cover

Google Panda là gì? 5 điều bạn cần phải biết về thuật toán này

18 Thg 04

Thuật toán Google Panda được chính thức "thả xích" có mặt trên trang chủ tìm kiếm của Google vào 24/02/2011. Với sự ra mắt này thì hậu quả làm cho những website mang nội dung tiếng Anh “thất thoát” khoảng...

Thuật toán Google Panda được chính thức "thả xích" có mặt trên trang chủ tìm kiếm của Google vào 24/02/2011. Với sự ra mắt này thì hậu quả làm cho những website mang nội dung tiếng Anh “thất thoát” khoảng 12% lượt truy cập. Và đợt update tiếp theo của thuật toán Google Panda vào 2 tháng sau đó, con số này tiếp tục tăng lên khoảng 2% nữa. Vậy Google Panda là gì? và giới làm Marketing nên biết gì về chúng, hãy cùng MarketingAI tìm hiểu những điều thú vị về chúng.

Google Panda là gì?

Google Panda là thuật toán SEO của Google. Google Panda sẽ loại bỏ những nội dung rác, nội dung copy, loại bỏ những website có thương hiệu kém… Đây là bộ lọc quan trọng để cải tiến các kết quả tìm kiếm mới của Google.

Thuật toán Google Panda được hiểu là một ngôn ngữ máy móc và hoạt động dựa trên những thiết lập cài đặt do con người lập sẵn. Chính vì vậy hiểu chính xác hơn thì  các bạn vẫn có thể biết một số những quy tắc của nó trong phương thức làm việc nhằm tìm ra giải pháp tối ưu hóa website của mình tốt nhất.

Google Panda là gì

(Nguồn: Blue Corona)

Hiểu được Google Panda là gì sau đó hiểu được mục tiêu nhắm đến của thuật toán này là một điều có lợi cho Marketer, nhất là giới làm SEO. Những mục tiêu nhắm đến của thuật toán Google Panda bao gồm:

  • Website có nhiều backlinks trên những trang có Pagerank (PR) thấp.
  • Tốc độ xây dựng backlink không đồng đều. Nghĩa là xuất hiện “hàng tấn” backlink chỉ trong một thời gian ngắn rồi sau đó là quá chậm so với tốc độ thật.
  • Từ khóa quá nhiều hoặc quá ít. Một website bình thường luôn có những từ khóa trọng tâm, dù vô tình hay cố ý.
  • Tỷ lệ "bounce rate" cao.
  • Có quá nhiều backlink trên cùng một website.
  • SEO On-Page không tối ưu, không sử dụng các liên internal link vào nội dung.
  • Không có hoặc có quá nhiều outbound link trong một bài viết

Google Analytics 4 là gì

Dấu hiệu cho thấy website đang bị google panda phạt

Sử dụng webmaster Tool

Khi sử dụng google webmaster tool sẽ giúp nhận được thônng tin từ google cũng như những cảnh báo cần thiết liên quan bạn sẽ có kế hoạch khắc phục kịp thời. Nếu trang web của bạn bị google panda phạt thì rất có thể bạn sẽ nhận được thông báo từ google khi sử dụng webmaster tool.

Kiểm tra số lượng người truy cập tring GA

Nếu bị google panda phạt thì lượng traffic của bạn trong google analytic sẽ sụt giảm nghiêm trọng trong thời gian ngắn. hãy thử copy một đoạn trong bài viết và dán lên google xem nội dung của bạn có bị trùng với website khác hay không, nếu nội dung của bạn hoàn toàn độc nhất mà không thể search ra thì có thể bạn đang bị google panda phạt.

5 điều cần thiết để giúp bạn đối phó lại với Google Panda

Tách những nội dung chất lượng thấp ra khỏi website của bạn

Điều đầu tiên và quan trọng nhất bạn có thể làm là tách ra tất cả nội dung được cho là có chất lượng kém ra khỏi website của bạn. Chặn lập chỉ mục và thu thập dữ liệu của tất cả nội dung chất lượng thấp để ngăn nội dung đó hạ thấp thứ hạng của toàn bộ trang web. Nội dung có giá trị thấp có thể khiến thuật toán đánh sập toàn bộ trang web của bạn cho dù ngay cả khi phần lớn nội dung của bạn có chất lượng tốt và có giá trị cao.

Google Panda là gì? 5 điều bạn cần phải biết về thuật toán này- Ảnh 2.

(Nguồn: Segue Consultants)

Để biết liệu nội dung trang web của bạn có chất lượng thấp hay không, đây là một số câu hỏi hữu ích được hỏi bởi "Google Webmaster Central Blog" để hỗ trợ bạn xác định nội dung chất lượng thấp:

  • Trang web có các bài viết trùng lặp, chồng chéo hoặc dư thừa về cùng một chủ đề hoặc tương tự với các biến thể Keyword khác nhau hay không?
  • Là nội dung được sản xuất hàng loạt hoặc tạo ra cho một số lượng lớn người tạo hoặc lan truyền trên một mạng lưới các trang web lớn, để các trang hoặc trang cá nhân không được chú ý hay quan tâm nhiều?
  • Là các bài viết ngắn, không đáng kể, hoặc thiếu các chi tiết hữu ích?
  • Là các trang được sản xuất với sự quan tâm và chú ý đến từng chi tiết so với ít chú ý đến chi tiết?
  • Bài viết này có lỗi chính tả, lỗi viết văn?

Tập trung vào những bài viết có nội dung độc nhất

Như chúng ta biết, bản cập nhật Panda nhằm mục đích đưa phán quyết đến trang nội dung và các trang web ăn cắp và sao chép, điều đó có nghĩa là để ngăn Panda đưa bạn vào danh sách đen, bạn phải ngừng ăn cắp các bài viết của người khác và thực sự tập trung vào việc tạo nội dung độc đáo.

Nội dung bạn viết là gì? Đối tượng mục tiêu của bạn là ai? Là sinh viên, doanh nhân kinh doanh, blogger hay tất cả mọi người? Bạn nên cung cấp cho Google một hướng để thu thập dữ liệu trang web của bạn. Không sao chép hoặc lấy lại bài viết từ trang web khác, mà hãy tạo ra bài viết của bạn với chủ đề và ý kiến của riêng bạn. Đây sẽ là điều khiến bạn nâng cao giá trị website của mình với thuật toán Google Panda. Rất có lợi nếu hiểu rõ Google Panda là gì, chắc chắn tạo ra nội dung bài viết chất lượng sẽ giúp ích rất nhiều cho SEO có thể đẩy trang web của bạn lên hạng.

Tập trung vào liên kết có liên quan

Trong bài viết của Richard Baxter có tên "Các trang web chất lượng cao - Yếu tố xếp hạng mới của Google" , các yếu tố như niềm tin và vấn đề backlink được nhắc tới trong bản cập nhật của Google Panda. Nó có thể mở rộng đến các liên kết của bạn, tweet của bạn và các tài nguyên của bạn liên quan đến trang web.

Theo người viết, niềm tin có thể được đo lường bằng các liên kết được gắn vào trong mỗi bài viết, và liên kết càng có thẩm quyền, bài viết càng đáng tin cậy đối với người đọc. Nếu khối lượng liên kết đáng kể chưa đủ, thì có thể một giải pháp ngắn hạn có thể là phân tích dư luận xã hội liên quan đến bài viết, chẳng hạn như Twitter và Facebook. Về phần này "Google Webmaster Central Blog" đã liệt kê ra một số câu hỏi cho bạn như một hướng dẫn để tạo ra nội dung có thẩm quyền:

  • Bạn có tin tưởng những thông tin được trình bày trong bài viết này?
  • Là bài viết này được viết bởi chuyên gia / người đam mê lĩnh vực này, người am hiểu về chủ đề?
  • Là trang web có thẩm quyền được công nhận về chủ đề của nó?
  • Bạn có nhận ra trang web này là một nguồn có thẩm quyền khi chỉ được đề cập bằng tên?
  • Đây có phải là loại trang bạn muốn đánh dấu, chia sẻ với bạn bè hoặc giới thiệu không?
Tập trung vào liên kết có liên quan

(Nguồn: Segue Consultants)

Vì vậy, bạn biết, những câu hỏi này không khó trả lời, nhưng đầy thách thức khi thực hiện. Xây dựng nội dung của bạn với những câu hỏi này và website của bạn sẽ quá tốt cho cả Google Panda và các độc giả của trang web bạn.

Giữ tỷ lệ quảng cáo ở mức vừa đủ

Chắc chắn những nhà quản lý website rất muốn thu hút nhiều thương hiệu quảng cáo trên site của mình. Thế nhưng với thuật toán Google Panda thì quảng cáo được giới hạn lại nhằm mục đích nâng cao trải nghiệm cho người dùng. Có thể thấy được giữ tỷ lệ quảng cáo vừa đủ không chỉ tốt với thuật toán Google Panda mà còn giúp website của bạn tạo ấn tượng tốt trong quá trình trải nghiệm đọc trên website.

Vì vậy, bạn biết rằng, quảng cáo hoàn toàn ổn, nhưng nếu lạm dụng quá mức thì nó sẽ đem đến cảm giác phiền hà với độc giả của bạn về trải nghiệm đọc trên website. Tỷ lệ quảng cáo lành mạnh sẽ khiến độc giả của bạn sẽ yêu thích và giới thiệu trang web của bạn hơn những trang web có quảng cáo lộn xộn, và bằng cách đó sẽ gián tiếp nâng cao độ tin cậy và quyền hạn của trang web của bạn. Chính vì vậy hãy hiểu Google Panda sao cho đúng cách để có thể tạo được lợi thế với thuật toán mới này của Google.

Nhận biết và theo dõi những cập nhật Google Panda

Các trang web bị Google Panda dòm ngó tới sẽ hiển thị những thay đổi lớn, đặc biệt là lượt views trên trang. Khi sử dụng Google Analytics, bạn sẽ thấy lưu lượng truy cập giảm, đó là dấu hiệu có thể có của Panda. Giới hạn các tham số tìm kiếm trong Google Analytics vào các thị trường khác nhau sẽ cho thấy kết quả rõ ràng của cuộc tấn công Panda. Nếu bạn không may là nạn nhân của Panda, bạn có thể:

  1. Thực hiện các thay đổi được đề xuất ở trên.
  2. Yêu cầu Google khôi phục lại thứ hạng của bạn.
Nhận biết và theo dõi những cập nhật Google Panda

(Nguồn: Search Engine Journal)

Thuật toán Google Panda vô cùng máy móc và phức tạp, nó phức tạp đến nỗi nó chỉ cập nhật thứ hạng của các website mỗi 30 ngày một lần. Hay nói cách dễ hiểu hơn, nếu như sau khi bạn đọc bài này và bạn làm một số thay đổi phù hợp, rồi ngày mai bạn được Google crawl dữ liệu và đánh chỉ mục, thì mãi đến 30 ngày sau bạn mới thấy được các kết quả chính xác của sự thay đổi đó (tăng hạng hoặc rớt thứ hạng). Chính vì vậy nhận biết và theo dõi những cập nhật của Google Panda là điều cần thiết và nên làm để có thể hiểu rõ được về thuật toán này.

Tổng hợp các bản cập nhật chính của Google

Kết

Có thể thấy những nhà quản trị Website hiện nay rất quan tâm đến Google Panda đặc biệt là những người làm về SEO. Google Panda là gì và nó có ảnh hưởng lớn như thế nào thì thông qua bài viết này, hy vọng bạn sẽ nắm được phần nào kiến thức để củng cố cho website của mình một cách tốt nhất.

Thắng Nguyễn - MarketingAI

Theo Hongkiat

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.