cover

Giải mã xu hướng sử dụng mạng xã hội của giới trẻ Việt Nam

02 Thg 06

Khái niệm người tiêu dùng kết nối (Connected Consumer) là một nghiên cứu được thực hiện bởi Decision Lab từ năm 2019. Nghiên cứu này tập trung khai thác khía cạnh thói quen trực tuyến của người tiêu dùng, bao...

Khái niệm người tiêu dùng kết nối (Connected Consumer) là một nghiên cứu được thực hiện bởi Decision Lab từ năm 2019. Nghiên cứu này tập trung khai thác khía cạnh thói quen trực tuyến của người tiêu dùng, bao gồm những yếu tố như thói quen và tần suất sử dụng mạng xã hội, ứng dụng giải trí cũng như mua sắm trực tuyến. Dữ liệu trong nghiên cứu này được thu thập thông qua các kênh trực tuyến của Decision Lab.

Trong quý 1/2020 vừa rồi, Decision Lab đã phát triển nghiên cứu này với việc theo dõi hiệu suất của những ứng dụng được yêu thích nhất tại Việt Nam ở nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm âm nhạc, tin tức, nhắn tin và nội dung video ngắn trong đầu năm nay. Sau khi dữ liệu được thu thập và tổng hợp, báo cáo quý 1/2020 sẽ cung cấp một bức tranh tổng thể, rõ ràng về những thay đổi trong Giải mã xu hướng sử dụng mạng xã hội của giới trẻ Việt Nam hậu đại dịch Covid-19. Theo dõi cùng MarketingAI qua bài viết phân tích chi tiết báo cáo dưới đây.

  • Gen Z: sinh năm 1997 - 2005 (15-23 tuổi)
  • Gen Y (Millenials): sinh năm 1981 - 1996 (24-39 tuổi)
  • Gen X: sinh năm 1960 - 1980 (40-60 tuổi)

Xu hướng sử dụng mạng xã hội của giới trẻ Việt Nam

Xu hướng sử dụng mạng xã hội của người Việt Nam

Báo cáo nghiên cứu thói quen sử dụng mạng xã hội của người việt nam 2020

Xét về mức độ phổ biến chung, có thể thấy Facebook vẫn giữ một vị thế độc tôn trên thị trường ứng dụng mạng xã hội tại Việt Nam. Dù trong năm 2020, phần trăm người dùng theo khảo sát có giảm nhẹ, tuy nhiên Facebook vẫn tạo được khoảng cách lớn so với các đối thủ khác. Một cái tên đáng chú ý khác trong bảng xếp hạng chính là “ngựa ô” TikTok - một ứng dụng mạng xã hội video đến từ Trung Quốc. Trong năm 2019, ta đã chứng kiến màn xuất hiện vô cùng hoành tráng của cái tên này và tính đến nay, TikTok đã và đang thu hút được sự quan tâm của người dùng hơn cả, ở cả Việt Nam nói riêng lẫn trên thế giới nói chung. Đây cũng là ứng dụng có mức tăng trưởng ấn tượng nhất trong năm 2020, tăng từ 15% lên 20%.

Ngoài ra, trong năm 2020 này ghi nhận sự xuất hiện của hai cái tên hoàn toàn mới trên thị trường ứng dụng mạng xã hội là: LotusGapo. Hai ứng dụng mạng xã hội “made in Vietnam” có màn ra mắt vào năm 2019. Dù hai ứng dụng này mới chỉ chiếm được thị phần rất nhỏ là 4% và 3%, tuy nhiên nhìn rộng ra thì đây là một tín hiệu đáng mừng khi nó cho thấy đã có người Việt sẵn lòng sử dụng “sản phẩm nội địa” như một sự thay thế cho Facebook, Instagram.

Mạng xã hội Gapo và Lotus

Mạng xã hội Gapo và Lotus - Thói quen sử dụng mạng xã hội của người việt nam 2020

Có lẽ điều này xuất phát từ cảm xúc chung của thế giới khi họ đang phản đối những chính sách, hành động của các công ty công nghệ lớn nhất thế giới, điển hình là trong việc bảo mật dữ liệu và quyền riêng tư người dùng. Suy nghĩ này cũng được phản ánh qua sở thích của người dùng đối với các bên xuất bản tin tức của Việt Nam, kể cả khi những thông tin này có thể xuất hiện trên Facebook từ trước.

Tuy nhiên, đó mới chỉ là bảng xếp hạng tổng quát của toàn bộ ứng dụng mạng xã hội, để có cái nhìn cụ thể hơn thì phải xét trên từng nhóm thế hệ người dùng.

bảng xếp hạng sử dụng mạng xã hội của với trẻ

Gen X, Gen Y, Gen Z và mạng xã hội

Nhìn về mức độ phổ biến của ứng dụng mạng xã hội với 3 thế hệ người dùng là: Gen X, Gen YGen Z, có thể thấy Facebook vẫn là cái tên đứng đầu bảng khi cầm chắc vị trí số 1 ở cả ba nhóm. Ngoài ra, có thể thấy Zalo là mạng xã hội phổ biến với thế hệ Gen X và Gen Y hơn là Gen Z khi ở nhóm Gen Z, Zalo đã bị đẩy xuống vị trí thứ 4 để nhường ngôi cho YouTube và Instagram. Với người dùng Gen Z, TikTok và Pinterest đang là hai nền tảng mạng xã hội tạo được sự chú ý với nhóm này. Đây cũng là hai cái tên đang cạnh tranh nhau quyết liệt để mở rộng mức độ phổ biến của mình với người dùng Gen Z.

Tương tự với mức độ phổ biến, Decision Lab cũng đã khảo sát thêm người dùng Việt Nam về ứng dụng mạng xã hội KHÔNG thể thiếu với họ.

Xu hướng sử dụng mạng xã hội của giới trẻ Việt Nam

Hành vi sử dụng mạng xã hội của gen Z, gen X và gen Y

Với việc Facebook tiếp tục duy trì được vị thế số 1 của mình ở cả ba thế hệ người dùng, điều này minh chứng cho việc người dùng Việt Nam vẫn chuộng sử dụng Facebook nhiều hơn cả. Điều này đi ngược lại khá nhiều so với cảm nghĩ chung của người dùng Internet trên toàn cầu khi ngày càng nhiều người từ bỏ Facebook do những cáo buộc, scandal liên quan tới bảo mật dữ liệu và quyền riêng tư người dùng. Ngoài Facebook, có thể thấy Zalo cũng là ứng dụng được người dùng thế hệ Gen X và Gen Y chuộng hơn cả, dù không thể nào so bì được với Facebook về độ toàn năng. Dù vậy, với người dùng thế hệ Gen Z thì Zalo không chiếm được cảm tình của họ đến vậy, thay vào đó là YouTube và Instagram.

Xu hướng sử dụng các ứng dụng giải trí

Âm nhạc

Xu hướng sử dụng các ứng dụng giải trí

Thói quen sử dụng mạng xã hội của gen Z

Nói về các nền tảng âm nhạc thì thị hiếu người tiêu dùng không có quá nhiều thay đổi, chủ yếu họ vẫn tìm đến YouTube - chiếm 55% thị phận về mức độ phổ biến và các nền tảng trong nước (Zing Mp3, Nhaccuatui, Keeng,..) - chiếm 20% thị phần về mức độ phổ biến. Cuối cùng là Spotify với 6% - nền tảng còn khá xa lạ với người dân Việt Nam.

Xu hướng sử dụng các ứng dụng giải trí của các thế hệ gen X, Y và gen Z

Cụ thể, cả 3 thế hệ vẫn tìm đến YouTube để tìm kiếm âm nhạc, duy nhất chỉ có thế hệ Gen X vẫn tìm kiếm trên Google. Với thế hệ Gen Y và Gen Z thì họ đang dần chuyển sang những nền tảng streaming trong nước hoặc Spotify.

Video

Mạng xã hội video

Có thể thấy, dù TikTok đang tạo được sức ảnh hưởng rất lớn trong một năm trở lại đây, tuy nhiên người tiêu dùng Việt Nam vẫn chưa coi đây là nền tảng được thiết kế cho các video ngắn. Thay vào đó, người dùng Việt Nam vẫn chuộng sử dụng Facebook và YouTube hơn.

Mạng xã hội Facebook được ưa chuộng

Dù vậy, TikTok vẫn đang dần chứng tỏ sức ảnh hưởng của mình khi cùng với Instagram trở thành những nền tảng xem video ngắn được lựa chọn bởi người dùng thế hệ Gen Z và Gen Y. Phía Instagram cũng đang nỗ lực để phát triển nền tảng IGTV của mình khi khuyến khích các nhà sáng tạo nội dung chuyển qua nền tảng này.

Xem phim

Xu hướng sử dụng các nền tảng xem phim

Việt Nam là quốc gia sở hữu rất nhiều nền tảng xem phim trực tuyến cả trả phí lẫn miễn phí. Dù vậy, dường như người tiêu dùng Việt Nam vẫn tin tưởng YouTube hơn cả khi nền tảng này chiếm tới 52% thị phần mức độ phổ biến, trong khi các nền tảng trong nước chỉ chiếm có 23% thị phần,xu hướng sử dụng các ứng dụng xem phim của gen X, Gen Y và Gen Z

YouTube trở thành kênh xem phim phổ biến với người dùng Việt Nam đến vậy đến từ phần lớn thế hệ Gen X, có tới 60% trong số họ sử dụng YouTube để xem phim. Trong khi đó, các lựa chọn của thế Gen Y và Gen Z đa dạng và đồng đều hơn.

Đọc tin tức

Các nền tảng đọc tin tức

Thói quen sử dụng mạng xã hội của gen z

Không thể phủ nhận Facebook là nguồn thông tin cực kỳ đa dạng, người dùng có thể cập nhật những thông tin mới nhất một cách nhanh chóng, tuy nhiên mức độ chính xác về thông tin trên đây là một vấn đề quan ngại với nhiều người. Dẫu vậy, người dùng Việt Nam vẫn tin tưởng và lựa chọn Facebook là kênh thông tin phổ biến nhất, hơn cả những trang báo địa phương. Cụ thể, Facebook chiếm 35% thị phần mức độ phổ biến, còn các trang báo địa phương chiếm 29% thị phần mức độ phổ biến. Theo sau là Google Search với 16%. 

Xu hướng sử dụng các nền tảng đọc tin tức của Gen X, Gen Y, Gen Z

Dù Facebook chiếm được thị phần mức độ phổ biến tổng thể cao nhất, tuy nhiên điều này chủ yếu đến từ thế hệ người dùng Gen Z, có tới 45% trong số họ lựa chọn Facebook để cập nhật tin tức. Trong khi, con số này ở thế hệ Gen X hay Gen Y thấp hơn nhiều, thậm chí là thế hệ Gen Y lựa chọn các trang báo địa phương nhiều hơn cả Facebook. 

Nhắn tin

Các nền tảng nhắn tin

Trong hoạt động nhắn tin, kết nối và giao tiếp với mọi người thì các ứng dụng mạng xã hội cạnh tranh nhau cực kỳ gay gắt, suy cho cùng đây cũng là mục đích gốc của các nền tảng mạng xã hội này. Facebook vẫn là ứng dụng phổ biến nhất với 39% thị phần mức độ phổ biến, dù vậy khoảng cách mà Facebook tạo ra với Zalo là không quá lớn, cách biệt chỉ là 5%. Theo sau là ứng dụng Messenger với 21% thị phần mức độ phổ biến. Tuy nhiên, đây là một ứng dụng thuộc Facebook, vậy nên sức ảnh hưởng của gã khổng lồ mạng xã hội này tại Việt Nam vẫn là rất khủng khiếp.

Xu hướng sử dụng các nền tảng nhắn tin của Gen X, Gen Y và Gen Z

Tuy vậy, với người dùng thế hệ Gen X và Gen Y thì Zalo vẫn là ứng dụng phổ biến hơn, còn Messenger thì chỉ phổ biến với người dùng thế hệ Gen Z là chủ yếu. 

Mua sắm trực tuyến

Các nền tảng mua sắm trực tuyến

Mua sắm trực tuyến đang là lĩnh vực cực kỳ thịnh hành tại Việt Nam trong những năm gần đây, minh chứng là sự bùng nổ mạnh mẽ của các nền tảng thương mại điện tử như Shopee, Tiki, Lazada, Sendo,... Nhìn vào thống kê, có thể thấy người tiêu dùng thế hệ Gen Z và Gen Y chủ yếu mua sắm trực tuyến thông qua các trang thương mại điện tử. Trong khi đó, người dùng thế hệ Gen X lại lựa chọn Facebook làm kênh chủ đạo cho mục đích này. Một điều nữa cần lưu ý, người tiêu dùng Việt Nam ở mọi nhóm tuổi rất hiếm khi tìm đến các trang bán hàng chính thức của thương hiệu để mua sắm trực tuyến. Đây là một vấn đề mà các thương hiệu tại Việt Nam cần cân nhắc thay đổi trong tương lai, nếu không họ sẽ phụ thuộc quá nhiều, thậm chí là hoàn toàn vào các kênh thứ 3.

Tổng kết

Qua báo cáo vừa rồi, ta có thể rút ra được một số nhận định sau:

  • Facebook vẫn là ứng dụng mạng xã hội phổ biến nhất tại Việt Nam, được ưa chuộng bởi cả ba thế hệ người dùng. Ngoài ra, Zalo là ứng dụng mạng xã hội phổ biến với người dùng thế hệ Gen X và Gen Y, trong khi Instagram hay TikTok thì phổ biến với thế hệ Gen Z hơn.
  • YouTube là nền tảng được người dùng Việt Nam sử dụng nhiều nhất cho mục đích giải trí (âm nhạc, xem phim). Duy nhất, chỉ có xem video ngắn thì Facebook là nền tảng phổ biến nhất còn TikTok đang tạo được dấu ấn của mình với người dùng thế hệ Gen Z.
  • Các trang báo địa phương vẫn là nơi chủ yếu cho người Việt cập nhật thông tin, đặc biệt là với những người thế hệ Gen Y. 
  • Các trang thương mại điện tử là nền tảng mua sắm trực tuyến chủ yếu cho người dùng thế hệ Gen Z và Gen Y, trong khi với thế hệ Gen X thì họ vẫn lựa chọn Facebook.  

Có thể thấy rằng, qua báo cáo vừa rồi đã phản ánh được xu hướng sử dụng xu hướng sử dụng mạng xã hội của giới trẻ Việt Nam và nó có sự khác biệt giữa các nhóm tuổi. Cụ thể, Marketer nếu muốn tiếp cận thế hệ Gen Z thì Instagram, TikTok, Spotify, Pinterest cũng như các nền tảng xem phim trực tuyến trong nước là những kênh cần quan tâm. Ngoài ra, cùng với sự đa dạng hóa trong các nền tảng, cũng nên đa dạng hóa trong các định dạng video vì mỗi nền tảng được ưa thích sẽ mang đến một trải nghiệm khác nhau. Với các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm hữu hình, Facebook vẫn là kênh cần thiết để tiếp cận người dùng Gen X với các ưu đãi mua sắm trực tuyến, tuy nhiên họ cũng nên cân nhắc xây dựng sự hiện diện của mình trên các trang thương mại điện tử, điều này đặc biệt quan trọng trong giai đoạn gần đây khi các trang thương mại điện tử bùng nổ mạnh mẽ.

Tô Linh - MarketingAI

Theo Decision Lab

>> Xem thêm: Những nội dung trực tuyến được thế hệ Gen Z quan tâm trong năm 2020

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.