- #1. BVLGARI trong Queen of Tears: Khi Product placement được nâng tầm bởi nghệ thuật Storytelling hấp dẫn
- #2. Product placement có sức mạnh lớn hơn những gì chúng ta thường nghĩ?
- #3. Nhìn lại những chiến lược Product placement thành công
- #4. Làm thế nào để thương hiệu có thể khai thác tối đa hiệu quả của Product placement?
#1. BVLGARI trong Queen of Tears: Khi Product placement được nâng tầm bởi nghệ thuật Storytelling hấp dẫn
Là một trong những bộ phim Hàn có lượng người xem cao nhất trong nửa đầu 2024, không quá ngạc nhiên khi mỗi phân cảnh trong bom tấn “Queen of Tears” đều đang trở thành mỏ vàng quảng cáo rất nhiều thương hiệu lớn. Với bối cảnh về sự sang trọng, giàu có của giới thượng lưu, “Queen of Tears” thu hút khá nhiều thương hiệu thuộc phân khúc cao cấp như: Mercedes, Starbucks, Tiffany & Co, Balmain, Roger Vivier Viv,.... và BVLGARI - một trong những thương hiệu hàng đầu của ngành thời trang xa xỉ.
Trong đó, có thể nói BVLGARI là một trong những thương hiệu để lại nhiều ấn tượng nhất đối với người xem của “Queen of Tears” suốt các tập phim vừa qua . Mặc dù không xuất hiện rầm rộ với những cảnh quay sang trọng như Mercedes, nhưng BVLGARI lại có một cách thức Tap-in sản phẩm rất thông minh, đó là sử dụng Storytelling đưa sản phẩm trở thành một phần của câu chuyện trong phim.
Lần xuất hiện ấn tượng nhất của BVLGARI đó là sản phẩm nhẫn của thương hiệu này đóng vai trò làm nhẫn cưới của cặp đôi chính trong phim. Cặp nhẫn được người xem đặc biệt chú ý bởi gắn liền với câu chuyện tình yêu từ những ngày đầu tiên của hai nhân vật chính - cũng là cốt truyện quan trọng nhất của bộ phim. Bên cạnh đó, BVLGARI cũng rất khéo léo khi xây dựng tình huống: chiếc nhẫn nữ có giá đắt đỏ gấp 5 lần nhẫn của nam, nhằm tôn vinh tình yêu và sự hi sinh của nam chính. Tình tiết thú vị này, nhanh chóng được đưa lên các mặt báo, trở thành một chủ đề được fan hâm mộ mổ xẻ. Và cũng từ đó, cặp nhẫn của BVLGARI bỗng mang theo mình một hình ảnh đầy lãng mạn, đại diện cho tình yêu cao cả mà vẫn giữ vững được định vị cao cấp, xa xỉ vốn có.
Không lâu sau đó, BVLGARI tiếp tục nhấn mạnh thông điệp về tình yêu đối với dòng sản phẩm nhẫn cưới của mình ở phân cảnh cầu hôn lần thứ 2 của cặp đôi chính. Ở lần xuất hiện này, BVLGARI lựa chọn một sản phẩm mới và chưa hề có giá bán chính thức, kèm theo thông điệp về tình yêu vô giá của nam chính. Như vậy, một lần nữa, những chiếc nhẫn cưới xa xỉ của BVLGARI lại được lồng ghép rất khéo léo vào trong từng câu chuyện, từng cung bậc cảm xúc của các nhân vật trong phim.
Ngoài sự xuất hiện của dòng nhẫn cưới & câu chuyện tình yêu trong phim, các sản phẩm khác của BVLGARI đều được đưa vào những khung cảnh phù hợp, thể hiện rõ ràng tinh thần của câu chuyện, cá tính nhân vật cũng, qua đó góp phần tạo nên màu sắc, tính cách của sản phẩm.
Vậy đâu là điểm khác biệt trong cách BVLGARI làm Product placement?
Như vậy, có thể thấy điểm sáng lớn nhất khiến trong chiến lược Product placement của BVLGARI đó là kết hợp với nghệ thuật Storytelling. Không tập trung vào tần suất xuất hiện, hay cảnh quay hoành tráng, BVLGARI tập trung vào yếu tố “câu chuyện” để tạo nên sức sống và ý nghĩa sâu sắc hơn trên từng sản phẩm.
Việc xuất hiện rầm rộ có thể thu hút khán giả tại thời điểm xem phim, nhưng với tần suất lồng ghép dày đặc như “Queen of Tears”, rất có thể sản phẩm sẽ nhanh chóng bị lãng quên bởi các thương hiệu khác. Vì vậy, cách thức Product placement kết hợp với Storytelling độc đáo của BVLGARI sẽ khiến cho sản phẩm có thể đi xuyên suốt câu chuyện của bộ phim. Hơn hết, thương hiệu cũng sẽ có cơ hội xuất hiện trên những bài thảo luận, phân tích về nội dung phim - tạo nên hiệu ứng truyền thông ấn tượng hơn.
Một điểm sáng khác đó là cách biến điểm hạn chế về “mức giá đắt đỏ” của sản phẩm, trở thành ưu điểm trong việc “thể hiện cho sự cao cả, hi sinh trong tình yêu”. Mức giá gần 200 triệu cho một chiếc nhẫn được hợp lý hóa, khiến người mua cảm thấy xứng đáng khi sản phẩm gắn liền với giá trị vô hình về tình yêu to lớn.
#2. Product placement có sức mạnh lớn hơn những gì chúng ta thường nghĩ?
Từ ví dụ của BVLGARI có thể thấy rằng, Product placement không đơn thuần là việc đưa sản phẩm xuất hiện trong các bộ phim, chương trình truyền hình để tăng nhận diện thương hiệu. Một chiến lược Product placement có thể đem tới cho thương hiệu nhiều lợi ích hơn thế.
Trước tiên, Product placement là một hình thức quảng cáo rất tinh tế bởi nó không phá vỡ mạch giải trí của người xem và gây khó chịu với họ. So với những hình thức quảng cáo truyền thống, người xem thường cảm thấy bực bội bởi chúng làm gián đoạn cảm xúc của họ khi xem phim hoặc chương trình giải trí. Nhưng với Product placement, thương hiệu được quảng cáo ngay trong chính diễn biến phim và không làm cho quá trình thưởng thức phim của khán giả bị ngắt quãng. Bởi vậy, xét về yếu tố trải nghiệm khách hàng, Product placement chắc chắn là một hình thức quảng cáo rất đáng thử.
Thứ hai, Product placement còn có khả năng mang lại cho sản phẩm và thương hiệu sức sống mạnh mẽ hơn, gần gũi với người tiêu dùng hơn. Những phân cảnh trong bộ phim khiến cho màu sắc, tính cách và vai trò của sản phẩm được phác họa một cách sống động, rõ nét hơn.
Thứ ba, đây cũng là một hình thức quảng cáo có khả năng push sale rất mạnh mẽ. Việc sản phẩm được sử dụng bởi những diễn viên nổi tiếng trong phim khiến cho fan hâm mộ sẵn sàng chi những khoản tiền không nhỏ để có được “cheap moment” cùng thần tượng.
Và cuối cùng, Product placement cũng mang lại hàng loạt hiệu quả truyền thông khác như tăng nhận diện thương hiệu, tăng brand love,...
#3. Nhìn lại những chiến lược Product placement thành công
Phồn hoa (Blooming Shanghai) là một bộ phim Trung Quốc được ra mắt vào cuối tháng 12/2023 và là một trong những tác phẩm ăn khách nhất trong thời gian đó. Cũng như các chiến dịch Product placement khác, Khách sạn Fairmont Peace đã xuất hiện trong bộ phim với vai trò tài trợ địa điểm quay, và nhận được sự chú ý của đông đảo khán giả.
Tuy nhiên, điểm sáng trong cách làm Product placement của Khách sạn Fairmont Peace đó là thương hiệu này đã khai thác rất tốt sức nóng từ bộ phim để tăng doanh thu thực tế. Thông qua một số chiến lược cụ thể như: Đổi tên phòng khách sạn theo tên của bộ phim, Tái hiện các bữa ăn trong bộ phim bằng một menu mới. Kết quả Fairmont Peace liên tục kín phòng kể từ khi bộ phim được công chiếu tới mặc. Bất chấp giá phong lên tới 66 triệu/đêm, du khách vẫn sẵn sàng chi trả để được trải nghiệm “Phồn hoa” thực tế.
2. Phân cảnh huyền thoại của Samsung trong bom tấn Hậu Duệ Mặt Trời
Nói tới những phân cảnh quảng cáo nổi tiếng nhất của phim Hàn, chắc chắn không thể bỏ qua Samsung và khung cảnh hất điện thoại cực nổi tiếng của cặp đôi chính trong phim “Hậu Duệ Mặt Trời”. Gắn liền với câu chuyện tình cảm của cặp đôi chính, chiếc điện thoại của Samsung đã viral trên khắp các trang mạng xã hội trong suốt thời gian dài sau đó.
3. Aston Martin định vị thương hiệu siêu xe cực đỉnh khi tài trợ cho các bộ phim về James Bond - Điệp viên 007
Một trong những chiến dịch Product placement được thực hiện bền bỉ và hiệu quả nhất trong lịch sử phải kể đến màn bắt tay xuyên suốt nhiều năm của Aston Martin và series về James Bond - Điệp viên 007.
Thương hiệu này đã kiên trì đi cùng James Bond từ năm 1995 cho tới 2015. Nhờ việc xuất hiện cùng nhân vật chính James Bond trong nhiều phân cảnh hành động đặc sắc, Aston Martin đã gây ấn tượng thành công với khán giả từ thiết kế tới các tính năng. Việc theo đuổi chiến lược này một cách mạnh mẽ, bền bỉ, lựa chọn nhân vật và nội dung phù hợp đã giúp cho Aston Martin thành công định vị thương hiệu siêu xe top đầu thị trường.
#4. Làm thế nào để thương hiệu có thể khai thác tối đa hiệu quả của Product placement?
Mặc dù mang lại hiệu quả cao, nhưng Product placement cũng còn nhiều hạn chế như chi phí cao, khả năng bị lấn lướt bởi những thương hiệu khác nếu không có chiến lược tap-in sản phẩm khéo léo và có thể xuất hiện rủi ro khủng hoảng khi diễn viên hoặc bộ phim đó gặp scandal. Đặc biệt, Product placement ngày nay đang dần trở nên khá bão hòa, dần khiến người xem không vui khi các thương hiệu xuất hiện quá nhiều, cố gắng chen chúc một cách thiếu tự nhiên trong một khung hình.
Vì vậy, để đảm bảo khai thác tối ưu hiệu quả, thương hiệu nên nắm rõ một số lưu ý sau:
- Sự phù hợp: Các yếu tố như Kịch bản, Phân cảnh & Nhân vật cần có sự phù hợp những đặc điểm của sản phẩm (công dụng, phân khúc thị trường, đặc điểm của khách hàng mục tiêu).
- Vị trí xuất hiện của sản phẩm: Có khá nhiều vị trí để đặt sản phẩm khi làm Product placement, ví dụ như: chỉ xuất hiện trên một khung cảnh trong phim, được sử dụng bởi diễn viên trong phim, được nhắc tới trong lời thoại, sử dụng âm nhạc của thương hiệu trong phim, poster./quảng cáo của thương hiệu được lên hình,... Với tần suất tài trợ dày đặc như hiện nay, việc lựa chọn một vị trí xuất hiện phù hợp sẽ quyết định khả năng thu hút của sản phẩm với người xem.
- Xem xét về câu chuyện, thông điệp: Hiệu quả Product placement sẽ được khai thác tối ưu hơn khi sản phẩm được đặt trong một bối cảnh, câu chuyện, thông điệp cụ thể và phù hợp.
- Kết hợp các chiến lược truyền thông bổ trợ cho hoạt động Product placement: Bổ sung các chiến thuật PR Báo chí, Social Media để gợi tạo những chủ đề thảo luận xoay quanh sự xuất hiện của sản phẩm. Mở rộng các chiến lược khác như: sản xuất bộ sưu tập đặc biệt theo phim, tổ chức các minigame liên quan,... để tận dụng sức nóng của Product placement.
>>> Xem thêm: Phim “Mai” & việc bành trướng suất chiếu: Chiêu thức kinh doanh tất yếu trên thị trường cạnh tranh
Lời kết:
Nhìn chung, Product placement là một công cụ marketing khá hiệu quả nếu được khai thác đúng cách giống như BLVGARI đã làm trong bom tấn Queen of Tears. Cách làm Product placement kết hợp khéo léo với chiến thuật Storytelling đã giúp cho những sản phẩm của BVLGARI trở nên giá trị, ý nghĩa và sống động hơn.
Bình luận của bạn