Giải mã gen Z: 5 xu hướng sẽ “bùng nổ” trong năm 2023

16 Thg 03

Gen Z - thế hệ được sinh ra từ giữa những năm 1990 đến đầu những năm 2010. Họ là thế hệ đầu tiên của “người bản địa kỹ thuật số”, những người coi Internet là một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Đứng trước nhiều biến động của đại dịch Covid và nền kinh tế khủng hoảng, gen Z bị tác động lớn đến hành vi và suy nghĩ, khiến các thương hiệu phải đau đầu trong việc giải mã Insight của thế hệ thú vị này. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về gen Z cũng như những chương trình, xu hướng mà họ quan tâm trong năm 2023.

Theo New York Post, Gen Z được xem là thế hệ lớn nhất, chiếm 32% dân số toàn cầu, lần lượt vượt qua thế hệ millennials và Baby Boomers. Tuy nhiên, điểm mạnh của họ không nằm ở số lượng. Meghan Grace, tác giả của cuốn “Generation Z: A Century in the Making”  cho biết: “Họ nhìn thế giới rất khác so với những thế hệ trước” Dưới đây là những góc nhìn mới của gen Z về các lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống.

Money Talk - Tham vọng tiền bạc

Mặc dù thuộc nhóm thu nhập thấp (phần lớn là do mới bắt đầu sự nghiệp), nhưng điều đó không có nghĩa là gen Z không quan tâm đến tiền bạc. Hoàn toàn ngược lại, một cuộc khảo sát được thực hiện bởi nền tảng truyền thông xã hội cho thấy, 64% Gen Z có kế hoạch kiếm tiền từ mạng xã hội và làm một công việc phụ khác. 

Gen Z có xu hướng đi làm từ sớm
Gen Z có xu hướng đi làm từ sớm

Điều này có nghĩa là một xu hướng khác đang nổi lên trong hành vi của giới trẻ. Gen Z có ý thức rõ về công việc, sự nghiệp và đặc biệt là những thứ liên quan đến tài chính cá nhân, đầu tư… Họ không ngại thử nghiệm và nhận ra rằng có thể có nhiều cách khác để kiếm tiền hậu hĩnh hơn ngoài công việc hành chính như Reels và việc tạo nội dung trên mạng xã hội. 

Bên cạnh đó, theo GWI, khi nói đến việc tiết kiệm tiền, 63% gen Z nói rằng họ muốn tiết kiệm nhiều tiền hơn trong 3 tháng tới - dẫn đầu về số lượng với các thế hệ khác. Mặc dù ý định tốt, nhưng điều đó không có nghĩa là họ hoàn toàn tự tin vào phương pháp tiết kiệm của mình. Trên thực tế, Gen Z nổi bật vì mong muốn được hỗ trợ từ ngân hàng trong việc lập ngân sách và áp dụng thói quen chi tiêu tốt hơn. Nhưng hiện tại, chỉ 55% nói rằng họ nhận được sự hỗ trợ này từ ngân hàng, đây có thể là một cơ hội mới cho các thương hiệu tài chính.

Thương hiệu nên triển khai nội dung gì?

Dễ dàng nhận thấy sức ảnh hưởng của những nội dung liên quan đến chuyện tài chính, chi tiêu được giới trẻ quan tâm như “Money Z” của Kênh 14, “Tiền nong năm nhất”, Podcast “Có tiền làm gì?”, “Tiền đẻ ra tiền”, “Nothing to hot thing”. Những nội dung này xoay quanh về kiếm tiền, đầu tư, chi tiêu, nợ nần của giới trẻ. Phản ánh, ghi nhận, hướng đến những bài học thực tế, có giá trị về quản trị tài chính cá nhân cũng như đưa ra “kho" bí kíp thực tế và lời khuyên “nặng ký" về quản trị tài chính cá nhân thông qua các bài dịch và phỏng vấn nhân vật. Chỉ sau 4 tháng, các chuyên mục này đã nhận được sự quan tâm và ủng hộ lớn từ độc giả với trung bình 200.000 lượt view/ ngày ( những bài nội dung “hot”, view có thể lên tới khoảng 40.000 - 80.000 view mỗi bài. 

Thương hiệu nên triển khai nội dung gì?
Podcast “Có tiền làm gì?” 

Travel - Thế hệ ưa xê dịch

Khi được hỏi điều gì sẽ mang lại nhiều niềm vui hơn trong cuộc sống, các kỳ nghỉ được Gen Z đặt lên hàng đầu. Theo báo cáo của Edyn - dịch vụ lưu trú dài hạn, 34% khách du lịch Gen Z và Millennial có kế hoạch thực hiện các chuyến đi dài và 56% gen Z muốn sống ở nhiều thành phố khác nhau trong năm 2023. Cụ thể, khách du lịch trẻ tuổi sẽ có nhiều chuyến đi hơn, đặt phòng ở lâu hơn, chi tiêu nhiều hơn và tìm kiếm nhiều tính năng hơn từ chỗ ở như cơ sở chăm sóc sức khỏe và không gian làm việc chung. 

Travel - Thế hệ ưa xê dịch
Thế hệ gen Z ưa xê dịch

Theo nghiên cứu của Booking.com, 44% khách du lịch toàn cầu muốn trải nghiệm cuộc sống sinh hoạt hoang sơ, không có sự hỗ trợ của các thiết bị, dụng cụ hiện đại. Còn 55% thì muốn có những kỳ nghỉ theo phong cách "ngoài vùng phủ sóng" - hoàn toàn ngắt kết nối, bỏ phố về quê để tránh sự xô bồ của cuộc sống.

Thương hiệu nên triển khai nội dung gì?

Từ những nghiên cứu trên, các thương hiệu ngành du lịch có thể đẩy mạnh các chuyên đề, bài viết về những địa điểm check-in nổi tiếng, những khu du lịch hoang sơ, yên bình và thêm nhiều trải nghiệm mới tại cơ sở du lịch. Những tuyến nội dung như “Thức dậy đi Việt Nam đi” hay “Đi hết Việt Nam” của Kênh 14 được khá nhiều bạn đọc quan tâm, bạn có thể tham khảo về 2 tuyến nội dung này. 

Thương hiệu nên triển khai nội dung gì?
“Đi hết Việt Nam” được nhiều bạn trẻ quan tâm

Lifestyle - Trải nghiệm đa văn hóa

Năm 2023 sẽ là một năm hội nhập toàn cầu về về ẩm thực và âm nhạc. Gen Z quan tâm sâu sắc đến phim truyền hình, âm nhạc và ẩm thực Hàn Quốc - Nhật Bản. Bởi đây là thời điểm mà các nhóm nhạc Kpop như BTS, Twice và BlackPink đang gây chú ý khi vượt qua các bảng xếp hạng toàn cầu. Chưa bao giờ ẩm thực Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ và các món ăn châu Á khác lại nhận được sự đánh giá cao trên toàn cầu như vậy. Khoảng 68% những người trả lời khảo sát Gen Z tiết lộ rằng họ muốn đa dạng hóa vị giác và mở rộng gu âm nhạc của mình.

Lifestyle - Trải nghiệm đa văn hóa
Các nhóm nhạc Kpop được gen Z ưa thích

Bên cạnh đó, khi nói đến hẹn hò, nhiều người cảm thấy thoải mái hơn khi trò chuyện qua tin nhắn thay vì gặp mặt trực tiếp. Gen Z có xu hướng sử dụng các nền tảng truyền thông xã hội như Instagram để hẹn hò trực tuyến thay vì chat qua các ứng dụng hẹn hò.

Thương hiệu nên triển khai nội dung gì?

Talkshow là một trong những hình thức phù hợp dành cho concept ăn uống, hẹn hò và trải nghiệm phong cách sống. Ví dụ: Brunch Date của Kenh 14 là một talkshow kết hợp giữa việc khám phá ẩm thực và trải lòng cùng các nhân vật nổi tiếng. Hay Naked Love là một talkshow "trần tình" thẳng thắn về những tranh cãi trong tình yêu của người trẻ hiện đại, tạo cơ hội cho những người trẻ có lối sống và suy nghĩ khác với số đông được chia sẻ trải nghiệm và góc nhìn của mình. Những talkshow mang góc nhìn khác nhau sẽ giúp người trẻ khám phá bản thân và sự đồng điệu về tâm hồn khi nghe các nhân vật chia sẻ. 

Thương hiệu nên triển khai nội dung gì?
Talkshow phỏng vấn hoa hậu Thùy Tiên

Healthy - Báo động về sức khỏe thể chất và tinh thần

Theo nghiên cứu của Godrej Interio - một thương hiệu nội thất tại Ấn Độ , 38% gen Z sử dụng laptop từ 6-8 giờ mỗi ngày và phần lớn thời gian trong ngày của họ là dành cho các tiện ích. Khảo sát cũng cho thấy 37% gen Z dành hơn 5 giờ mỗi ngày để xem Smart-TV kết nối Internet để giải trí. Do sử dụng các thiết bị điện tử trong thời gian dài khiến Gen-Z phải chịu các nỗi đau về thể chất như đau cổ, đau mỏi vai gáy, vẹo lưng, đau cột sống và đau đầu.

Bên cạnh về sức khỏe thế chất, Gen Z cũng có nhiều khả năng gặp vấn đề về sức khỏe tinh thần nhất. Cứ 10 người thì có 3 người nói rằng họ dễ bị căng thẳng và lo lắng, con số này cao hơn tất cả các thế hệ khác và thật đáng buồn là nó đang gia tăng.

Gen Z gặp nhiều vấn đề về sức khỏe tinh thần
Gen Z gặp nhiều vấn đề về sức khỏe tinh thần

Báo cáo từ McKinsey cho biết Gen Z có cái nhìn ít tích cực nhất về cuộc sống và những người thuộc thế hệ này có khả năng từng nghĩ đến hoặc cố gắng tự tử, con số này cao gấp hai đến ba lần so với các thế hệ khác trong năm 2022. Vậy đâu là nguyên nhân?

Thương hiệu nên triển khai nội dung gì?

Một lý do tiềm ẩn là thế hệ này đang sử dụng công nghệ quá mức kèm theo đó là đại dịch COVID-19 và suy thoái kinh tế đã làm gia tăng đáng kể tình trạng sức khỏe ở những người trẻ tuổi. Các nội dung liên quan tới việc chữa lành, tips sống khỏe và những phương pháp cân bằng trong cuộc sống được ưu tiên hàng đầu. “Cột sống gen Z” của Kênh 14 là một nội dung hay mà bạn có thể tham khảo, bàn về các vấn đề sức khỏe của gen Z, không chỉ thể chất mà còn chú trọng đến tinh thần của những người trẻ tuổi đang chịu áp lực từ bạn bè trang lứa và những kỳ vọng từ xã hội. 

Chuyên đề “Cột sống gen Z”
Chuyên đề “Cột sống gen Z”

Beauty & Fashion - Thời trang mang tính bền vững

Một cuộc khảo sát do ASOS thực hiện chỉ ra rằng hơn hai phần ba (69%) gen Z nói rằng họ sẽ chi tiêu nhiều hơn cho quần áo và thời trang vào năm 2023. Gần chín phần mười (87%) những người ở độ tuổi 20 tự coi mình là tín đồ thời trang, với hơn hai phần ba (68%) cho biết thời trang là một cách quan trọng để thể hiện bản thân.

Một trong những xu hướng mà gen Z quan tâm trong những năm gần đây là thời trang từ những năm 2000. Các chuyên gia Marketing coi đây là sự kết hợp giữa cũ và mới: Gen Z thích các sản phẩm cũ với điểm mới là tính bền vững và giá trị xã hội. 

Theo báo cáo của Instagram và WSGN, phỏng vấn 1200 Gen Z, đã tiết lộ rất nhiều điều về xu hướng hàng đầu của Gen Z năm 2023. Họ gọi những người này là một trong những thế hệ có ý thức đạo đức nhất. Người tiêu dùng Gen Z đặc biệt quan tâm đến việc lựa chọn các thương hiệu có đạo đức và tính bền vững. Họ phản đối thời trang nhanh - nguyên nhân lớn khiến các bãi rác lấp chất đầy phế thải, hơn một nửa số người tham gia khảo sát dự định sẽ mua quần áo tự làm vào năm 2023. Gen Z sẵn sàng trả thêm tiền cho các sản phẩm thân thiện với môi trường và có tác động xấu tới hệ sinh thái. 

Thời trang nhanh gây ra nhiều hệ lụy tới môi trường
Thời trang nhanh gây ra nhiều hệ lụy tới môi trường

Thương hiệu nên triển khai nội dung gì?

Những nội dung về thời trang, làm đẹp cần đưa được sự khác biệt và cá nhân hóa, giúp gen Z thể hiện hiện được cá tính bản thân. Ngoài ra, những chủ đề về DIY, phối những bộ quần áo có sẵn trong tủ - chưa phổ biến tại Việt Nam có thể là một trong những chủ đề khai thác mới lạ, không bị nhàm chán. “Soi đồ sao”, “Được rồi đi thôi” cũng được xem là chủ đề khá hot của Kênh 14, theo chân những người nổi tiếng– những người sáng tạo nội dung có liên quan tới Thời Trang – Làm Đẹp – chuẩn bị lên đồ trang điểm (Get Ready With Me) trước khi ra ngoài, đi café, tham dự sự kiện hoặc đi làm để biết được đằng sau những layout “thần thánh” đó, bí quyết của họ là gì. Từ đó khán giả có thể tham khảo và sử dụng những sản phẩm tương tự để “nâng cấp” ngoại hình của mình thêm long lanh!

Khách mời Quỳnh Anh Shyn trong chương trình “Được rồi đi thôi”
Khách mời Quỳnh Anh Shyn trong chương trình “Được rồi đi thôi”

Kết

Gen Z không giống bất kỳ thế hệ nào trước đây. Họ có chất riêng, đa dạng và sẵn sàng đưa ra ý kiến ​​của mình. Tuy nhiên, với rất nhiều Gen Z dưới 18 tuổi, tương lai của thế hệ này có thể thay đổi mạnh mẽ trong những năm tới. Với sức mua ngày càng tăng và xu hướng tác động đến các vấn đề xã hội, các thương hiệu cần thực sự thấu hiểu, nghiên cứu để có thể triển khai các dạng Content và chủ đề phù hợp.

Minh Anh - MarketingAI

Roadmap Innovation 2023 - Tấm bản đồ truyền thông mà các marketer hàng đầu không nên bỏ lỡ. Nơi cập nhật những xu hướng, chuỗi sự kiện và các cuộc thi... có sức ảnh hưởng lớn nhất trong năm 2023. 

Đăng Ký Nhận Ngay: ROADMAP INNOVATION 2023

Đánh giá của bạn

TAGS:

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.