cover

Khát vọng làm mới truyện cổ tích: Phim điện ảnh Cám đã kéo người xem đến rạp bằng cách nào?

03 Thg 10

Mặc dù không được đánh giá cao về mặt nội dung kịch bản nhưng phim điện ảnh Cám vẫn có đủ những yếu tố để thành công trên thị trường và thu hút người xem đến rạp bằng minh chứng kỷ lục doanh thu ấn tượng

Dễ dàng nhận thấy câu chuyện văn hoá cùng niềm tự hào dân tộc ngày càng được giới trẻ quan tâm, đặc biệt được lan toả và tiếp nhận nồng nhiệt qua nhiều điểm chạm hiện đại như các sự kiện âm nhạc cùng màn trình diễn trên nền nhạc cụ dân tộc của nhiều nghệ sĩ trẻ, qua các thước phim truyền hình cùng câu chuyện về văn hoá dân tộc vùng cao, hay gần đây nhất là sự ra mắt của bộ phim Cám đã mang về kỷ lục doanh thủ ấn tượng cho phim Việt.

Kỷ lục doanh thu ấn tượng của phim Việt

Từ sau hôm ra rạp 20/9, phim Cám đã thu hút sự quan tâm của khán giả, bằng chứng là cán mốc 55 tỷ đồng vào đêm 23/9, chỉ sau 4 ngày ra mắt (theo Box Office Vietnam - đơn vị quan sát phòng vé độc lập). Chỉ riêng ngày 23/9, phim bán được 88.559 vé với 4.836 suất chiếu, thu về 6,3 tỷ đồng. Dịp cuối tuần trước, bộ phim đạt doanh thu 48,1 tỷ đồng, bán hơn 545.000 vé. Đây là doanh số khả quan so với nhiều phim Việt ra mắt hiện nay.

Tác phẩm của đạo diễn Trần Hữu Tấn và nhà sản xuất Hoàng Quân cũng ghi nhận 110.968 lượt bán vé, cao nhất trong lịch sử phim kinh dị Việt. Sau 10 ngày công chiếu, con số ghi nhận được về doanh thu tròn 80 tỉ đồng.

Khát vọng làm mới truyện cổ tích: Phim điện ảnh Cám đã kéo người xem đến rạp bằng cách nào?- Ảnh 1.

Doanh thu phim Cám theo ghi nhận đến 0h ngày 21/9

Sự thành công về mặt doanh thu của phim Cám đến từ nhiều yếu tố thuận lợi. Mức độ đầu tư cho một bộ phim Việt không còn giống như trước kia, mà từ trang phục, bối cảnh, các chi tiết nhỏ đều được tận tâm tái hiện. Chưa kể nội dung đánh trúng thị hiếu khán giả, những yếu tố mới lạ, sáng tạo của bộ phim đã khiến người xem ít nhiều tò mò về tác phẩm. 

Khát vọng làm mới truyện cổ tích dân gian đã giúp "Cám" cán mốc 50 tỷ sau 3 ngày ra rạp

Truyện cổ tích Việt Nam được làm mới, nhiều màu sắc và sinh động hơn

Tấm Cám vốn là một câu chuyện cổ tích quen thuộc của đa số người Việt Nam, từ già đến trẻ, ở bất kì tầng lớp nào. Nhắc đến Tấm Cám, ai ai cũng hình dung và có thể kể vanh vách câu chuyện, thuộc lòng từng nhân vật đến nội dung, tiết tấu. Chính vì vậy, ngay từ thông tin truyền thông ban đầu, Cám đã gây chú ý mạnh mẽ với khán giả bởi điểm mới mẻ trong nội dung cốt truyện. Cám trong cốt truyện cổ tích quen thuộc là nhân vật phản diện thì nay trở thành tâm điểm chính cho bộ phim. Điều này khiến khán giả không khỏi tò mò và đặt câu hỏi về cách biên kịch, và đạo diễn sẽ biến hoá, kể câu chuyện về cuộc đời nhân vật này có giống như chuyện dân gian cổ tích hay không?

Có rất nhiều điểm quan trọng trong truyện cổ tích thay đổi như Tấm luôn sẵn sàng bảo vệ và che chở cho em gái. Còn Cám thì hiền lành và sẵn sàng nhường hết cho chị số tép bắt được. Người cho cá bống ăn là Cám chứ không phải Tấm, thái tử nhặt được chiếc hài của Tấm ở trong rừng thay vì ở dưới sông. Người mẹ kế, vốn là nhân vật phản diện trong truyện cổ tích Tấm Cám thì nay thay đổi thành hình ảnh người mẹ bất lực. Nhân vật thằng Bờm cũng xuất hiện trong phim và có mối liên hệ mật thiết với Cám... 

Ngoài bối cảnh, tên nhân vật, nội dung câu chuyện cũng được làm mới, nhiều màu sắc, phong phú về tình tiết hơn. Trong "Cám" có sự chuyển thể và giao thoa từ một câu chuyện cổ tích thành bộ phim kinh dị, một bức tranh đậm màu sắc đen tối. Với phiên bản nội dung mới này, không chỉ Cám mà Tấm đều mang trong mình những góc khuất khó lường, khán giả không thể đoán trước. Điều này không chỉ thay đổi bản chất câu chuyện, mà cũng yêu cầu phía diễn viên trong cách thể hiện nhân vật. Tất cả mang đến cho người xem sự tò mò khi lựa chọn và trải nghiệm cho một bộ phim cổ tích lâu đời, quen thuộc.

Lồng ghép chất liệu văn hoá dân gian trong linh hồn của phim: Cổ phục Việt Nam

Xu hướng gắn kết với các yếu tố văn hoá dân gian nổi lên trong thời gian gần đây trong phim ảnh lẫn các ngành nghề ngày được người xem đón nhận. "Cám" đã sử dụng trong toàn bộ phim là trang phục cổ truyền của Việt Nam. Những bộ cổ phục không chỉ là yếu tố tạo dựng bối cảnh mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc khắc hoạ tính cách nhân vật. 

Khát vọng làm mới truyện cổ tích: Phim điện ảnh Cám đã kéo người xem đến rạp bằng cách nào?- Ảnh 2.
Khát vọng làm mới truyện cổ tích: Phim điện ảnh Cám đã kéo người xem đến rạp bằng cách nào?- Ảnh 3.
Khát vọng làm mới truyện cổ tích: Phim điện ảnh Cám đã kéo người xem đến rạp bằng cách nào?- Ảnh 4.
Khát vọng làm mới truyện cổ tích: Phim điện ảnh Cám đã kéo người xem đến rạp bằng cách nào?- Ảnh 5.

Cổ phục Việt Nam được tái hiện kĩ lưỡng, tỉ mỉ trong bộ phim

Bộ phim khai thác tinh tế từng chi tiết, từ chất liệu vải, màu sắc, đến hoa văn, thể hiện rõ nét bối cảnh văn hoá Việt Nam thời xưa. Điều này đã góp phần tạo nên sự chân thực và độc đáo cho bộ phim, đồng thời thể hiện lòng tự hào, tôn vinh di sản văn hoá của đất nước. Việc sử dụng các trang phục truyền thống không chỉ làm nổi bật bối cảnh lịch sử mà còn mang lại cảm giác gần gũi, giúp khán giả dễ dàng hoà mình vào câu chuyện. 

Bối cảnh của phim Cám diễn ra vào cuối thời Lê, đầu thời Nguyễn. Ê- kíp phim đã dành thời gian dài để nghiên cứu về nhiều phiên bản khác nhau của truyện Tấm Cám từ đó đưa ra quyết định lựa chọn bối canh, thời đại và sáng tạo nên câu chuyện phù hợp với nhiều nhóm khán giả. Trong dự án lần này với nhà sản xuất Hoàng Quân chia sẻ, mong khán giả có thể khám phá một góc nhìn mới lạ hơn về một câu chuyện cổ tích trên màn ảnh rộng, cũng như lần nữa đưa những chất liệu văn hoá của Việt Nam thêm gần gũi, lạ mà quen đến với công chúng trong và ngoài nước. 

Dàn diễn viên trẻ, tiềm năng là thỏi nam châm thu hút thế hệ trẻ đến rạp

Bên cạnh dàn diễn viên nổi tiếng, lâu năm trong nghề như Nghệ sĩ Ưu tú Hạnh Thuý, Nghệ sĩ Ưu tú Ngọc Hiệp, các diễn viên như Thuý Diễm, Quốc Cường, Mai Thế Hiệp... thì bộ phim cũng quy tụ những gương mặt trẻ mới mẻ như Hải Nam, Trần Doãn Hoàng, Phước Lộc, Thiên Tú. Cám có sự trở lại của Lâm Thanh Vỹ, gương mặt quen thuộc trên màn ảnh rộng Việt Nam với nhiều tác phẩm ăn khách như "Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh", "Siêu trộm", "Nghề siêu dễ"...Nhân vật Tấm cũng được yêu thích với sự góp mặt của Rima Thanh Vy. Bên cạnh gương mặt quen thuộc với khán giả là Hải Nam thì diễn viên Trần Doãn Hoàng thủ vai "thằng Bờm" cũng góp phần thu hút sự chú ý của đông đảo khán giả trẻ.

Chiến lược truyền thông tạo sự tò mò từ ngay tạo hình nhân vật 

Gây tò mò trước khi công chiếu phim

Thời điểm vàng để "win" được khán giả là 1 tháng trước ngày công chiếu. Ngay từ tháng 8, đã có nhiều thông tin và hình ảnh được quảng bá ngay trước thềm bộ phim được khởi chiếu. Từ những thông tin ít ỏi rò rỉ về tuyến nhân vật khác xa so với cốt truyện dân gian, đến tạo hình nhân vật trong một bộ phim kinh dị khiến khán giả tò mò, mà cũng vô cùng háo hức. Người xem bị tò mò vì câu chuyện quá khác lạ nhưng cũng háo hức xem các nhân vật tuổi thơ sẽ có hình hài tính cách mới mẻ ra sao. Chỉ từng ấy thôi cũng đủ khiến người xem ghi nhớ về lịch phát sóng và chờ đợi bộ phim công chiếu.

Trailer phim, suất chiếu sớm, tạo hình nhân vật, nội dung câu chuyện được hé lộ thu hút sự chú ý lớn nhất từ khán giả theo dõi.  Đặc biệt, các nguồn kênh hot fanpage, rạp chiếu phim (CGV...) đều sáng tạo quotes, đăng bài, screenshot hình từ trailer phim hoặc sáng tạo meme từ nhân vật là một hình thức quảng cáo rộng rãi tới độc giả theo dõi trên social. 

Fanpage Kenh14.vn teasing về tạo hình nhân vật

Fanpage Kenh14.vn teasing về tạo hình nhân vật

Thông tin về bộ phim, đặt lịch xem phim được cập nhập thường xuyên tại fanpage CGV

Thông tin về bộ phim, đặt lịch xem phim được cập nhập thường xuyên tại fanpage CGV

Bộ ảnh thu hút với chiếc giày đỏ đặc trưng cho câu chuyện Tấm Cám

Bộ ảnh thu hút với chiếc giày đỏ đặc trưng cho câu chuyện Tấm Cám

Chiến thuật khuyến khích người dùng tạo ra thảo luận

Chỉ sau 1 tuần ra mắt, bộ phim "Cám" đã liên tục gây ra các luồng ý kiến tranh cãi trên mạng xã hội. Từ kịch bản đến diễn xuất và thậm chí cả độ đẫm máu của bộ phim đều gây ra các tranh luận trái chiều. Phân cảnh Tấm (Rima Thanh Vy thủ vai) tắm và để lộ gần một nửa cơ thể bị nhiều luồng ý kiến cho rằng thừa thãi, không liên quan đến mạch phim và chỉ nhằm mục đích câu view. Ngay sau đó, đạo diễn Trần Hữu Tấn đã có chia sẻ, phản hồi chính thức về cảnh quay này. Các yếu tố gây tranh cãi chính là một công cụ marketing hữu hiệu để thu hút sự chú ý của khán giả về bộ phim. 

Cũng ở thời điểm bộ phim mới được công chiếu, người dùng có xu hướng bình luận, review sôi nổi nhất. Các topic thảo luận, chia sẻ, review phim, chia sẻ cảm xúc trên social media từ các account cá nhân đến trong các hội nhóm giúp "worth of mouth" về bộ phim đa màu sắc, góc nhìn hơn. Chưa kể các bài viết PR trên các kênh báo truyền thông về phim ảnh, dự đoán, công bố doanh thu phim và so sánh với các bộ phim đang chiếu cũng tạo đòn bẩy tâm lý kích thích khán giả đến rạp thoả sự tò mò.

Review phim được chia sẻ trên các kênh social media rộng rãi kèm theo thời gian, suất chiếu

Review phim được chia sẻ trên các kênh social media rộng rãi kèm theo thời gian, suất chiếu

Dù vướng nhiều tranh cãi nhưng đây vẫn là tác phẩm điện ảnh thuộc thể loại kinh dị có doanh thu mở màn tốt nhất trong lịch sử phim Việt đến thời điểm hiện tại. Có thể nói, truyện cổ tích vẫn là một kho tàng cung cấp tư liệu dồi dào, hấp dẫn cho sáng tác kịch bản phim điện ảnh Việt. Để các bộ phim hấp dẫn hơn cần đòi hỏi sự đầu tư, chỉnh chu, xây dựng tình tiết cho đến bối cảnh, trang phục, lẫn cả chiến lược marketing bài bản. Một bộ phim điện ảnh Việt thành công, ngoài yếu tố tiên quyết về chất lượng thì hiệu ứng truyền thông cũng góp phần không nhỏ vào thành công trên thị trường. 

>>> Xem thêm: Từ cách marketing ấn tượng "Hoàng hậu cuối cùng" đến xu hướng truyền thông phim ảnh đã thay đổi thế nào?

TAGS:

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.