cover

Ma trận SWOT của Apple: Chiến lược biến Apple thành thương hiệu giá trị nhất thế giới

20 Thg 07

Apple được coi là thương hiệu thiết bị điện tử nổi tiếng bậc nhất trên thế giới. Tập đoàn đa quốc gia này đã tạo một phân khúc khách hàng cho riêng mình trong việc thiết kế, phát triển, bán...

Apple được coi là thương hiệu thiết bị điện tử nổi tiếng bậc nhất trên thế giới. Tập đoàn đa quốc gia này đã tạo một phân khúc khách hàng cho riêng mình trong việc thiết kế, phát triển, bán các sản phẩm điện tử tiêu dùng, phần mềm máy tính và các dịch vụ trực tuyến khác. Một trong những yếu tố góp phần giúp Apple truất ngôi Samsung, trở thành nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn nhất toàn cầu là nhờ sử dụng ma trận SWOT. Marketing AI sẽ phân tích swot của apple qua bài viết đưới đây.

Thương hiệu giá trị nhất thế giới - Apple Inc.

Apple Inc được thành lập vào năm 1977, là tập đoàn đa quốc gia, công ty công nghệ lớn nhất thế giới về doanh thu (260,17 tỷ USD). Đây cũng là một trong những thương hiệu có uy tín cao nhất trên thế giới, đặc biệt là về giá trị vốn hóa thị trường và giá trị thương hiệu.

Apple được thành lập bởi Steve Jobs, một trong những người tiên phong về lĩnh vực công nghệ hiện đại cùng với một số cộng sự khác. Dưới sự lãnh đạo của những CEO tài ba này, công ty liên tục giới thiệu hàng chục sản phẩm mới "cộp mác" nhà Táo và chiếm lĩnh thị trường trong suốt nhiều năm qua.

Thương hiệu giá trị nhất thế giới - Apple

Thương hiệu giá trị nhất thế giới - Apple

Apple đã đi đầu trong việc phát triển công nghệ, phần cứng máy tính và điện thoại thông minh. Sản phẩm đột phá nhất của công ty là điện thoại thông minh iPhone, chạy trên hệ điều hành iOS của chính Apple. Riêng Iphone chiếm tổng cộng 54% tổng doanh thu của công ty. Ngoài iPhone, các sản phẩm của Apple còn bao gồm máy tính xách tay Mac, iPad, wearable, các phụ kiện gia đình, dịch vụ trực tuyến kỹ thuật số và một số sản phẩm khác.

Ma trận SWOT được nghiên cứu để đánh giá mối quan hệ giữa hiệu suất cao của Apple với các yếu tố bên ngoài và bên trong.

Phân tích ma trận SWOT của Apple 

Strengths - Điểm mạnh của Apple 

Sản phẩm sáng tạo, thiết kế độc đáo

Khả năng tự thiết kế từ phần cứng cho tới phần mềm trong các sản phẩm đã giúp Apple trở thành công ty hàng đầu sản xuất thiết bị công nghệ.

Mỗi năm, các sản phẩm mới của họ đều được cải tiến dựa trên các sản phẩm tiền nhiệm, ứng biến thiết kế, khả năng sử dụng sao cho dễ dàng nhất với sản phẩm. Apple liên tục lọt TOP bảng xếp hạng 50 công ty của BDG kể từ 2005 nhờ sự đổi mới của họ trên các thiết bị điện tử.

Ma trận SWOT của Apple-Điểm mạng của Apple

Sản phẩm iPhone 14 Pro Max của Apple được đánh giá cao

Đó cũng là một trong những lý do tại sao thương hiệu của họ vẫn chiếm lĩnh được thị trường mặc dù giá cao hơn các đối thủ.

Giới thiệu các dịch vụ mới

Nhờ sự ra đời của một số công nghệ mới về thanh toán và phát trực tuyến kỹ thuật số, Apple đã thành công trong việc tung ra hệ thống của riêng họ. Apple TV +, Apple Music, iTunes, Apple Card và Apple Arcade là một trong những dịch vụ mới được nhà Táo cho ra mắt và cải tiến liên tục.

Service Portfolio (danh mục đầu tư dịch vụ) của Apple đã chiếm 17. 7% doanh thu hàng năm của công ty.

Để có thể liên tục đổi mới danh mục sản phẩm của doanh nghiệp là một thế mạnh. Các công ty thường nhầm những chuyển động nhỏ với đổi mới, nhưng đổi mới hiếm khi là đổi mới gia tăng. Đổi mới là một trục xoay lớn hơn nhiều.

Văn hóa doanh nghiệp

Khả năng cung cấp các sản phẩm chất lượng cao và liên tục lọt top các thương hiệu công nghệ hàng đầu thế giới một phần thực hiện được là nhờ văn hóa công ty. Áp dụng tư duy đổi mới, sáng tạo liên tục đã giúp mỗi cá nhân khám phá và tìm tòi những ý tưởng xuất sắc nhất, phát triển văn hóa nội bộ mạnh mẽ. Hai yếu tố "sáng tạo - xuất sắc" trở thành kim chỉ nam của Apple, giúp thúc đẩy công việc kinh doanh phát triển và tăng trưởng liên tục.

Ngoài ra, người ta nhận thấy Apple có một văn hóa khá "kỳ cục" là giữ sự bí mật tuyệt đối. Apple luôn giữ kín mọi thông tin để bảo vệ sự sáng tạo độc tôn của mình. Trong khi nhiều doanh nghiệp muốn xích lại gần hơn với khách hàng thông qua các kênh giao tiếp khác nhau, từ social đến offline thì Apple giới hạn tối đa giao tiếp với truyền thông, khách hàng và cổ đông của mình.

Công nghệ xuất sắc

Thỏa hiệp với chất lượng là cách nhanh nhất để phá hủy một thương hiệu. Apple đang hoạt động với danh hiệu là công ty công nghệ hàng đầu, phát triển các sản phẩm tập trung vào chất lượng và đó là yếu tố tiên quyết để duy trì lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu.

Đổi mới liên tục, chất lượng tuyệt đỉnh nhưng vẫn hướng tới sự đơn giản đã giúp nhà Táo vượt xa các đối thủ cạnh tranh với mức độ trung thành thương hiệu (brand loyalty) là 87%, chỉ tính riêng ở Hoa Kỳ và các nước Châu Âu.

Các thương hiệu thường nhầm lẫn rằng sự tiến bộ công nghệ và sự xuất sắc về công nghệ chỉ cần sử dụng các yếu tố kỹ thuật phức tạp. Nhưng Apple đi ngược lại. Thương hiệu này luôn ơn giản hóa mọi thứ nhất có thể. Đó là lý do tại sao hệ điều hành của iPhone hoặc iPad được coi là cực kỳ thân thiện với người dùng.

Weaknesses - Điểm yếu của Apple

Mạng lưới phân phối hạn chế

Apple Inc. có một mạng lưới phân phối hạn chế vì họ tự bán sản phẩm của mình và có rất ít cửa hàng nằm rải rác trên khắp thế giới. Không giống như các sản phẩm điện thoại thông minh khác, khách hàng có thể dễ dàng mua được sản phẩm ở bất cứ cửa hàng điện thoại trên thế giới, nhưng với Apple, bạn khó có thể làm như vậy.

Hầu hết những người mua, làm như vậy trực tiếp từ trang web của họ. Nhược điểm chính của điều này khiến khả năng tiếp cận thị trường của Apple bị hạn chế.

Khả năng tương thích hạn chế

Sản phẩm của Apple chỉ tương thích với các phụ kiện của hãng. Các sản phẩm của nhà Táo không hỗ trợ các phần mềm hoặc công nghệ khác khiến chúng không tương thích trên các thiết bị khác. Điều này bắt buộc khách phải mua độc quyền ứng dụng hoặc phụ kiện của Apple như cáp sạc, giác cắm để tiếp tục sử dụng sản phẩm.

Ma trận SWOT của Apple-Nhược điểm của Apple

Sản phẩm của Apple chỉ tương thích với các phụ kiện của hãng

Giá thành sản phẩm cao

Mức giá của Apple là mối bận tâm đáng kể với nhiều người. Tỷ suất lợi nhuận cao là lý do khiến sản phẩm này chỉ hướng đến một tầng lớp khách hàng cao cấp mặc dù đối tượng của họ là những người sử dụng điện thoại thông minh nói chung.

Ở Ấn Độ, người dân nước này có xu hướng chuyển sang các lựa chọn ít kinh tế hơn như Samsung.

Opportunities - Cơ hội của Apple 

Mức độ trung thành với thương hiệu

Các sự kiện ra mắt và thông báo về sản phẩm của Apple luôn được lan truyền với tốc độ chóng mặt. Ngoài ra, tỷ lệ giữ chân khách hàng của thương hiệu này cũng xấp xỉ 92%.

Với lợi thế này, Apple có thể tiếp tục thống lĩnh thị trường và tăng tỉ lệ này bằng cách làm hài lòng những khách hàng trung thành hiện tại và phát triển nhiều ý tưởng sáng tạo hơn nữa.

Mở rộng sản phẩm/dịch vụ

Các dòng sản phẩm của Apple hiện nay chỉ giúp hãng chiếm được một phần thị trường smartphone nhất định. Thương hiệu này nên thêm nhiều sản phẩm và dịch vụ hơn vào danh mục đầu tư của mình để có thể cạnh tranh được với các đối thủ công nghệ sừng sỏ khác.

Việc phát triển các dịch vụ như Apple Music, Apple Pay, Apple TV+,... là một hướng đi đầy tiềm năng, giúp Apple đa dạng hóa nguồn thu và tăng sự gắn kết với người dùng.

Ma trận SWOT của Apple: Chiến lược biến Apple thành thương hiệu giá trị nhất thế giới- Ảnh 4.

Apple đẩy mạnh phát triển các mảng dịch vụ

Quan hệ đối tác và chuyển đổi

Trong tương lai, Apple có thể mua lại các công ty khởi nghiệp và các công ty mạnh về Al, Machine Learning và Tech. Việc mua lại như vậy cho phép Apple kết hợp công nghệ này vào các sản phẩm của họ và nâng cao hơn nữa chất lượng của nó.

Ví dụ, Apple đã quản lý để mua lại Regaind Company, công ty đã giúp Apple bổ sung ML vào các ứng dụng điện thoại thông minh gốc của mình.

Threats - Thách thức của Apple 

Gia tăng cạnh tranh trên thị trường

Toàn bộ hệ sinh thái dành cho điện thoại thông minh và ngành công nghiệp đang thay đổi, mở ra cơ hội cho các đối thủ cạnh tranh mới thâm nhập thị trường. So sánh thị phần giữa điện thoại thông minh Android và iOS cho thấy sự cách biệt không quá lớn, tương ứng 74,13% và 24,79%. 

Điều này cũng có thể là do một số thương hiệu đang nghiên cứu phát triển điện thoại thông minh Android mã nguồn mở. Bên cạnh đối thủ Samsung, sự vươn lên của các hãng điện thoại Trung Quốc như Huawei, Xiaomi, Oppo... với những tính năng mới đang được đánh giá là vượt trội hơn so với iPhone, đang là thách thức lớn nhất mà Apple phải đối mặt.

Thách thức của Apple

Apple đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các hãng điện thoại Trung Quốc

Vấn đề chuỗi cung ứng

Sự gián đoạn về chuỗi cung ứng toàn cầu, khan hiếm các loại linh kiện và chip quan trọng có thể ảnh hưởng tới quá trình sản xuất. Apple hợp tác với rất nhiều nhà cung cấp linh kiện trên trến khắp thế giới, đặc biệt là các nước Châu Á. Ví dụ, đại dịch Covid-19 đã gây ra tình trạng thiếu hụt chip và linh kiện.

Bên cạnh đó là những căng thẳng chính trị giữa Mỹ và Trung Quốc, cuộc chiến thương mại và những bất ổn chính trị ở các khu vực khác cũng có thể gây rủi ro cho chuỗi cung ứng của Apple

Biến động kinh tế

Hầu hết các công ty dựa vào sản xuất và thiết lập chuỗi cung ứng của họ ở Trung Quốc. Tuy nhiên, sự bùng phát của đại dịch Corona đầu năm 2020 đã gây thiệt hại tới 20% doanh thu hàng năm của Apple (tính đến tháng 4/2020).

Doanh thu dự kiến của hãng dự đoán từ 63 tỷ - 67 tỷ USD, nhưng hiện tại chỉ đạt 57 tỷ USD (tức giảm 15-20% doanh thu đề ra). Điều này có thể là mối đe dọa lớn với Apple nếu không có giải pháp khắp phục kịp thời trong thời gian tới.

Thứ hai, việc tăng thuế đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc có thể dẫn đến việc định giá sản phẩm cao hơn. Điều này ảnh hưởng xấu đến tỷ suất lợi nhuận và buộc Apple phải tăng giá cao hơn nữa.

Vấn đề pháp lý

Apple đang phải đối mặt với hàng trăm vụ kiện mà chủ yếu liên quan đến trải nghiệm khách hàng, họ nói rằng các thiết bị của Apple đang ngày càng chậm và tốc độ CPU bị điều chỉnh. Theo tin tức gần đây, Apple sẽ phải trả 18 triệu USD để giải quyết vụ kiện về việc làm chậm hoặc tắt FaceTime trên các mẫu iPhone cũ.  

>>> Đọc thêm: Phân tích và đánh giá chi tiết ma trận SWOT của Samsung

Kết luận

Nhìn vào ma trận SWOT Apple, có thể thấy Apple đang có nhiều cơ hội và điểm mạnh hơn các mối đe dọa và điểm yếu. Với vị thế dẫn đầu các thương hiệu công nghệ, Apple vẫn có thể tận dụng những cơ hội này để tiếp tục giữ vững danh tiếng và uy tín trong tương lai tới.

Hải Yến - MarketingAI

Tham khảo superheuristics

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.