cover

Giải pháp nào cho các ứng dụng Y tế hậu đại dịch Covid-19?

10 Thg 06

Do ảnh hưởng của dịch bệnh và cũng để đảm bảo sức khỏe nên mọi người thường ưu tiên các hoạt động trực tuyến trong thời gian này để giữ khoảng cách an toàn. Tuy nhiên trong lĩnh vực Y...

Do ảnh hưởng của dịch bệnh và cũng để đảm bảo sức khỏe nên mọi người thường ưu tiên các hoạt động trực tuyến trong thời gian này để giữ khoảng cách an toàn. Tuy nhiên trong lĩnh vực Y tế thì việc khám sức khỏe trực tuyến vẫn là hành vi khá mới mẻ trong cộng đồng bởi những định kiến bấy lâu nay: thăm khám sức khỏe là phải đến trực tiếp các cơ sở Y tế. Mọi người có thực sự hướng tới các dịch vụ khám sức khỏe trực tuyến? Đâu là giải pháp cho các ứng dụng Y tế di động có cơ hội phát triển thời hậu Covid-19? Cùng theo dõi bài viết dưới đây:

COVID-19 đã thúc đẩy nhu cầu khám từ xa

Do ảnh hưởng từ dịch bệnh Covid -19 và việc thực hiện giãn cách xã hội khiến mọi người đẩy mạnh các giải pháp trực tuyến. Trong lĩnh vực y tế, Covid-19 đã thúc đẩy nhu cầu khám từ xa, khuyến khích người dân khám bệnh trực tuyến. Số lượng người dùng thảo luận về việc khám chữa bệnh trực tuyến đã gia tăng đáng kể sau khi bùng phát ca nhiễm số 17. Cũng qua đó mà mọi người tích cực tìm hiểu về các dịch vụ khám trực tuyến và chăm sóc sức khỏe từ xa. Các cơ sở Y Tế cũng đẩy mạnh hoạt động quảng bá về dịch vụ chăm sóc sức khỏe di động của mình.

Giải pháp nào cho các ứng dụng Y tế hậu đại dịch Covid-19?- Ảnh 1.

>> Xem thêm: Soya Garden và câu chuyện chuyển mình hậu đại dịch Covid-19

Tuy nhiên hành vi khám chữa bệnh trực tuyến chỉ thực sự phát huy tác dụng khi xảy ra đại dịch và nhu cầu của người dùng sẽ giảm dần theo “sức nóng” của dịch bệnh. Bởi lẽ mọi người vẫn ưu tiên nhiều hơn đến việc thăm khám trực tiếp tại các cơ sở y tế nên khi hết thời gian giãn cách xã hội, xu hướng thảo luận về các dịch vụ khám từ xa giảm dần đều trong nửa sau của mùa dịch.

Xu hướng thảo luận giảm không có nghĩa là người dùng không còn quan tâm, mà có thể họ đã tìm được giải pháp cho mình hoặc đang gặp phải khó khăn khi thay đổi sang thói quen mới.

Dịch Covid -19 như 1 phép thử về tính thích nghi của con người trước nghịch cảnh. Đây là cơ hội để người dân thay đổi nhận thức xưa cũ rằng 'khám bệnh là phải khám trực tiếp' và cũng là tiền đề cho các ứng dụng chăm sóc sức khỏe hiện có như Med247 hay eDoctor, Dr Green gia tăng độ phủ, tích lũy thêm kinh nghiệm và thời gian cùng những ứng dụng công nghệ số hóa ngành Y để việc khám trực tuyến sẽ trở nên phổ biến hơn trong thời gian tới.

Người dùng phản hồi tích cực về Y Tế trực tuyến

Giải pháp nào cho các ứng dụng Y tế hậu đại dịch Covid-19?- Ảnh 2.

Nguồn: YouNet Media

Trong tổng số 15,027 lượt thảo luận về giải pháp khám trực tuyến:

  • 52% các cuộc thảo luận ủng hộ tích cực trong đó phần nhiều là liên quan đến việc “Tiết kiệm thời gian”, “tiết kiệm chi phí”, “tránh đường xa”, “không phải chờ đợi”, “tránh lây nhiễm chéo”.
  • 46.73% trung lập bao gồm các thảo luận: “xin ý kiến bác sĩ”, “chia sẻ trên trang cá nhân”, “tag bạn bè và người thân”.
  • Chỉ 1.27% phản ứng tiêu cực bao gồm các thảo luận: “không yên tâm về chất lượng chẩn đoán”, “không nhận được phản hồi”, “không hài lòng với chất lượng dịch vụ”.
  • Trong đó nhóm người trẻ độ tuổi từ 25-34 chiếm 78.5%.

Giải pháp nào cho các ứng dụng Y tế hậu đại dịch Covid-19?- Ảnh 3.

Trong đó, độ tuổi quan tâm đến các tiện ích mà dịch vụ Y tế trực tuyến mang lại là nhóm người trẻ và  51.2% các “bà mẹ bỉm sữa” quan tâm và có nhu cầu trực tiếp về các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ con cái và gia đình.

Người dùng cần cảm thấy yên tâm về dịch vụ Y tế trực tuyến

Dưới đây là Top 5 nguồn thảo luận lớn nhất trên mạng xã hội về khám sức khoẻ từ xa:

 

Giải pháp nào cho các ứng dụng Y tế hậu đại dịch Covid-19?- Ảnh 4.

Từ bảng số liệu thống kê trên có thể thấy, Bệnh viện Da liễu TP.HCM chiếm nhiều cuộc thảo luận nhất với 1078 thảo luận liên quan. Điều này được cho là dễ hiểu bởi phần lớn các bệnh về da liễu có thể dễ dàng nhận biết và chẩn đoán qua hình ảnh hay video trực tuyến hơn bất cứ chuyên khoa nào khác. Đặc biệt trong khoảng thời gian giãn cách xã hội, dù không thể phủ nhận các tiện ích của các ứng dụng công nghệ mang lại nhưng số đông mọi người có xu hướng tìm đến dịch vụ khám bệnh di động của các bệnh viện lớn thay vì các ứng dụng chăm sóc sức khoẻ như eDoctor hay Bacsi24. Qua đó, nhu cầu của người dùng về khám trực tuyến là hoàn toàn có tiềm năng và họ sẵn sàng đón nhận thay đổi với một điều kiện tiên quyết: sự yên tâm. Các thảo luận trên mạng xã hội từ ngày 1/3/2020 đến 15/5/2020 Trong các cuộc thảo luận về việc khám từ xa, hầu hết cả bác sĩ và người dùng đều chọn cách liên lạc trực tiếp qua số điện thoại, nhắn tin, gọi điện qua Zalo và Messenger Facebook. Với những gia đình có điều kiện, họ sẽ liên lạc trực tiếp với bác sĩ gia đình thay vì sử dụng các ứng dụng di động. Theo số liệu, chỉ 32.8% hoặc ít hơn hiện đang sử dụng ứng dụng. Tiềm năng cho các ứng dụng chăm sóc sức khoẻ phát triển là rất lớn. Phần đông số người được hỏi trong 67.2% người dùng chọn điện thoại/nhắn tin trực tiếp đều đã sẵn sàng lựa chọn khám bệnh trực tuyến. Vấn đề họ lo ngại nhất ở thời điểm hiện tại là thời gian để thích nghi với thói quen mới cũng như sự phổ biến rộng rãi của các ứng dụng Y tế trực tuyến trong việc quản lý hồ sơ, theo dõi đơn thuốc hay lựa chọn bác sĩ. Top 5 ứng dụng Y tế trực tuyến được người dùng quan tâm nhiều nhất eDoctor: Ứng dụng này được người dùng biết đến nhiều hơn khi nhận đầu tư từ 4 quỹ lớn vào ngày 31/3 vừa qua. Thừa thắng xông lên, eDoctor nhanh chóng tuyên bố miễn phí dịch vụ chat tư vấn 24/7 của mình tới cộng đồng trong suốt mùa dịch Covid-19 cùng với nhiều hoạt động tương tác tích cực trên mạng xã hội với tần suất đăng trung bình 3 bài/ngày. Nhờ đó, eDoctor hiện tại đang chiếm vị trí đầu trong tâm trí người tiêu dùng khi nhắc tới ứng dụng chăm sóc sức khỏe. Nhược điểm của eDoctor là chưa thực sự nhận được sự tin tưởng từ người dùng khi một số người vẫn phàn nàn về việc không nhận được phản hồi, không hài lòng về chất lượng khám tại nhà. Med247: Đi vào hoạt động từ tháng 7/2019, ứng dụng Med247 hướng tới kết nối phòng khám trên nền tảng công nghệ để người dùng có thể dễ dàng sử dụng và chăm sóc sức khỏe tiện lợi hơn. Ứng dụng này nhận được nhiều phản hồi tích cực từ người dùng đặc biệt là chuyên khoa nhi. Med247 được biết đến nhiều trong các nhóm mẹ và bé trên Facebook như “Tâm sự mẹ nuôi con” hay “Hội các mẹ mang thai và nuôi con”. Một điểm hạn chế của Med247 chính là chưa tận dụng tốt nền tảng mạng xã hội để đẩy mạnh hoạt động truyền thông, làm thương hiệu, chưa thực sự phổ biến trong cộng đồng như eDoctor. Jio Health: Với chiến lược tập trung vào dịch vụ bác sĩ thăm khám tận nhà. Đặc biệt, dịch bệnh Covid-19 đã tạo cơ hội để các dịch vụ của Jio Health được nhiều người biết đến hơn. Tuy nhiên, cũng giống như Med247, Jio Health chưa có nhiều hoạt động truyền thông, làm hình ảnh thương hiệu nên cái tên Jio Health vẫn là một ẩn số với người dùng. iCNM: Là ứng dụng chăm sóc sức khỏe từ xa, iCNM không chỉ giúp người dùng đặt lịch khám, tìm kiếm phòng khám, bác sĩ, mà còn quản lý hồ sơ sức khoẻ các bệnh nhân. Tuy nhiên, hạn chế của iCNM là các lựa chọn bị giới hạn trong chuỗi bệnh viện Medlatec. BacSi24: Đây là 1 ứng dụng của VOV nhằm giúp người dùng chủ động tìm kiếm bác sĩ theo khoa, bệnh viện cũng như vị trí. Điểm hạn chế của BacSi24 là tiện ích chỉ giới hạn ở tìm kiếm bác sĩ và đặt lịch hẹn. Cơ hội cho các ứng dụng công nghệ Với sự phát triển của công nghệ hiện đại cùng xu hướng thay đổi hành vi tiêu dùng theo hướng hiện đại hóa là điều kiện và tiềm năng rất lớn cho các ứng dụng công nghệ chăm sóc sức khỏe phát triển trong thời gian tới. Đã qua rồi nếp nghĩ 'bệnh viên là trung tâm', 'khám bệnh phải đến trực tiếp'. Giờ đây, nhờ công nghệ và các ứng dụng chăm sóc sức khỏe trực tuyến sẽ giúp người bệnh có thể được bác sĩ tư vấn chăm sóc sức khỏe ngay tại nhà, chọn bác sĩ theo nhu cầu hay hẹn lịch khám một cách thuận tiện nhất. Dưới đây là 1 số giải pháp nhằm giúp các ứng dụng Y tế phát triển hơn nữa trong thời kỳ hậu Covid-19 Trong khi các doanh nghiệp đang cắt giảm marketing để duy trì hoạt động kinh doanh thì đây chính là cơ hội cho các ứng dụng công nghệ đẩy mạnh truyền thông, làm thương hiệu bởi hơn lúc nào hết, mọi người đang dành sự quan tâm rất lớn đến sức khỏe cá nhân và gia đình. Chia sẻ thông tin giúp người dùng hiểu hơn về tiện ích của ứng dụng có giá trị hơn rất nhiều so với thăm khám và chăm sóc sức khỏe truyền thống, đặc biệt là với chuyên khoa nhất định như da liễu. Liên kết với các bệnh viện lớn để xây dựng uy tín trong mắt người dùng, cũng như giúp người dùng thay đổi thói quen chăm sóc sức khoẻ dễ dàng hơn. Một bộ phận không nhỏ người dùng vẫn còn e dè về tính chính xác khi chẩn đoán, sàng lọc bệnh trực tuyến. Do đó, cần xây dựng chiến lược truyền thông để người dùng được biết và hiểu về các tiện ích mà công nghệ mang lại thay vì thói quen phải đi khám trực tiếp hay gọi điện thoại. Tích cực hơn trong việc chia sẻ các kiến thức chăm sóc sức khoẻ từ chuyên gia trên mạng xã hội, đặc biệt quan tâm hơn đối với các nhóm mẹ và bé. Thiết kế UI/UX của ứng dụng dễ thao tác và sử dụng, tránh khả năng người dùng mới từ bỏ ứng dụng vì khó thao tác. >> Xem thêm: Marketing bệnh viện như thế nào cho hiệu quả ? Tạm kết: Việc thay đổi hành vi người dùng và xu hướng số hóa trong ngành Y tế không chỉ là giải pháp nhất thời trong dịch bệnh Covid-19 mà sâu rộng hơn, đây nên là sự thay đổi tất yếu. Nhu cầu về chăm sóc sức khỏe và thăm khám định kỳ của người dùng sau dịch bệnh dự kiến sẽ còn tăng nhiều, các ứng dụng Y tế trực tuyến nên mở rộng và hoàn thiện ác tiện ích của mình, không chỉ dừng lại ở đặt lịch khám, tìm bác sĩ, tìm bệnh viện mà còn quản lý sổ y bạ cá nhân, đơn thuốc, nhắc nhở liều lượng, tăng chất lượng chẩn đoán và sàng lọc trực tuyến để việc khám sức khỏe trực tuyến như 1 thói quen mới trong thời kì hậu Covid-19. Phương Thảo - MarketingAI Theo Younet Media

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.