A. Hiểu về các AI bot
1. Poe.com
Poe-Fast, Helpful AI Chat là một nền tảng trò chuyện trực tuyến được trang bị trí tuệ nhân tạo mạnh mẽ. Poe.com cung cấp một môi trường nhanh chóng và hữu ích để tương tác với các chatbot AI thông qua giao diện người dùng thân thiện.
Với Poe, bạn có thể trò chuyện với các chatbot AI đa năng để nhận được hỗ trợ và giải đáp các câu hỏi. Các chatbot trên Poe.com được đào tạo để cung cấp thông tin và giải quyết các vấn đề phổ biến trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Từ việc tìm kiếm thông tin, tư vấn sản phẩm và dịch vụ, đến hỗ trợ kỹ thuật và giải đáp câu hỏi phổ biến, Poe có thể đáp ứng nhu cầu của người dùng một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Ưu điểm của Poe:
Dễ dàng đăng ký: Poe cho phép đăng ký dễ dàng thông qua tài khoản Google hoặc Apple, tạo điều kiện thuận lợi cho người dùng.
Đa nền tảng: Poe có sẵn trên nhiều nền tảng khác nhau, từ trình duyệt web đến ứng dụng trên App Store và CH Play, giúp người dùng tiện lợi khi sử dụng.
Đa dạng bot AI: Poe cung cấp một loạt các bot AI để người dùng lựa chọn, từ text-to-text assistant đến text-to-image generation, tạo ra sự linh hoạt trong việc sử dụng.
Tùy chọn miễn phí và trả phí: Poe cung cấp tùy chọn miễn phí và trả phí, cho phép người dùng tùy chỉnh theo nhu cầu của họ.
Nhược điểm của Poe:
Giao diện khá tiếp cận: Nhiều ý kiến cho rằng giao diện của Poe vẫn còn khá tiếp cận với người mới, cần cải thiện để tạo ra trải nghiệm người dùng tốt hơn.
Các bot tiêu biểu:
Assistant: Bot text-to-text cho phép tương tác để có thêm góc nhìn về sản phẩm, ý tưởng content hoặc viết bài viết chi tiết.
Web-search: Bot tìm kiếm thông tin cập nhật mới nhất và cung cấp các link tham khảo cho người dùng.
Stable Diffusion XL: Bot text-to-image hiểu tiếng Anh tốt hơn tiếng Việt, cung cấp hình vẽ đẹp mắt và có hạn chế 100 credit miễn phí mỗi ngày.
Ngoài ra, người dùng có thể tiếp tục khám phá các bot khác thông qua phần "Explore" ở góc trái của ứng dụng, nơi các danh mục bot được phân chia với nhiều sự lựa chọn.
2. Bard - Google
Bard, một sản phẩm của Google AI, là một mô hình ngôn ngữ thực tế, được đào tạo trên một tập dữ liệu lớn gồm văn bản và mã. Với khả năng tạo văn bản, dịch ngôn ngữ, viết các loại nội dung sáng tạo và trả lời câu hỏi một cách chi tiết, Bard đã thu hút sự chú ý từ cộng đồng người dùng từ khi ra mắt vào tháng 3/2023.
Ưu điểm của Bard:
Tính tiện dụng: Chỉ cần sử dụng một tài khoản Google để đăng nhập và giao diện thân thiện với người dùng. Cập nhật mới nhất của Bard còn cung cấp các gợi ý câu lệnh để người dùng dễ dàng bắt đầu, chỉ cần xác định từ khoá để thay thế tùy theo mục đích sử dụng.
Đa lựa chọn: Bard cung cấp ba lựa chọn trả lời cho mỗi câu hỏi, giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm sự phù hợp nhất.
Tùy chỉnh theo nhiều phong cách khác nhau: Người dùng cũng có thể tùy chỉnh văn bản theo nhiều phong cách khác nhau, từ ngắn gọn đến chuyên nghiệp và cảm xúc. Việc đính kèm hình ảnh để phân tích và diễn giải chi tiết thông tin cũng là một tính năng hữu ích mà người dùng thường sử dụng khi tương tác với Bard.
Đặc biệt, bản cập nhật mới nhất của Bard-Google từ ngày 2/2/2024 đã mang lại những thay đổi đáng kể, đặc biệt là việc tích hợp Gemini Pro vào tất cả các ngôn ngữ và địa điểm được hỗ trợ. Cụ thể:
Mở ra cơ hội sử dụng Bard trên một phạm vi rộng lớn hơn với hơn 40 ngôn ngữ và hơn 230 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Tăng khả năng kiểm tra kỹ câu trả lời bằng nhiều ngôn ngữ hơn, cũng như mở rộng tính năng kiểm tra kỹ/chứng thực câu trả lời sang hơn 40 ngôn ngữ, giúp người dùng có trải nghiệm tốt hơn trong việc nhận thông tin chính xác và đáng tin cậy từ Bard.
Đánh giá nội dung trên web để chứng minh phản hồi của mình, và người dùng có thể tìm hiểu thêm về thông tin ủng hộ hoặc mâu thuẫn được tìm thấy thông qua các cụm từ được đánh dấu.
Khả năng tạo hình ảnh, cho phép người dùng biến ý tưởng thành hiện thực bằng cách tạo hình ảnh, mà không mất phí, và được hỗ trợ bởi mô hình Imagen 2 đảm bảo kết quả đầu ra chân thực và chất lượng cao.
Giúp phân biệt rõ ràng giữa hình ảnh Bard và tác phẩm nghệ thuật gốc, đảm bảo tính trung thực và minh bạch trong quá trình sử dụng công nghệ AI.
3. ChatGPT
ChatGPT là một sản phẩm được phát triển bởi OpenAI, một trong những công ty nghiên cứu hàng đầu trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo. OpenAI được đồng sáng lập bởi một nhóm các nhà khoa học và doanh nhân hàng đầu bao gồm Elon Musk, Sam Altman, Greg Brockman, Ilya Sutskever, Wojciech Zaremba và nhiều cá nhân khác. Trong khoảng thời gian từ tháng 9/2022 đến tháng 8/2023, ChatGPT đã thu hút một con số ấn tượng là 14,6 tỷ lượt truy cập.
Ưu điểm của ChatGPT:
Dễ dàng đăng ký tài khoản với số điện thoại Việt Nam, giúp người dùng tiếp cận dịch vụ một cách nhanh chóng và tiện lợi.
Thuận tiện sử dụng trên cả trình duyệt và ứng dụng di động, tạo điều kiện linh hoạt cho người dùng trải nghiệm trên nhiều nền tảng khác nhau.
Tạo ra văn bản chất lượng cao và tự nhiên, giúp người dùng tạo ra nội dung chuyên nghiệp và hấp dẫn mà không cần phải mất nhiều thời gian và công sức.
Gói đăng ký chỉ $20 mỗi tháng của ChatGPT mang lại nhiều lợi ích bổ sung, bao gồm cả khả năng khai thác ý tưởng, sáng tạo nội dung, thiết kế hình ảnh và thậm chí là lên mindmap. Điều này giúp người dùng tận dụng tối đa các tính năng và công cụ sáng tạo để sản xuất nội dung đa dạng và độc đáo.
Hạn chế của ChatGPT:
ChatGPT có thể tạo ra thông tin không chính xác hoặc lỗi do phụ thuộc vào dữ liệu đào tạo và không có khả năng suy luận ngoài kiến thức đã học.
Đôi khi, phản hồi từ ChatGPT có thể không hoàn toàn phù hợp với yêu cầu của người dùng, dẫn đến sự không hài lòng.
ChatGPT phụ thuộc vào dữ liệu đào tạo và không có khả năng suy luận ngoài kiến thức đã học, do đó không thể đưa ra câu trả lời dựa trên thông tin mới hay khả năng suy luận.
Nhiều người vẫn lầm tưởng về khả năng "nhớ lâu dài" của ChatGPT cũng như các AI khác, nhưng thực tế là ChatGPT không có khả năng lưu trữ và tái sử dụng thông tin từ các cuộc trò chuyện trước đó.
Để tối ưu hóa trải nghiệm với ChatGPT phiên bản thường, người dùng có thể thêm các thông tin và hướng dẫn cụ thể cho AI bằng cách sử dụng tính năng Custom Instruction. Bằng cách chia sẻ thêm thông tin về sản phẩm, công ty hoặc các yêu cầu cụ thể, bạn có thể điều chỉnh và tối ưu hóa câu trả lời của ChatGPT. Hãy thử đơn giản bằng cách nhập đoạn "Hãy luôn trả lời với vai trò là chuyên gia content và xuất kết quả dưới dạng bảng với 2 cột: tiếng Việt và tiếng Anh" trong phần Custom Instruction của ứng dụng để cung cấp hướng dẫn cụ thể cho ChatGPT.
4. Bing
Bing là một công cụ tìm kiếm trực tuyến do Microsoft phát triển và vận hành. Với một giao diện đơn giản và dễ sử dụng, Bing cung cấp các tính năng tìm kiếm thông minh để giúp người dùng tìm thấy thông tin một cách nhanh chóng và dễ dàng trên Internet.
Mặc dù Bing không phải là công cụ tìm kiếm phổ biến nhất trên thế giới, nhưng nền tảng này vẫn có những ưu điểm riêng. Bing có khả năng tìm kiếm hình ảnh và video tốt, cung cấp kết quả đa dạng và phong phú. Ngoài ra, Bing cũng tích hợp nhiều tính năng hữu ích như tính năng lời khuyên thông minh, tính năng xem trước nội dung trang web và tính năng tích hợp với các dịch vụ khác của Microsoft như Outlook và Skype.
Người dùng có thể sử dụng Bing tương tự như với chatGPT, Bard, nhưng có một vài điểm khác biệt:
Lựa chọn tính cách: Bing cung cấp cho bạn 3 lựa chọn về tính cách để bắt đầu, giúp bạn tùy chỉnh trải nghiệm tương tác theo ý muốn của mình.
Kết quả có thêm link tham khảo: Bing thường cung cấp các liên kết tham khảo kèm theo kết quả tìm kiếm, giúp bạn khám phá thêm thông tin liên quan và phong phú.
Ngoài ra, với tính năng Bing Image Creator, bạn có thể tạo ra các hình ảnh sáng tạo mỗi ngày. Chỉ cần nhập yêu cầu của bạn, ví dụ như "Create image a Asian Dragon made of Chocolate, mascot" (Tạm dịch: Tạo hình ảnh một con Rồng Á Châu được làm từ socola, làm mascot), và Bing sẽ tạo ra kết quả tương ứng. Mỗi ngày, bạn có thể tận hưởng 15-30 lượt tạo ảnh để thỏa sức sáng tạo và khám phá.
>>> Xem thêm: Bing Ads là gì? Tất tần tật về hệ thống quảng cáo của Microsoft
B. Cấu trúc câu lệnh
1. Với chữ
Việc tạo ra nội dung văn bản chất lượng có thể đòi hỏi nhiều thời gian và nỗ lực. Tuy nhiên, sử dụng công cụ AI như GPT-3 có thể giúp tăng cường hiệu suất và tạo ra nội dung một cách nhanh chóng và hiệu quả. Bằng cách cung cấp bối cảnh, nhiệm vụ cụ thể và hướng dẫn chi tiết, bạn có thể sử dụng AI để viết các đoạn mô tả sản phẩm, bài viết blog, hay các bài đăng trên mạng xã hội một cách dễ dàng và chính xác.
- Bối cảnh (Context): bài viết facebook bán hàng hay tiêu đề để thu hút khách hàng...
- Nhiệm vụ (Task): viết gì? vai trò gì?
- Hướng dẫn (Instruction): những gợi ý để hiểu hơn về nội dung bạn muốn viết
- Làm rõ (Clarify): cách trình bày, cảm xúc...
2. Với hình ảnh
Hình ảnh là một phần quan trọng trong việc thu hút sự chú ý của khách hàng và tạo ra ấn tượng mạnh mẽ. Sử dụng công nghệ AI, như Bing Image Creator, có thể giúp tạo ra các hình ảnh độc đáo và sáng tạo dễ dàng hơn. Bằng cách mô tả chi tiết về nhiệm vụ và yêu cầu cụ thể, bạn có thể sử dụng công cụ này để tạo ra các hình ảnh sản phẩm, quảng cáo, hoặc nội dung trực quan khác phù hợp với nhu cầu kinh doanh của bạn.
- Mô tả nhiệm vụ (Task Description): Mô tả rõ ràng về nhiệm vụ bạn muốn mô hình tạo ra hình ảnh, có thể gồm: đối tượng, bối cảnh, môi trường...
- Chi tiết (Detailed Instructions): màu sắc, góc chụp, ánh sáng, biểu cảm của đối tượng, v.v.
- Phong cách (Style): ảnh thật, màu nước, cắt giấy, mascot…
3. Cấu trúc câu lệnh
Cấu trúc câu lệnh đơn giản
Cấu trúc câu lệnh tối ưu
C. 50 câu lệnh cơ bản dùng để ứng dụng sáng tạo nội dung
Để hỗ trợ content marketing trong việc sử dụng AI, dưới đây là 50 câu lệnh phổ biến được phân chia theo từng mục đích khác nhau:
Nhóm 1: Tạo nội dung "Tạo tiêu đề hấp dẫn cho bài viết về [chủ đề]ư." "Viết một đoạn mở đầu cho bài viết về [chủ đề]" "Tạo năm ý tưởng cho bài blog về [chủ đề]" "Phát triển một kịch bản video ngắn về [chủ đề]" "Sáng tạo một câu chuyện ngắn liên quan đến [sản phẩm/dịch vụ]." | Nhóm 2: Tối ưu SEO "Liệt kê các từ khoá SEO cho chủ đề [chủ đề]." "Tạo meta description cho bài viết về [chủ đề]." "Đề xuất các tiêu đề SEO-friendly cho chủ đề [chủ đề]." "Phân tích và đề xuất cải thiện cho nội dung SEO của trang web [URL]." "Tạo các câu hỏi thường gặp (FAQ) về [chủ đề]." |
Nhóm 3: Mạng xã hội "Tạo năm bài đăng Facebook về [chủ đề]." "Viết một chuỗi tweet giới thiệu về [sự kiện/sản phẩm]." "Phát triển nội dung cho một chiến dịch Instagram về [chủ đề]." "Tạo mô tả cho hình ảnh LinkedIn về [chủ đề]." "Đề xuất các hashtag hiệu quả cho [chủ đề]." | Nhóm 4: Email Marketing "Viết một email giới thiệu sản phẩm [tên sản phẩm]." "Tạo một email bản tin tháng về [chủ đề]." "Phát triển một loạt email cho chiến dịch drip [chủ đề]." "Viết mẫu email cảm ơn sau mua hàng cho [sản phẩm]". "Tạo tiêu đề email thu hút cho chủ đề [chủ đề]." |
Nhóm 5: Nghiên cứu và phân tích "Tóm tắt nghiên cứu gần đây về [chủ đề]." "Phân tích xu hướng hiện tại trong ngành [ngành]." "Tạo báo cáo ngắn về hiệu suất chiến dịch [chiến dịch]." "Liệt kê các thách thức chính trong lĩnh vực [lĩnh vực]." "Đưa ra các ý kiến đánh giá về sản phẩm [sản phẩm]." | Nhóm 6: Tạo nội dung tương tác "Phát triển câu hỏi trắc nghiệm về [chủ đề]." "Tạo kịch bản cho webinar về [chủ đề]." "Viết mô tả cho khoá học trực tuyến về [chủ đề]." "Phát triển một cuộc khảo sát về [chủ đề]." "Tạo nội dung cho một trò chơi tương tác về [chủ đề]." |
Nhóm 7: Tối ưu nội dung hiện tại "Đề xuất cải thiện cho bài viết [URL]." "Tối ưu hoá nội dung trang chủ cho SEO." "Chuyển đổi bài viết [URL] thành một infographic." "Cập nhật nội dung bài viết cũ về [chủ đề]." "Tạo phiên bản ngắn gọn của bài viết dài [URL]." | Nhóm 8: Quảng cáo "Viết mô tả quảng cáo cho sản phẩm [tên sản phẩm]." "Tạo tiêu đề quảng cáo cho chiến dịch [chiến dịch]." "Phát triển nội dung cho bảng quảng cáo ngoài trời về [chủ đề]." "Đề xuất các cụm từ quảng cáo cho [chủ đề]." "Tạo một kịch bản quảng cáo video về [sản phẩm/dịch vụ]." |
Nhóm 9: Phản hồi khách hàng "Viết một email phản hồi khách hàng về {vấn đề]." "Tạo FAQ dựa trên phản hồi khách hàng về [sản phẩm]." "Phát triển một kịch bản cho cuộc gọi hỗ trợ khách hàng." "Viết một thông báo về cập nhật sản phẩm [tên sản phẩm]." "Tạo một bản khảo sát sau khi sử dụng dịch vụ [dịch vụ]." | Nhóm 10: Sáng tạo và ý tưởng "Đề xuất các ý tưởng sáng tạo cho chiến dịch [chủ đề]." "tạo kịch bản cho một chiến dịch viral trên mạng xã hội." "Phát triển ý tưởng cho một chiến dịch tiếp thị qua email." "Đề xuất các cách tiếp cận mới cho chiến dịch [chủ đề]." "Tạo một kế hoạch nội dung cho quý tiếp theo." |
>>> Xem thêm: Sử dụng AI để nâng cao trải nghiệm của khách hàng trong ngành khách sạn
Tạm kết
Từ việc tạo văn bản, hình ảnh, đến việc tìm kiếm thông tin và thậm chí là viết các bài diễn thuyết và câu chuyện, AI có thể là một nguồn lực mạnh mẽ cho sự sáng tạo và hiệu quả trong công việc. Hãy dành thời gian để khám phá và tận dụng các công cụ AI để đạt được mục tiêu của bạn một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Nguồn “Cuốn eBook AI với marketing: Hiểu để bắt đầu” của tác giả Bửu Trung và chia sẻ của anh trong group Tâm sự Con Sen
Thanh Thanh - MarketingAI
Bình luận của bạn