nào trong cuộc sống của bạn.
Bạn đã học được gì từ những sai lầm bạn đã mắc phải trong quá khứ?
Nếu bạn không thể nghĩ về một sai lầm đã từng mắc phải, trông bạn sẽ không đáng tin trong mắt nhà tuyển dụng. Mô tả một sai lầm thực sự và giải thích những gì bạn học được từ sai lầm đó, sau đó thể hiện những hành động bạn đã làm để ngăn chặn sai lầm đó xảy ra sẽ khiến nhà tuyển dụng hiểu hơn về con người bạn.
Hãy nhớ rằng, bạn đang chứng minh rằng bạn có thể quản lý mọi người, dự án và nhóm, cũng như ủy thác và quản lý thời gian. Hãy nghĩ về một lỗi lầm, học hỏi từ nó và từ đó bạn có thể đem tới kết quả là trở thành một nhà quản lý tốt hơn như thế nào nếu muốn trở thành quản trị viên tập sự.
Những câu chuyện từ trường học hoàn toàn có thể chấp nhận được. Tuy nhiên hãy tránh những sai sót liên quan đến tài chính, bởi nhà tuyển dụng có thể đánh giá sai về bạn.
Những thách thức nào bạn đang tìm kiếm trong vai trò này?
Các nhà quản lý tiềm năng muốn nghe rằng bạn sẽ không né tránh các quyết định khó khăn. Nhấn mạnh kỹ năng giải quyết vấn đề và cách đánh giá những lựa chọn khác nhau khi giải quyết vấn đề sẽ khiến nhà tuyển dụng bị thuyết phục. Tập trung vào cách các kỹ năng và kinh nghiệm của bản thân có thể giúp bạn xử lý các sự cố không mong muốn mà vẫn mang lại kết quả. Hãy trung thực và tập trung vào câu trả lời xung quanh những thách thức thực sự làm bạn phấn khích.
Mục tiêu không phải là thu hẹp con đường phát triển vào một công việc sẽ khiến bạn đau khổ, mà là để chứng tỏ rằng bạn đã sẵn sàng có thể đưa ra quyết định khó khăn.
Điểm yếu lớn nhất của bạn là gì?
Bạn có thể được khuyên nên trả lời bằng những câu trả lời khuôn mẫu như "Em là người cầu toàn" hoặc "Em là người quá đam mê công việc". Nhưng điều mà nhà tuyển dụng cần ở Management Trainee là gì, chắc chắn họ đang tìm kiếm câu trả lời trung thực. Do đó, hãy tập trung vào một điểm yếu tương đối nhỏ mà bạn đang tích cực khắc phục.
Chẳng hạn, bạn có thể nói: "Em thường lo lắng về việc phát biểu trước đám đông, kỹ năng này có thể cản trở sự phát triển trong tương lai của em. Do đó, em đã tham gia một khóa học Public Speaking để thử nghiệm những kỹ thuật khác nhau. Trong chương trình đó, em cũng tình nguyện thuyết trình và thực hành liên tục để có thể trở nên tốt hơn trong vấn đề này."
Các câu trả lời tốt nhất cho câu hỏi này cho thấy rằng bạn tự nhận thức và sẵn sàng chịu trách nhiệm cải thiện bản thân một cách chuyên nghiệp.
Tại sao chúng tôi nên thuê bạn?
Với câu hỏi này, bạn nên tận dụng để chứng minh khả năng cũng như tính độc đáo của bản thân phù hợp với công việc như thế nào. Nhà tuyển dụng không tìm kiếm người giỏi nhất, họ tìm kiếm người thích hợp nhất cho công việc. Do đó, một câu trả lời đúng với bản thân và thể hiện bản sắc cá nhân độc đáo của bạn, trong khi vẫn thích hợp với vị trí mà doanh nghiệp yêu cầu là một sự kết hợp hoàn hảo.
Bạn có câu hỏi nào cho chúng tôi không?
Đây có lẽ là câu hỏi cuối cùng trong cuộc phỏng vấn và đây là cơ hội cuối cùng để bạn thực sự gây ấn tượng với người quản lý tuyển dụng. Hãy chuẩn bị với một danh sách ngắn các câu hỏi về công ty và vai trò công việc. Bạn có thể hỏi trọng tâm chính của công ty là gì hay nhóm MT sẽ được trao quyền tự chủ bao nhiêu và thử thách lớn nhất đối với một quản trị viên tập sự là gì?
Hãy nhớ rằng, bạn có thể phỏng vấn họ nhiều như họ phỏng vấn bạn. Đây là cơ hội của bạn để tìm hiểu xem công ty có phù hợp với bạn không. Hãy tận dụng lợi thế của câu hỏi này.
Lời kết
Nếu bạn là một sinh viên mới tốt nghiệp đại học với kinh nghiệm làm việc hạn chế, hãy chuẩn bị sử dụng các kinh nghiệm từ hoạt động trên trường lớp hay những công việc làm thêm. Hãy chứng tỏ bản thân đã hiểu được những công việc của Management Trainee là gì và đã xử lý các thách thức trong quá khứ tốt hơn như thế nào. Chúc các bạn sinh viên thành công với lựa chọn của bản thân.
Mở rộng tìm kiếm của Google có thể là lời cảnh tỉnh cho các nhà tiếp thị!"}">Top 15+ câu hỏi phỏng vấn Content Marketing điển hình
Nguồn: The Balance Career
Bình luận của bạn