Học được gì từ các chiến dịch quảng cáo thành công và thất bại nhất mùa Giáng Sinh 2020

02 Thg 12

Chỉ còn gần một tháng thôi nữa là Giáng Sinh 2020 - một năm thật đặc biệt với nhiều biến cố quan trọng ảnh hưởng đến cuộc sống người dân trên toàn thế giới sẽ đến. Đây là dịp để rất nhiều thương hiệu lớn toàn cầu tung ra các chiến dịch quảng cáo đặc biệt mùa cuối năm. Sự cạnh tranh là điều không thể tránh khỏi. Và giữa một rừng các chiến dịch có đầu tư như thế, liệu quảng cáo nào mới thật sự để lại ấn tượng và đọng lại trong lòng khán giả.

MarketingAI đã tổng hợp các chiến dịch quảng cáo nổi bật và chia sẻ những đánh giá đến từ các chuyên gia trong ngành. Cùng xem ý kiến của họ là gì nhé!

Charlotte Rogers, chỉ đạo diễn xuất

Tốt nhất: Tesco - “No Naughty List”

Phù! Vậy là sau những lần phải tự cắt tóc tại nhà, những “cuộc chiến” dự trữ giấy vệ sinh hay những tiết học online nhàm chán, mọi thứ đang dần ổn hơn. Vào dịp lễ Giáng Sinh năm nay, chuỗi siêu thị hàng đầu nước Anh - Tesco đã quyết định cho mọi người nghỉ ngơi một năm - không còn hình ảnh của một ông già Noel nghịch ngợm như những năm trước - mà thay vào đó là những khoảnh khắc vui vẻ, tươi sáng để bù đắp cho những điều tăm tối phải trải qua trong năm 2020.

Đúng vậy, ngay cả khi bạn không thể quyên góp thành công vào các tổ chức từ thiện thì chúng ta vẫn có quyền thưởng thức những chiếc bánh sôcôla hảo hạng, bánh nướng nhân thịt xay ngon ngọt và một ly rượu gin lớn mà không cần suy nghĩ kỹ quá nhiều.

Với quảng cáo này, Tesco đã thành công tạo ra một chiến dịch Giáng sinh phù hợp với phong cách độc nhất vô nhị của năm 2020, đề cập một cách nhẹ nhàng đến cuộc chiến chống đại dịch mà không cần phải cố tỏ ra căng thẳng hay nghiêm trọng. Khái niệm “nói không với danh sách nghịch ngợm” cũng là một cách hay để Tesco làm nổi bật các sản phẩm của mình, định vị họ là thương hiệu thích hợp cho mùa lễ hội.

Xuyên suốt chiến dịch, Tesco đã đề cập đến mọi khía cạnh khác nhau trong cuộc chiến chống dịch này, cho thấy rằng dù trải nghiệm của chúng ta về COVID-19 là rất đa dạng, nhưng về mặt văn hóa nói chung, những ảnh hưởng tiêu cực do đại dịch gây ra là điều mà ai trong chúng ta cũng phải hứng chịu. Và sau một năm 2020 đầy khó khăn như thế, Tesco nghĩ rằng tất cả mọi người đều xứng đáng được đối xử tốt hơn.

Tệ nhất: Walkers - 'A Sausage CaRoll'

Để LadBaby - một trong những Youtuber nổi tiếng hàng đầu trong dịp lễ Giáng Sinh hát về món khoai tây chiên cuộn xúc xích trước cửa nhà của mọi người là một trải nghiệm khó hiểu đến từ Walkers.

Đầu tiên là người dùng chẳng biết anh ấy là ai và mối liên hệ giữa anh ấy và món khoai tây chiên cuộn xúc xích là gì để trò đùa này có thể khiến họ buồn cười. Thứ hai đó là việc xem quảng cáo này khiến người ta cảm giác như đang làm một bài kiểm tra về những câu đố ngày Giáng Sinh trong 20 năm qua vậy.

Cuối cùng đó là sau khi xem quảng cáo xong, người ta vẫn không biết quảng cáo nói về sản phẩm gì và thông điệp đáng giá nhất có lẽ là việc ủng hộ tổ chức từ thiện lương thực cho người nghèo - Trussell Trust. Có lẽ Walkers đã nghĩ rằng đôi khi phơi bày càng ít thì người dùng lại càng tò mò nhiều hơn. Nhưng sự thật thì ngược lại!

Matt Barker, biên kịch

Tốt nhất: Gucci - “Gift 2020”

Âm nhạc vang lên ngay từ những giây đầu tiên của quảng cáo. Đó là giai điệu của bài hát “Only You” của Yazoo và là phiên bản thu âm đầu tiên của ca khúc này. Gucci đã không sử dụng một trong những bản cover acoustic chung chung mà các nhà quảng cáo khác thường dùng để tiết kiệm một khoản phí bản quyền, mà bất chấp bỏ ra số tiền lớn để mua bản quyền ca khúc đó.

Đối với một vài người trong chúng ta, khi đang ở trong một độ tuổi nhất định, những nốt nhạc synth tươi sáng, sôi nổi như thế sẽ đưa bạn trở lại với những khoảng thời gian và không gian trong quá khứ, mà ở đây chính là phong cách retro đã từng gây bão một thời.

Các kiểu tóc có từ những năm 70, âm nhạc của những năm 80, công nghệ là từ những năm 90, đều được tái hiện một cách hoàn hảo trong một bữa tiệc Giáng Sinh tại văn phòng vô cùng vui nhộn. Quảng cáo được ra mắt trong bối cảnh mà việc tổ chức nên một bữa tiệc văn phòng là vô cùng khó khăn, khó đến nỗi mà sau khi xem video này, nhiều người đã không khỏi hoài niệm về những điều mới chỉ xảy ra 12 tháng trước thôi - nhưng tưởng chừng như rất lâu rồi.

Tuy nhiên, quảng cáo không mang đến những cảm xúc thất vọng hay tiêu cực nào cả. Nó khuyến khích chúng ta hãy mong đợi nhiều điều tốt đẹp hơn vào năm sau, khi mà tất cả chúng ta có thể vững vàng trở lại với những tác phẩm tuyệt vời trong dịp Giáng sinh năm 2021.

Tệ nhất: Lidl - Big on a Christmas you can believe in

Dù rất muốn đánh giá cao chiến dịch quảng cáo này nhưng không ít chuyên gia không khỏi cảm thấy rằng nó hơi… rẻ tiền. Các quảng cáo Giáng sinh thường có xu hướng nghiêng một chút về câu chuyện hư cấu và nhìn chung thì nhà đánh giá đều thấy vui khi các thương hiệu làm như vậy. Đó là một phần của sự quyến rũ của họ. Nhưng việc cắm cái nĩa vào nhân vật Kevin the Carrot thực sự không hay ho gì cả...

Molly Fleming, phóng viên

Hay nhất: Amazon - ‘The Show Must Go On’

Tác giả thừa nhận rằng video marketing của Amazon đã khiến cô rơi nước mắt. Có thể là do quảng cáo có liên quan đến sự khó khăn trong đại dịch, cũng có thể là do cô đang vui vẻ vì Giáng sinh đang đến gần, nhưng dù là gì, thì đội ngũ Marketing của gã khổng lồ ngành bán lẻ trực tuyến này cũng đã khiến cô rơi nước mắt.

'Show Must Go On' kể về một nữ diễn viên ballet trẻ chuẩn bị cho buổi biểu diễn Giáng sinh của cô ấy. Cô ấy tập luyện trong tuyệt vọng, với điều kiện thời tiết xấu và thế giới bị phong tỏa, trước khi nghe tin buổi biểu diễn cuối cùng cũng bị hủy bỏ. Trong lúc khó khăn ấy, gia đình của cô đã hợp sức lại để vực dậy tinh thần cô và tạo điều kiện cho cô có một buổi biểu diễn theo kiểu “giãn cách xã hội” trước những khán giả là chính những người hàng xóm của mình.

Quảng cáo khai thác những cảm xúc không nói thành lời mà Covid-19 đã mang lại - buồn bã, thất vọng, tột cùng thất vọng - và cuối cùng là một kết thúc có hậu. Không hề gợi lên những cảm xúc buồn phiền không đáng có, quảng cáo vẫn thành công trong việc phản ánh thực tế mà đại dịch đem lại đối với nhiều người trong chúng ta.

Tất nhiên, sẽ là một rủi ro cho Amazon khi công chúng tìm kiếm các quảng cáo lạc quan nhân dịp Giáng Sinh, đặc biệt là khi nhà bán lẻ trực tuyến này hầu như không làm điều gì có ích trong khoảng thời gian diễn ra dịch Covid-19 sau khi sa thải nhân viên kho hàng vì phản bác thất bại về các thiết bị bảo hộ cá nhân. Nhưng, nếu chỉ nhìn vào quảng cáo này, thì nó thật sự đã làm rung động trái tim.

Tệ nhất: McDonald's - 'Inner Child'

Thực sự mà nói, quảng cáo của McDonald's không phải quá tệ, mà chỉ là nó hơi mờ nhạt. Sau một năm đã qua, chúng ta đều muốn các thương hiệu mang đến cho mình những tiếng cười hay ít nhất là cảm giác an ủi ấm áp của những người thân quen.

McDonald's cũng đã làm điều đó. Công bằng mà nói, trung tâm trực tuyến Reindeer Ready của nó đã có màn kết hợp thú vị với các trò chơi và bộ lọc Snapchat, nhưng bản thân tổng thể quảng cáo thì lại khiến nhà báo Molly Fleming cảm thấy nhàm chán.

>>> Có thể bạn quan tâm: Chiến lược marketing của McDonald's

Matthew Valentine, biên kịch

Tốt nhất: Tesco - 'No Naughty List'

Tesco dường như đã thực sự nắm bắt được nhịp đập cảm xúc của cả nước trong giai đoạn hiện nay với việc tận dụng thành công dịp lễ Giáng Sinh để chấm dứt sự bực tức của một năm đáng sợ.

Thông điệp mà Tesco muốn truyền tải là khuyến khích mọi người sẵn sàng đối mặt và giải quyết vấn đề hơn là trốn mình trong các lệnh cách ly. Và thật khó để không bị ấn tượng bởi lối viết đan xen khéo léo các yếu tố hài hước vào trong tình cảnh khó khăn hiện tại, mà không cần phải đổ lỗi cho bất kỳ ai hay sự kiện nào. Chính điều đó đã bào chữa thành công cho tất cả những lỗi lầm trong quá khứ của người Anh (ý nói việc coi thường các biện pháp chống dịch) và thành công trong việc truyền tải sản phẩm.

Tệ nhất: Aldi - 'Kevin the Carrot'

Sự ác cảm với việc nhân cách hóa động vật, đặc biệt là nhân cách hóa rau củ dường như đã khiến Matthew không còn xem các quảng cáo Giáng sinh của Aldi hàng năm nữa.

Theo ông thì thương hiệu này đã đưa một số nhân vật tự xưng là rất được yêu thích của mình trở lại trong phần mới nhất của cuộc phiêu lưu của chàng Cà Rốt Kevin, nhưng câu chuyện này ngày càng trở nên nguội lạnh. Ngay cả âm nhạc từ bài hát Home Alone cũng không thể giúp ông loại bỏ cảm giác đó.

Lucy Tesseras, senior editor

Tốt nhất: Disney - ‘From our family to yours’

Thật khó tin rằng Disney chưa bao giờ tạo ra một chiến dịch Giáng sinh trước đây vì điều đó đồng nghĩa với việc mùa lễ hội đã đến. Mỗi năm lớn lên, Lucy sẽ nhận được một video của Disney (trên VHS, ahem) và cô xem đi xem lại chúng thường xuyên trong kỳ nghỉ Giáng sinh.

Đó có thể chỉ là một video dài ba phút, nhưng Disney đã cố gắng tung ra chiến dịch quảng cáo lớn đầu tiên của mình với mức độ ma thuật tương tự như bất kỳ bộ phim đủ thời lượng nào.

Mặc dù hình ảnh con chuột Mickey là thứ xuất hiện nổi bật xuyên suốt quảng cáo, nhưng điều mà quảng cáo này tập trung là vào mối quan hệ giữa bà và cháu gái cũng như những truyền thống mà họ kỷ niệm trong thời gian tới Giáng sinh. Video có thể không thể nhắc tới hết các nhân vật Disney, nhưng không thể phủ nhận đó chính là không khí mà Disney đem lại, với một câu chuyện có đủ gia vị vui-buồn-hạnh phúc khiến Lucy thích thú ngay lập tức.

Việc kết hợp hoạt hình với một loạt quảng cáo hướng đến mục tiêu thương mại riêng biệt đã cho phép Disney có không gian để làm những gì tốt nhất - kể một câu chuyện đẹp, có cảm xúc chắc chắn sẽ lôi cuốn ngay cả những người khó tính nhất.

>>> Xem thêm: Disney+ là gì

Tệ nhất: Plenty - 'Xmess'

Rút dây kim tuyến ra khỏi người của một con mèo, bị nôn mửa và nhìn một người đàn ông thọc tay “hùng hục” vào bên trong một con gà tây “khổng lồ” không mang lại cho người xem cảm giác ấm áp, mờ ảo mà họ vẫn luôn mong đợi từ một quảng cáo Giáng sinh. Nhưng đó là cách mà thương hiệu Plenty đã thực hiện.

Đoạn quảng cáo cho thấy một chàng trai nghèo đang phải chịu tất cả những phần tồi tệ nhất khi đón Giáng sinh bên gia đình, khi anh ta bị chảy máu mũi sau khi bị một chiếc máy bay không người lái đập vào mặt và phải ăn gà tây đã bị cạo trên sàn.

Mặc dù quảng cáo khá buồn tẻ, nhưng nó chỉ là một cách truyền tải thông điệp hơi lố một chút, rằng cần phải có một cuộn giấy Plenty để đưa cho người thân vào mỗi dịp Giáng sinh - nếu bạn định tận hưởng ngày nay với một nhóm người thân lộn xộn, kinh tởm, vụng về và hống hách. Nhưng sự khó chịu tột cùng mà quảng cáo thể hiện cũng đã đủ để khiến bất cứ ai không muốn ăn tối Giáng sinh cùng họ rồi.

Sarah Vizard, Manager editor

Tốt nhất: Supervalu - “We believe”

Quảng cáo này có tất cả cảm xúc mà bạn mong đợi trong dịp Giáng sinh với một chút biến tấu dễ thương ở cuối.

Nhân vật cậu bé trong quảng cáo chuyển đến nhà mới sau một năm khó khăn, và cậu không thể gặp những người thân lớn tuổi hoặc về thăm nhà ông bà nhiều như cậu muốn. Đó là tình cảnh của rất nhiều người trong mùa đại dịch này. Nhưng Supervalu đã hiện thực hóa điều đó trong quảng cáo này để nâng cao tinh thần mọi người. Thật tuyệt vời! Nó có vẻ giống như những gì mà John Lewis đã làm được vào khoảng năm 2011.

Tệ nhất: Amazon - 'The Show must go on'

Tác giả phải thừa nhận rằng cảm xúc của cô đã bị giằng xé và biến đổi liên tục khi xem quảng cáo này. Và nếu nó được thực hiện bởi bất kỳ thương hiệu nào khác, cô đã xếp nó đứng đầu trong danh sách yêu thích của mình.

Cách kể chuyện của Amazon thật tuyệt vời. Khi nhìn thấy hình ảnh một nữ diễn viên ba lê tập luyện vất vả để hiện thực hóa giấc mơ được đóng vai chính trong bộ phim sản xuất hàng năm, tác giả đã ấn tượng bởi hành trình nỗ lực của cô cũng như nhớ về câu chuyện của nhiều người khác mà cô đã chứng kiến ở ngoài đời thực. Việc tuyển vũ công người Pháp Taïs Vinolo vào vai chính có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong một năm mà cuối cùng chúng ta đã thấy các thương hiệu đón nhận sự đa dạng và hòa nhập vào Giáng sinh.

Nhưng vấn đề khiến Sarah không hài lòng ở đây chính là việc đây là một quảng cáo của Amazon và cô không nghĩ rằng nó đem lại hiệu quả cho thương hiệu này. Quảng cáo dường như lạc lõng giữa một định vị thương hiệu rộng lớn và cô không thích một công ty khổng lồ như Amazon cố gắng lôi kéo người dùng bởi những cảm xúc trên. Những âm thanh mà cô yêu thích trong video đã thể hiện một hình ảnh thương hiệu không quá coi trọng bản thân hay hiểu sai về vai trò của nó trong cuộc sống của mọi người. Và đó không phải là một cách tiếp cận quảng cáo thông minh có thể khiến Amazon thành công.

>>> Có thể bạn quan tâm: Cách bán hàng trên Amazon A-Z

Torera George, Digital Content Producer

Hay nhất: Sainsbury's - 'Gravy Song'

Đoạn quảng cáo dài một phút nói lên tất cả những gì của Giáng sinh có ý nghĩa đối với tôi - gia đình, tiếng cười và công thức nấu ăn yêu thích của mẹ tôi. Những gì Sainsbury's đã làm rất tuyệt vời là gợi lên cảm giác mà kỳ nghỉ mang lại.

Tệ nhất: Hobbycraft - 'Craft Together This Christmas'

Bản thân là một người đam mê sáng tạo, thấy mọi người cùng nhau chế tạo không phải là điều thú vị… đó là lý do tại sao chúng tôi lựa chọn làm sáng tạo mà không “show” quy trình lên.

Việc cho ra mắt chiến dịch quảng cáo đầu tiên của Hobbycraft hẳn là vô cùng khó khăn, đặc biệt là khi có thêm đại dịch toàn cầu. Có lẽ điều họ muốn truyền tải là hình ảnh một cậu bé đan chăn cho bà ngoại và đếm từng ngày cho đến khi cậu có thể gặp lại bà. Nhưng quảng cáo này không gợi lên những cảm xúc mà bạn mong đợi từ một quảng cáo Giáng sinh và nó khá dễ quên.

Kết

Vậy là MarketingAI đã gửi tới bạn danh sách những quảng cáo hay nhất và tệ nhất mùa Giáng Sinh 2020 dựa trên quan điểm của mỗi chuyên gia trong ngành rồi. Chúc các thương hiệu có thể tìm ra ý tưởng và được truyền cảm hứng từ những quảng cáo này, để tạo ra các chiến dịch hiệu quả cho mùa push sale cuối năm nhé!

Tô Linh - MarketingAI

Theo Marketingweek

>> Có thể bạn quan tâm: Chiến lược Marketing đứng sau sự thành công của chương trình Rap Việt đình đám

Đánh giá của bạn

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.