03 Gợi ý cho Marketers trải qua mùa lập ngân sách trước "làn sóng" bão giá 2023

27 Thg 12

Lập ngân sách cho năm tới chưa bao giờ là một nhiệm vụ dễ dàng, có nhiều vấn đề có thể tác động và ảnh hưởng đến việc này. Chưa kể đến việc thế giới đang trong thời kỳ kinh tế bất ổn, đám mây suy thoái và bão giá đã bao phủ nhiều ngành hàng. Theo dữ liệu và những báo cáo tổng quát, có thể đưa ra được ba bước rõ ràng mà các nhà tiếp thị có thể thực hiện ngay bây giờ để có thể đảm bảo chi tiêu, ngân sách của họ ổn định vào năm tới!

Đây là thời điểm vàng trong năm để các Marketers bắt tay vào việc lập ngân sách cho năm tới. Tuy nhiên, đối với năm 2023 quả thật không dễ dàng chút nào. Khi mà lạm phát đang ở mức hai con số, làn sóng suy thoái đang bao phủ nhiều ngành hàng, gây ra đợt sa thải lớn nhất kể từ sau đại dịch COVID-19, các doanh nghiệp sẽ phải chi tiêu nhiều hơn cho những thứ mà nhất định phải đầu tư. Nhìn vào thực tế thì hiện tại người tiêu dùng sẽ phải cân nhắc thật sự kỹ lưỡng về việc chi trả cho các sản phẩm, dịch vụ chưa thực sự cần thiết với họ. Điều đó dẫn đến hệ lụy là các nhà tiếp thị và doanh nghiệp cũng khó khăn hơn trong việc quảng bá các sản phẩm, dịch vụ của họ.

03 gợi ý dựa trên dữ liệu cho Marketers trong mùa lập ngân sách

Nhưng tất nhiên những câu hỏi về ngân sách cho năm 2023 không phải là không thể giải quyết. Dưới đây là 03 gợi ý dựa trên dữ liệu phân tích từ các chuyên gia kinh tế có trình độ và tay nghề cao giúp Marketers trong mùa lập ngân sách!

Đánh giá tính tăng trưởng của ngành hàng

Hầu hết các nhà tiếp thị quen thuộc với quy tắc evidence-based (phương pháp đưa ra các quyết định dựa trên các bằng chứng đã được xác thực), họ dùng điều này để chứng tỏ rằng doanh nghiệp mình có chỉ số SOV (share of voice - tương quan truyền thông) mức độ nhận diện thương hiệu cao hơn so với những đối thủ cạnh tranh trên cùng một thị trường. Bằng cách này, theo thời gian doanh nghiệp sẽ khẳng định được vị thế của mình, từ đó chiếm được nhiều thị phần trên thị trường hơn. Đây là một giải pháp, một cơ sở tốt để hình thành và thiết lập nên ngân sách cho doanh nghiệp.

Ngoài ra, quá trình để xử lý số liệu sẽ được tiến hành bằng cách tính ngược lại bắt đầu từ mức tăng trưởng doanh số mà doanh nghiệp hướng tới, cho đến tỷ lệ tương quan truyền thông mà thương hiệu cần để đạt được mức này. Sau đó, nhà tiếp thị sẽ tính ra được chi phí để chạy doanh số.

Phương pháp này vẫn hoạt động mạnh mẽ ngay cả trong những thời điểm mà thị trường không vững vàng, đặc biệt thích hợp trong giai đoạn 2023 - lạm phát, bão giá tăng cao. Tuy nhiên, để chắc chắn hơn các nhà tiếp thị cần bổ sung thêm một bước trước khi bắt đầu tính toán. Hãy hiểu rõ thị trường mà doanh nghiệp hướng tới đang diễn ra như thế nào.

Các nhà kinh tế học và phân tích học đã đưa ra dự báo về sự tăng trưởng và suy giảm trong ở lĩnh vực khác nhau trong năm 2023. Nếu lĩnh vực mà doanh nghiệp bạn đầu tư có các chỉ số khả quan hoặc thậm chí đang phát triển thì tương quan truyền thông sẽ rất có giá trị. Nhưng nếu ngược lại, chi phí đầu tư cho SOV sẽ không có được thành quả mong muốn!

Đánh giá tính tăng trưởng của ngành hàng
Bảng dữ liệu ngân sách các ngành hàng cho năm 2023

Nhìn vào bảng dữ liệu, có thể thấy ngân sách cho năm 2023 sẽ tăng khá nhiều cho ngành hàng FMCG. Sau đại dịch COVID-19, trải qua 2 năm không “xê dịch”, xu hướng chi tiêu của người dùng cho những trải nghiệm, ăn uống, du lịch sẽ “bùng nổ” vì sự dồn nén quá lâu.

Đồng thời, các lĩnh vực như nội thất, đồ điện tử và dịch vụ giao đồ ăn hoàn toàn có thể tiết kiệm được ngân sách truyền thông, chờ cho đến khi ngành hàng của mình dần phục hồi lại sau “cơn bão” này.

Điều chỉnh ngân sách dựa trên tình hình doanh nghiệp

Nếu doanh nghiệp bạn thuộc nhóm ngành hàng đang ổn định hoặc có cơ hội phát triển và có kế hoạch quảng cáo vào năm 2023 thì đừng ngại ngần đầu tư một khoản. Tuy nhiên, ngân sách cho việc này cũng phải phù hợp với quy mô của doanh nghiệp bạn. Các bằng chứng đều chỉ ra rằng, các doanh nghiệp có quy mô lớn thì nên đầu tư và đưa ra ngân sách lớn hơn những doanh nghiệp nhỏ.

Vì sao ư? Lý do rất đơn giản. Rõ ràng sản phẩm của các doanh nghiệp quy mô lớn sẽ có sẵn một lực lượng người tiêu dùng trung thành, dĩ nhiên những khách hàng thân thiết đó sẽ đông đảo hơn hẳn so với các doanh nghiệp nhỏ. Đồng thời, từ điều này có thể nhận ra là mức độ tương tác, phản hồi từ người dùng ở các quảng cáo tới doanh nghiệp lớn sẽ nhiều hơn, khả quan hơn. Chính vì vậy, ngân sách cho quảng cáo dịch vụ, sản phẩm cũng đáng để doanh nghiệp chi ra nhiều hơn.

Điều chỉnh ngân sách dựa trên tình hình doanh nghiệp
Quy mô doanh nghiệp trực tiếp ảnh hưởng tới mức chi ngân sách

Theo nghiên cứu từ Nielsen dựa vào kết quả của 150.000 khảo sát về ngân sách so với chỉ số ROI trên toàn thế giới:

  • Việc lập ngân sách nên điều chỉnh theo quy mô của doanh nghiệp nếu mục tiêu là tối đa hóa ROI (Return on investment - tỷ lệ lợi nhuận ròng)
  • Chi từ 5 - 10% doanh thu cho quảng cáo để có thể thu về ROI tối ưu nhất

Nghiên cứu trên mang tính nhất quán cao khi tần suất trùng khớp, phù hợp của điều này giống với cơ sở dữ liệu từ ARC và đúng với một loạt các tối ưu hóa ngân sách do  Paul Dyson, người sáng lập Accelero thực hiện. Tính nhất quán như vậy trong các phân tích tổng hợp có uy tín dẫn đến một quy luật thống kê rất nghiêm túc. Theo đó, đây là điểm khởi đầu cực kỳ hữu ích cho các cuộc thảo luận về ngân sách.

Số liệu về ngân sách quảng cáo trên toàn thế giới

Một phát hiện nhất quán khác trong ba nghiên cứu là hầu hết các doanh nghiệp không chi tiêu 5-10% doanh thu cho quảng cáo. Nói cách khác, hầu hết ngân sách được đặt quá thấp, hoặc do các bộ phận Marketing không đủ tự tin vào kế hoạch của họ. Điều này dẫn đến việc doanh nghiệp bị bỏ lỡ các cơ hội sinh lời rất lớn.

Biểu đồ dưới đây là từ nghiên cứu của Nielsen về các trường hợp FMCG/CPG trên toàn thế giới. Nó cho thấy rằng trên tất cả các khu vực, ngân sách thấp hơn rất nhiều so với 5% tổng doanh thu. Ngoài ra, mỗi khu vực càng dưới 5% thì chỉ số ROI càng thấp.

Số liệu về ngân sách quảng cáo trên toàn thế giới
Bảng khảo sát của Nielsen về mức ngân sách của doanh nghiệp tại các khu vực

Không nghi ngờ gì nữa, một phần lý do cho việc đầu tư dưới mức trung bình vào các chiến lược quảng cáo này là do những rủi ro liên quan đến việc doanh nghiệp lo sợ xuất hiện những tình huống khó kiểm soát – sự sáng tạo – có tác động lớn đến lợi nhuận. Doanh nghiệp vẫn luôn nghĩ rằng, việc chi ra một ngân sách quảng cáo lớn nhưng không dễ bán hàng khi CFO có nhiều cách chắc chắn hơn để chi tiêu cùng một số tiền thì đây quả thực là một bước đi mạo hiểm.

Tuy nhiên, nhiệm vụ đẩy bán sản phẩm, dịch vụ khó khăn không nên là rào cản đối với các nhà tiếp thị cấp cao. Khi việc bán diễn ra trong nội bộ và dành cho giám đốc tài chính, việc có bằng chứng và con số về lợi nhuận kỳ vọng là một bước quan trọng. Nhưng điều quan trọng là phải có những người phân tích có thể giải thích và chứng minh tính hợp lệ cho hội đồng quản trị một cách đáng tin cậy. Nhiều giám đốc tài chính hiểu kinh tế lượng và, theo kinh nghiệm của chúng tôi về những con số "kỳ diệu", cho phép họ nhìn sâu vào bên trong vấn đề và đặt những câu hỏi hóc búa thường giúp ích rất nhiều.

Nếu điều đó không hiệu quả, hãy bắt đầu lập kế hoạch ngay bây giờ trong giai đoạn tiếp theo. Hãy nghe theo lời khuyên mà Mark Ritson đã thu thập được từ các CMO đang hoàn thành công việc và thực hiện chiến dịch kéo dài một năm để thuyết phục doanh nghiệp của bạn từ A đến Z.

Kết luận

Theo Nielsen, các thương hiệu ngừng làm truyền thông – marketing có thể mất 2% doanh thu dài hạn mỗi quý. Kể cả sau khi nỗ lực truyền thông lại sau giai đoạn này, vẫn sẽ mất đến 3-5 năm để phục hồi khoản lỗ. Đặc biệt, hoạt động marketing chiếm đến 10 – 35% giá trị thương hiệu. Chính vì vậy, chắc chắn việc chi tiêu vẫn tốt hơn là không chi tiêu gì cả. Ở giai đoạn cận Tết, việc lập ra ngân sách chuẩn bị cho chiến lược Marketing nội dung Tết là một bước nhảy để kéo lại doanh thu cho cả năm. Mong rằng qua bài phân tích, kế hoạch lập ngân sách của các Marketers cho năm 2023 sẽ không còn "khó nhằn" nữa!

Thảo Triệu - MarketingAI

Theo Marketingweek

Đánh giá của bạn

TAGS:

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.