Hành vi của người tiêu dùng đang dần thay đổi khi tất cả chúng ta đều phải thích nghi với lối sống mới. Cùng với đó, các nhà bán lẻ cũng phải đang làm việc hết công suất để kịp thời theo đuổi các xu hướng mới nhất. Mọi người đang dành nhiều thời gian online hơn bao giờ hết, và họ chuyển sang dùng Google để khám phá, nghiên cứu và lên kế hoạch cho các đợt mua hàng sắp tới - trên cả nền tảng online lẫn trong thế giới thực.
Do những ảnh hưởng của COVID-19 mà thế giới đang phải chứng kiến những thay đổi rõ rệt trong hành vi mua sắm của người tiêu dùng. Điều này có thể sẽ tiếp tục diễn ra trong mùa lễ hội sắp tới. Hai xu hướng chính MarketingAI muốn đề cập ở đây là: Đầu tiên, thương mại điện tử đã trở thành cánh cửa ngăn cách giữa người dùng và các cửa hàng offline, khi mọi người có xu hướng lên kế hoạch mua sắm cẩn thận hơn qua các kênh online trước khi đến thăm các cửa hàng thực tế. Thứ hai, người tiêu dùng sẽ mua sắm những vật phẩm quan trọng và thiết yếu trong cuộc sống — những mặt hàng có ưu đãi và chiết khấu cao — cũng như các thương hiệu lâu đời đã xây dựng được định hướng giá trị và sứ mệnh nhất định.
Nắm bắt được xu hướng đó, các nhà bán lẻ có thể hỗ trợ người tiêu dùng bằng cách tiếp cận tới họ ở nơi họ cảm thấy thoải mái nhất khi mua sắm.
Về góc độ kỹ thuật, các công cụ số sẽ là cây cầu vững chắc nhất, giúp kết nối các nhà bán lẻ với người tiêu dùng, trong thời điểm mà họ đang lên kế hoạch mua sắm cho mùa lễ hội sắp tới. Dưới đây là một số cập nhật mà Google đã áp dụng cho các nền tảng của mình, nhằm giúp các nhà bán lẻ và nhà quảng cáo tiếp cận người dùng dễ dàng hơn.
Thu hút người dùng đến thăm cửa hàng
Nằm trong những nỗ lực đảm bảo người dân có thể an tâm và thoải mái mua sắm hiện nay, các nhà bán lẻ cần xác minh rõ ràng các thông tin như khung giờ hoạt động, lượng hàng tồn kho cũng như dịch vụ chăm sóc, đón tiếp khách hàng trước khi vào trong cửa hàng. Theo một cuộc khảo sát gần đây, 67% người tiêu dùng trong kỳ nghỉ cho biết họ sẽ phải làm xác nhận online trước, xem mặt hàng họ muốn mua có còn trong kho không trước khi đến cửa hàng để mua.
Ngoài Google Search, Google Maps cũng đã trở thành một công cụ chính để tiếp cận và tương tác với những người tiêu dùng tiềm năng, khi họ lên kế hoạch mua sắm tại các cửa hàng. Với Chiến dịch địa phương (Local campaigns) của mình, các nhà bán lẻ có thể kết nối với những khách hàng lân cận khi nhận thấy thương hiệu của mình phù hợp với nhu cầu tìm kiếm của khách hàng trên Google Maps, Google Search, Youtube và Display.
Không ít doanh nghiệp đang tạo ra các chiến dịch địa phương để chia sẻ trạng thái hoạt động, cung cấp các thông tin cập nhật về sức khỏe và an toàn cũng như nhấn mạnh vào các dịch vụ đón tiếp như đón ở lề đường và dắt xe cho khách hàng, đồng thời là các chương trình khuyến mãi tùy thuộc vào từng cửa hàng. Bắt đầu từ hôm nay, các doanh nghiệp đã có thể tối ưu hóa Chiến dịch địa phương của mình để gia tăng lượt người dùng truy cập vào cửa hàng thông qua các CTA là “Chỉ đường” hoặc “Cuộc gọi”.
Cập nhật này của Google được cho là sẽ giúp thêm nhiều doanh nghiệp có thể tiếp cận và làm tốt hơn các Chiến dịch địa phương.
Giờ đây, các nhà bán lẻ đã có thể chạy Chiến dịch địa phương này ngay cả khi họ không sở hữu cửa hàng offline nào, bằng cách tận dụng các nút CTA “Cuộc gọi” hoặc “Chỉ đường” để ra giá cho các sản phẩm.
Tiện ích mở rộng vị trí (Location extensions) cũng giúp người dùng dễ dàng tìm thấy các cửa hàng bằng cách hiển thị quảng cáo có đính kèm thêm địa chỉ, bản đồ chỉ đường hay khoảng cách đến cửa hàng. Giờ đây, các chuỗi cửa hàng và nhà bán lẻ lớn đều đã có thể thiết lập tiện ích mở rộng vị trí dễ dàng hơn bằng cách nhấp Chọn vị trí cửa hàng trong danh sách được sắp xếp từ Google. Chỉ với vài cú nhấp chuột, nhà bán lẻ đã có thể chọn cơ sở kinh doanh mà bạn muốn quảng cáo để nhanh chóng tạo tiện ích mở rộng vị trí. Google sẽ xem xét để đảm bảo rằng chuỗi kinh doanh này phù hợp nhất với doanh nghiệp bằng cách sử dụng các tín hiệu như tên miền trang web hay địa chỉ kinh doanh (ở quốc gia nào). Sau đó, các doanh nghiệp có thể sử dụng các nhóm vị trí (location groups) để lọc các vị trí cụ thể trong chuỗi đó. Danh sách vị trí được sắp xếp của Google cho phép bạn sử dụng cùng một thông tin vị trí có trong Google Maps.
Các nhà bán lẻ cũng có thể thiết lập tiện ích mở rộng vị trí nhanh hơn bằng cách chọn các vị trí có sẵn trong danh sách được sắp xếp, ngay trong tài khoản Google Ads.
Ngoài ra, đừng quên cập nhật hồ sơ trên Google My Business nếu bạn thay đổi giờ mở cửa hàng hoặc quy trình hoạt động của mình.
>> Xem thêm: 4 yếu tố giúp tối ưu hóa hồ sơ doanh nghiệp trên Google My Businesses
Nhấn mạnh vào các chương trình khuyến mại trên Google
Trước những lo ngại về một nền kinh tế không mấy khả quan trong tương lai, người tiêu dùng đang ngày càng có xu hướng phát triển các hành vi “săn deal” (deal-seeking behaviours) khi mua sắm các mặt hàng. Cho dù là mua hàng online hay offline, thì họ cũng đều mong mua được hàng giảm giá, và theo nghiên cứu, có tới 58% người tiêu dùng trong dịp lễ sẽ ngừng mua các mặt hàng quà tặng cho đến khi chúng được giảm giá.
Đứng trước xu hướng đó, Google đã và đang nỗ lực hơn nữa để giúp các nhà bán lẻ tiếp cận được tới nhiều hơn các khách hàng đang săn các deal hot đó trong thời gian nghỉ lễ.
Cụ thể, người tiêu dùng ở Mỹ nếu đang tìm kiếm các mặt hàng giảm giá hoặc chương trình ưu đãi cho ngày Black Friday thì sẽ thấy các bộ lọc bán hàng mở rộng trên google.com/shopping. Các chương trình khuyến mại nếu được điền vào các bộ lọc bán hàng này, trung bình sẽ tăng tỷ lệ chuyển đổi lên 28%, đồng thời cũng dễ sử dụng và nhanh hơn.
Tô Linh - MarketingAI
Theo Google
>> Có thể bạn quan tâm: 7 chiến lược Digital Marketing hiệu quả cho chuỗi nhà hàng, quán cafe 2020
Bình luận của bạn