cover

Khảo sát Gen Z và Gen Y 2023: Chi phí sinh hoạt, thất nghiệp và biến đổi khí hậu là ba mối quan tâm hàng đầu

31 Thg 08
Content Writer tại MarketingAI

Content Writer tại MarketingAI

Thanh Thanh

Sức khỏe tinh thần, làm việc linh hoạt và công việc phụ… là mối quan tâm hàng đầu của thế hệ Z và thế hệ Millennial trong năm 2023. Họ có mối quan tâm giống nhau, nhưng cũng có suy nghĩ hoàn toàn trái ngược. Giữa họ liệu có mối liên kết nào?

Khảo sát được thực hiện bởi Deloitte đã kết nối với 14.483 thế hệ Z và 8.373 thế hệ Millennial trên 44 quốc gia. Báo cáo đại diện cho nhiều đối tượng, từ người có vị trí điều hành trong các tổ chức lớn đến người ở vị trí nhân viên, làm công việc không được trả lương hoặc đang thất nghiệp. Ngoài ra, nhóm được khảo sát cũng bao gồm những học sinh đã, đang hoặc chưa hoàn thành các chương trình trung học, học nghề hay đại học. Điều này cho thấy, đây là một cuộc khảo sát toàn diện.

1. Thế hệ Z và thế hệ Millennials mong muốn có được sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống

Năm 2023, khoảng 33% Gen Z và thế hệ Millennial làm việc fulltime hoặc parttime cho biết họ rất hài lòng với sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống của mình, so với 20% vào năm 2019. Sự hài lòng với tính linh hoạt tại nơi làm việc cũng có xu hướng tăng lên.

Thế hệ Z và thế hệ Millennials mong muốn có được sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống

Thế hệ Z và thế hệ Millennial kỳ vọng về mức thu nhập cao. 6/10 Gen Z và thế hệ Millennials tin tưởng vào doanh nghiệp mà không có tham vọng nào khác.

Họ tiếp tục tin rằng các nhà lãnh đạo doanh nghiệp có vai trò quan trọng khi giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường. Họ đồng ý rằng các công ty lớn đang thực hiện hành động thiết thực để bảo vệ môi trường. Chưa đến một nửa thế hệ Z (48%) và thế hệ Millennials (44%) tin rằng việc kinh doanh của công ty đang có tác động tích cực đến xã hội.

Họ muốn được trao quyền để thúc đẩy sự thay đổi trong doanh nghiệp. Hơn một nửa số người được hỏi (58% Thế hệ Z/55% thế hệ Millennials) cho biết doanh nghiệp hiện đang tìm kiếm ý kiến đóng góp từ nhân viên và tiếp thu phản hồi của họ, nhưng khoảng một phần ba (32% Thế hệ Z/35% thế hệ Millennials) cho biết các quyết định vẫn được đưa ra từ trên xuống và phản hồi của nhân viên thường không được đáp ứng.

2. Nơi làm việc “luôn hoạt động” khiến Gen Z gặp stress

Mặc dù đã đạt được sự thay đổi tiến bộ nhằm tạo ra sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống tốt hơn, nhưng thế hệ Z và thế hệ Millennials vẫn đang phải vật lộn với khối lượng công việc cũng như sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân.

Nơi làm việc “luôn hoạt động” khiến Gen Z gặp stress

Khoảng một nửa thế hệ Z (52%) và thế hệ Millennials (49%) cảm thấy kiệt sức do áp lực công việc, tăng lần lượt từ 46% và 45% vào năm 2022.

Nơi làm việc “luôn hoạt động” khiến việc ngắt kết nối trở nên khó khăn, 7/10 thế hệ Z và thế hệ millennials phải trả lời ít nhất một email/tin nhắn công việc ngoài giờ làm việc với tần suất 1 ngày/ tuần.

7/10 thế hệ Z và thế hệ millennials phải trả lời ít nhất một email/tin nhắn công việc ngoài giờ làm việc với tần suất 1 ngày/ tuần.

3. Nhiều Gen Z và thế hệ Millennial đưa ra quyết định nghề nghiệp dựa trên giá trị của họ

Nhiều Gen Z và thế hệ Millennial đưa ra quyết định nghề nghiệp dựa trên giá trị của họ. Gần 4 trong số 10 người (44% Thế hệ Z/ 37% thế hệ millennials) cho biết họ đã từ chối công việc vì lo ngại về vấn đề đạo đức, trong khi 39% Gen Z và 34% Gen Y đã từ chối nhà tuyển dụng không phù hợp với giá trị của họ.

Nhiều Gen Z và thế hệ Millennial đưa ra quyết định nghề nghiệp dựa trên giá trị của họ

Mối quan tâm về khí hậu cũng đóng một vai trò quan trọng trong các quyết định nghề nghiệp. Hơn một nửa thế hệ Z (55%) và thế hệ Millennials (54%) cho biết họ nghiên cứu các chính sách và tác động đến môi trường của một thương hiệu trước khi nhận việc. 1/6 thế hệ Z (17%) và thế hệ Millennials (16%) cho biết họ đã thay đổi công việc hoặc lĩnh vực do lo ngại về khí hậu, và hơn 25% thế hệ Z và 23% thế hệ Millennials cho biết họ có kế hoạch thực hiện điều này trong tương lai.

4. Chi phí sinh hoạt, thất nghiệp và biến đổi khí hậu dẫn đầu danh sách mối quan tâm của Gen Z và Gen Y

Chi phí sinh hoạt một lần nữa là mối quan tâm hàng đầu của Gen Z và Gen Y trong năm nay, với tỷ lệ phần trăm tăng lên 35% đối với Gen Z và 42% đối Gen Y, so với năm ngoái. Mối lo ngại về tình trạng thất nghiệp đối với Gen Z đã tăng hai điểm so với năm ngoái, và nỗi lo lắng này hiện xếp thứ hai (22%)

Chi phí sinh hoạt, thất nghiệp và biến đổi khí hậu dẫn đầu danh sách mối quan tâm của Gen Z và Gen Y

Biến đổi khí hậu vẫn là mối quan tâm hàng đầu của cả hai thế hệ, mặc dù mức độ lo lắng đã giảm nhẹ so với năm 2022 do lo ngại về chi phí sinh hoạt (21% vào năm 2023 so với 24% vào năm 2022 đối với thế hệ Z và 23% vào năm 2023 so với 25% vào năm 2022 đối với thế hệ Millennials)

5. Các công việc phụ đang có xu hướng gia tăng

Gen Z tin rằng tài chính cá nhân của họ sẽ được cải thiện trong năm tới (44% so với 35% của Gen Y). 46% Gen Z và 37% thế hệ Millennials có đảm nhận một công việc được trả lương bán thời gian hoặc toàn thời gian bên cạnh công việc chính.

Nhiều công việc phụ tận dụng công nghệ và nền tảng truyền thông xã hội. Các công việc phụ hàng đầu bao gồm:

  • Bán sản phẩm hoặc dịch vụ trực tuyến (21% Thế hệ Z/ 25% thế hệ Millennials)
  • Tham gia vào các công việc tự do như giao đồ ăn hoặc ứng dụng chia sẻ chuyến đi (20% Thế hệ Z/ 19% thế hệ Millennials)
  • Theo đuổi tham vọng nghệ thuật (18% Thế hệ Z/ 15% thế hệ Millennials) 
  • Tạo sức  ảnh hưởng trên mạng xã hội (16% Thế hệ Z/ 15% thế hệ Millennials).
Các công việc phụ đang có xu hướng gia tăng

Tiền là động lực hàng đầu để đảm nhận công việc phụ. Tuy nhiên, đối với một số người, chúng cũng là một cách để kiếm tiền từ sở thích và mở rộng mạng lưới quan hệ. Ngoài ra, Gen Z và Gen Y đang thích nghi với môi trường bấp bênh về tài chính bằng việc tiết kiệm như giảm mua thời trang nhanh, hay chi tiêu có kế hoạch.

Sự không hài lòng về mức lương tiếp tục thúc đẩy nhân viên tìm kiếm công việc khác. Trong số những người đã nghỉ việc trong vòng hai năm qua, lương là lý do hàng đầu.

Những lo ngại về kinh tế cản trở khả năng lập kế hoạch cho tương lai của Gen Z và thế hệ Millennials.

Bất chấp lo ngại sâu sắc về tài chính, phần lớn vẫn ngần ngại nói chuyện với người sử dụng lao động về việc tăng lương hoặc thăng chức. Với khoảng một phần tư thế hệ Z (23%) và 13% thế hệ Millennials dự định rời bỏ công ty của họ trong năm tới và tiền lương là lý do hàng đầu khiến các nhà tuyển dụng có nguy cơ mất đi nhân tài nếu nhân viên không cảm thấy thoải mái khi làm việc.

>>> Xem thêm: Giải mã gen Z: 5 xu hướng sẽ “bùng nổ” trong năm 2023

6. Gen Z, Gen Y và vấn nạn về môi trường

Trong khi 6 trong 10 thế hệ Gen Z (59%) và thế hệ Millennials (60%) sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho các sản phẩm và dịch vụ bền vững, thì hơn một nửa (53% Thế hệ Z/ 55% thế hệ Millennials) cho rằng việc này sẽ trở nên khó khăn hơn hoặc không thể thực hiện được.

Khoảng 4/5 số người được hỏi cho biết họ muốn doanh nghiệp làm nhiều hơn để giúp người tiêu dùng đưa ra quyết định mua hàng bền vững, cho dù đó chỉ là sử dụng bao bì bền vững hơn. 

Gen Z, Gen Y và vấn nạn về môi trường

Họ cũng nhạy cảm với greenwashing, với khoảng 3 trong số 10 thế hệ Z (30%) và thế hệ Millennials (29%) cho biết họ sẽ xem xét các tuyên bố, hành động và chứng nhận về tính bền vững của thương hiệu trước khi mua. Một phần ba số người được hỏi khác (34% Gen Z và thế hệ Millennials) cho biết họ dự định làm như vậy trong tương lai.

7. Gen Z, Gen Y và xu hướng hybrid working

Xu hướng hybrid working - sự kết hợp giữa làm việc truyền thống và làm việc tại nhà (Work from home) đang ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt là ở thế hệ Millennials. 

Thế hệ Z và Millennials nhận thấy những lợi ích thực sự của làm việc kết hợp ở nhà và tại công ty: 

  • Giúp cân bằng công việc/cuộc sống tốt hơn thông qua việc dành thời gian cho gia đình và bạn bè (20% Thế hệ Z và 28% thế hệ Millennials), theo đuổi sở thích (20% Thế hệ Z và 25% thế hệ Millennials) và chăm sóc sức khỏe (20% Thế hệ Z và 25% thế hệ Millennials).
  • Giúp tiết kiệm tiền khi giảm các chi phí liên quan đến việc đi lại, mua quần áo đi làm và giặt khô (22% tổng số Gen Z và 27% thế hệ Millennials).
  • Thúc đẩy năng suất cao hơn, cho phép họ tập trung mà không bị phân tâm bởi môi trường văn phòng (18% Gen Z và 23% thế hệ Millennials).
  • Hơn một nửa thế hệ Z (54%) và thế hệ trẻ (59%) cho rằng công việc kết hợp giữa ở nhà và làm việc tại công ty có lợi cho sức khỏe tinh thần. Điều này đặc biệt đúng đối với các bậc cha mẹ (59% Thế hệ Z/ 63% thế hệ Millennials), nhóm dân tộc thiểu số (58% Thế hệ Z/ 67% thế hệ Millennials).
Gen Z, Gen Y và xu hướng hybrid working

Tuy nhiên, hình thức làm việc này cũng chứa nhiều bất tiện:

  • Khiến việc kết nối với đồng nghiệp trở nên khó khăn hơn (14% Gen Z và thế hệ Millennials).
  • Tìm kiếm cơ hội nhận được sự hướng dẫn/tài trợ từ các nhà lãnh đạo trong tổ chức có thể khó khăn hơn khi làm việc từ xa (13% Thế hệ Z/ 12% thế hệ Millennials).
  • Mang tính cô lập (10% Thế hệ Z và thế hệ Millennial).
Gen Z và thế hệ Millennials rất coi trọng sự linh hoạt tại nơi làm việc.

Tuy nhiên, một số tổ chức đang bắt đầu kêu gọi mọi người quay lại văn phòng, vì cho rằng điều này sẽ cải thiện năng suất và sự hợp tác, cũng như giảm bớt thách thức trong học tập và phát triển. Tuy nhiên, làm như vậy sẽ mang lại rủi ro trong việc giữ chân nhân tài, vì Gen Z và thế hệ Millennials rất coi trọng sự linh hoạt tại nơi làm việc.

8. Gen Z và thế hệ Millennial coi trọng sức khỏe tinh thần

19% Gen Z cho rằng sức khỏe tinh thần là mối quan tâm hàng đầu, khiến vấn đề này trở thành mối lo lắng thứ tư so với 14% thế hệ Millennials (xếp thứ chín)

Hơn một nửa thế hệ Z (57%) và thế hệ Millennials (55%) thừa nhận rằng người sử dụng lao động rất coi trọng sức khỏe tinh thần và tỷ lệ gần như tương tự (56% Thế hệ Z/ 53% thế hệ Millennials) tin rằng điều này sẽ dẫn đến sự thay đổi tích cực. 

Gen Z và thế hệ Millennial coi trọng sức khỏe tinh thần

Tuy nhiên, khoảng một phần ba số người được hỏi sẽ không cảm thấy thoải mái khi nói chuyện cởi mở với người quản lý về sự căng thẳng hoặc lo lắng. Và trong số 39% Gen Z và 34% thế hệ Millennials đã nghỉ việc để chăm sóc sức khỏe tinh thần, hơn một nửa đã không nói cho chủ lao động biết lý do thực sự. Việc tiếp tục ngần ngại tiết lộ lý do vắng mặt liên quan đến sức khỏe tinh thần có thể là do sự kỳ thị về sức khỏe tinh thần ở nơi làm việc. So với Gen Z, Gen Y phần lớn lựa chọn thời gian nghỉ phép để sốc lại tinh thần cho bản thân.

So với Gen Z, Gen Y phần lớn lựa chọn thời gian nghỉ phép để sốc lại tinh thần cho bản thân.

Mặc dù Gen Z ít có trách nhiệm chăm sóc hàng ngày cho trẻ em (24% so với 47% của thế hệ Millennials), nhưng khoảng 3 trong số 10 người có trách nhiệm chăm sóc hàng ngày cho cha mẹ hoặc người thân (so với 26% của thế hệ Millennials), bởi phần lớn họ đang sống cùng với cha mẹ.

Nhiều Thế hệ Z và thế hệ Millennials bị kẹp giữa trách nhiệm chăm sóc con cái, cha mẹ hoặc người thân lớn tuổi và điều đó ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần.

Khi được hỏi trách nhiệm chăm sóc ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống, sức khỏe tinh thần xếp ở vị trí đầu tiên đối với thế hệ Z và thứ ba đối với thế hệ Millennials, với hơn 4/10 người nói rằng nó có tác động đáng kể.

Phương tiện truyền thông xã hội có cả tác động tích cực và tiêu cực đến sức khỏe tinh thần của thế hệ Z và thế hệ Millennials. Nhiều thế hệ Z và thế hệ Millennials tin rằng mạng xã hội là một phương tiện sáng tạo kết nối họ với bạn bè, gia đình và các mục tiêu công bằng xã hội, và hơn một nửa thế hệ Z (56%) và thế hệ Millennials (51%) nói rằng họ đã tìm ra phương pháp để cải thiện sức khỏe tinh thần thông qua phương tiện truyền thông xã hội.

Gen Z và thế hệ Millennials có cảm xúc lẫn lộn về tác động của mạng xã hội đối với sức khỏe tinh thần.

Đại đa số Gen Z (87%) và thế hệ Millennials (80%) sử dụng mạng xã hội để xem tin tức, tương tác với bạn bè và gia đình. Tuy nhiên, luồng thông tin liên tục từ mạng xã hội và chu kỳ tin tức 24 giờ có thể làm tăng thêm mức độ căng thẳng. 

Đại đa số Gen Z (87%) và thế hệ Millennials (80%) sử dụng mạng xã hội để xem tin tức, tương tác với bạn bè và gia đình.

Hơn sáu trong số 10 Gen Z (63%) và thế hệ Millennials (61%) cho biết họ thường xuyên hoặc thỉnh thoảng hạn chế tiếp xúc với tin tức và thời sự để bảo vệ sức khỏe tinh thần của mình. Rõ ràng việc ngừng hoạt động trực tuyến sẽ giúp chúng ta cảm thấy tốt hơn.

Tạm kết

Thế hệ Z và thế hệ Millennials đang phải liên tục thay đổi giữa:: mạng xã hội, học tập, công việc, giải trí… Họ phải đối mặt với các thách thức về sức khỏe tinh thần, tình trạng kiệt sức, cùng với nhiều yếu tố khác, điều này đã đè nặng lên vai cả Gen Z và Gen Y. Nếu là doanh nghiệp, bạn sẽ thay đổi và cải thiện những gì?

Thanh Thanh - MarketingAI

TAGS:

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.