cover

Hành trình 20 năm "lăn xả" với ngành truyền thông: Người trong ngành kể chuyện trong nghề?

15 Thg 05

Talkshow “Người trong ngành kể chuyện trong nghề” do MAAS Education Technology (MAAS EdTech) diễn ra vào ngày 10/5 vừa qua đã mang đến cho các bạn sinh viên những góc nhìn thực tế và những "bí mật" ít ai biết về ngành truyền thông. Với những chia sẻ chân thành từ hai diễn giả giàu kinh nghiệm, talkshow đã giúp các bạn trẻ hiểu rõ hơn về những khó khăn, thách thức, và cả những giá trị đạo đức cần có của người làm truyền thông. Liệu Gen Z có đủ tỉnh táo để nắm bắt cơ hội và "tử tế" với nghề?

Bạn có biết ông tổ ngành truyền thông là ai không?

Mở đầu talkshow, chị Nguyễn Ngọc Thanh Dân - CEO và Founder của Công ty Nàng Thơm Communication đã đưa ra nhiều câu hỏi giao lưu nhằm cho các bạn sinh viên góc nhìn gần gũi và dễ hiểu hơn về nghề.

Ngược dòng lịch sử, chị Thanh Dân đưa chúng ta đến thời kỳ mà báo chí chưa ra đời ở Việt Nam, khi đó "ông tổ nghề truyền thông" chính là ông mõ. Ở thời phong kiến, khi các phương tiện thông tin đại chúng còn chưa phát triển thì mõ làng là người mang thông tin đến mọi ngóc ngách của làng xã. Vậy trong thời nay làm nghề truyền thông là làm gì? Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong nghề, chị Thanh Dân đã đưa ra định nghĩa rất thú vị về truyền thông. Truyền thông chính là kết nối, truyền đạt thông tin, thông điệp từ thương hiệu một cách hiệu quả nhất và xây dựng hình ảnh tốt đẹp trước công chúng.

Mạng xã hội thường vẽ nên bức tranh hào nhoáng về nghề truyền thông, nhưng chị Thanh Dân đã đưa chúng ta đến gần hơn với thực tế của ngành. Những thành tựu tinh túy nhất mà mọi người thường nhìn thấy là kết quả của sự cố gắng không ngừng nghỉ của một đội ngũ để thực hiện hoá ý tưởng. Chỉ những ai đã từng trải qua mới thấu hiểu những khó khăn trong quá trình đó. Bạn có biết tại sao những người làm truyền thông ở các agency thường mặc đồ đen khi đi pitching hay tổ chức sự kiện? Đó là một "luật bất thành văn" mà ai cũng ngầm hiểu. Mặc đồ đen là cách để họ thể hiện sự tôn trọng với nhãn hàng và chương trình, bởi lẽ người làm truyền thông là để chương trình tỏa sáng, chứ không phải để bản thân mình nổi bật. Chính vì vậy, ngoài kiến thức được học ở trường, các bạn sinh viên cần nhìn nhận ra việc trau dồi kiến thức thực tế là rất quan trọng.

Bạn có biết ông tổ ngành truyền thông là ai không?

Diễn giả Nguyễn Ngọc Thanh Dân - CEO & Founder Nàng Thơm Communication chia sẻ những "bí mật" ít ai biết về nghề truyền thông

Trong phần trình bày của mình, diễn giả Thanh Dân cho rằng các bạn Gen Z thời nay có nhiều cơ hội hơn so với thời của chị. Các bạn được tiếp cận với mạng xã hội và công nghệ thông tin từ rất sớm nên có khả năng tìm hiểu thông tin và học hỏi nhanh nhẹn hơn. Khác với ngày xưa, các chị phải qua nửa đời người mới biết đến mạng xã hội và ứng dụng vào truyền thông. Tuy nhiên, việc có nhiều cơ hội đôi khi cũng là một thách thức ngầm. Khi đứng trước nhiều sự lựa chọn, suy nghĩ phân vân và mông lung sẽ khiến bạn bỏ qua cơ hội hoặc không kiên định với quyết định của mình. Không chỉ riêng ngành truyền thông, bất kỳ ngành nghề nào nếu bạn chưa thực sự tìm hiểu và thử sức mà đã vội kết luận rằng mình không hợp sẽ khiến bạn mất nhiều thời gian hơn.

Khủng hoảng truyền thông qua lăng kính của người trong nghề

Diễn giả Đậu Thị Kim Thoa đã lựa chọn chủ đề "Khủng hoảng truyền thông qua lăng kính của người trong nghề" cho buổi talkshow "Người trong ngành kể chuyện trong nghề" lần này. Dù đây là một chủ đề khá nhạy cảm và "nặng đầu", nhưng lại là mối quan tâm lớn đối với các bạn sinh viên ngành truyền thông, đặc biệt trong bối cảnh gần đây, rất nhiều nhãn hàng đã gặp phải khủng hoảng truyền thông.

Khủng hoảng truyền thông xảy ra khi một thông tin bất lợi cho doanh nghiệp được lan truyền trên các kênh thông tin, gây ảnh hưởng không tốt đến thương hiệu. Chị Kim Thoa chia sẻ: "Giải quyết các vấn đề liên quan đến truyền thông chỉ là một phần nhỏ trong công việc làm truyền thông và chỉ khi xui lắm các bạn mới gặp phải". Tuy nhiên, qua giọng kể lôi cuốn của chị, các bạn sinh viên đã được trang bị thêm kiến thức về cách giữ bình tĩnh và các bước cần thực hiện khi đối mặt với khủng hoảng truyền thông.

Khủng hoảng truyền thông qua lăng kính của người trong nghề

Diễn giả Đậu Thị Kim Thoa mang đến những câu chuyện thực tế và khó khăn khi xử lý khủng hoảng truyền thông

Chị nhấn mạnh, xử lý khủng hoảng truyền thông không chỉ đơn thuần là giải quyết vấn đề với bên ngoài, mà còn cần đảm bảo thông tin được truyền đạt rõ ràng đến nội bộ công ty. Mỗi nhân viên trong công ty lúc này đều sẽ là một kênh truyền thông hữu ích trong thời điểm nhạy cảm này.

Cả hai diễn giả đều đồng tình rằng làm nghề truyền thông cần sự tử tế và nói không với chiêu trò. Không vì muốn được nhiều người biết đến nhanh chóng mà khuyến khích thương hiệu tạo scandal.

Talkshow lần này là bước đầu tiên trong hành trình hoàn thành sứ mệnh đồng hành cùng sinh viên ngoài giảng đường đại học

Talkshow lần này là bước đầu tiên trong hành trình hoàn thành sứ mệnh đồng hành cùng sinh viên ngoài giảng đường đại học

Với vị thế là doanh nghiệp hỗ trợ học thuật hàng đầu tại Việt Nam và Châu Á, MAAS EdTech đã luôn đồng hành cùng sinh viên trên con đường học vấn suốt gần một thập kỷ qua. Talkshow "Người trong ngành kể chuyện trong nghề" chính là một nỗ lực mới, một bước tiến gần hơn đến với sứ mệnh đồng hành cùng sinh viên trong và ngoài giảng đường, đặc biệt là với các bạn sinh viên đam mê lĩnh vực Truyền thông.

>>> Có thể bạn quan tâm: Khi ngành Bất động sản đánh thức trái tim khách hàng bằng các thông điệp cảm xúc

Để hiểu thêm về nghề truyền thông và lắng nghe những câu chuyện từ hai diễn giả trong talkshow "Người trong ngành kể chuyện trong nghề", các bạn hãy đăng ký tham gia webinar của MAAS EdTech. Thông tin chương trình: 28/05/2024 - 19h tại Fanpage: MAAS Assignment Help. 

Đăng ký tham gia tại https://talkshow.maasedu.com/ .

TAGS:

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.