Một chiến dịch social media thành công có khả năng nâng cao brand awareness, tăng cường kết nối với khách hàng và thúc đẩy doanh số nhanh chóng cho doanh nghiệp. Chỉ riêng Mỹ, thống kê có khoảng 233 triệu người dùng mạng xã hội, chiếm khoảng 75% dân số.
Tuy nhiên, mạng xã hội có thể là con dao hai lưỡi. Nếu không lập kế hoạch, thực hiện và đo lường chiến dịch marketing một cách chiến lược, doanh nghiệp sẽ lãng phí rất nhiều thời gian và tiền bạc. Để giúp thương hiệu tạo các chiến dịch phù hợp với đối tượng mục tiêu hơn, chúng ta sẽ xem xét 6 trong số các chiến dịch social media marketing thành công nhất từ các thương hiệu lớn trên thế giới.
Starbucks
Starbucks là một trong những thương hiệu tiên phong khi tung ra chiến dịch #Whatsyourname trên mạng xã hội nhằm tuyên truyền sự bình đẳng giữa tất cả các giới, đặc biệt tập trung vào những người chuyển giới đang phải chịu sự kỳ thị, bất công từ cái nhìn gắt gao của xã hội.
Thương hiệu đã khởi động chiến dịch chạy trên YouTube, Facebook, Instagram, Twitter và kênh truyền hình. Starbucks cho phép mỗi khách hàng viết tên lên trên thành cốc khi order mỗi ly cà phê, thông qua đó nhằm tôn vinh mỗi cái tên mới của khách hàng, giúp họ cảm thấy tự tin khi được là chính mình.
Bài học: Starbucks là thương hiệu đầu tiên đứng lên đấu tranh quyền bình đẳng cho người chuyển giới. Động thái quyết đoán này mặc dù tạo ra nhiều tranh cãi song đã khẳng định giá trị và mục đích nhân văn mà thương hiệu này mang lại cho xã hội. Dù có thể mất đi một vài khách hàng nhưng thứ Starbucks nhận về nhiều hơn chính là sự tôn trọng.
Tạo các chiến dịch marketing liên quan đến các vấn đề xã hội là điều nhạy cảm, do đó các thương hiệu cần cẩn trọng khi quyết định thực hiện chúng. Một chiến dịch nhân văn, ý nghĩa sẽ dễ dàng tạo được tiếng vang trên mạng xã hội và chạm đến trái tim khách hàng.
Procter & Gamble
Procter & Gamble là tập đoàn lớn chuyên sản xuất đồ gia dụng và là công ty mẹ của các thương hiệu đình đám như Pampers và Gillette đến Head & Shoulders và Tide.
Tháng 3/2020, trong khi thế giới rơi vào tình trạng lockdown bởi ảnh hưởng của Covid-19, tập đoàn này đã tạo một chiến dịch marketing thành công trên nền tảng Tiktok có tên #DistanceDance.
Procter & Gamble sẽ hợp tác với influencer trên TikTok - kênh Charli D’Amelio, để khuyến khích người dùng đang trong thời gian cách ly tại nhà tự quay một video khiêu vũ và post lên trang cá nhân của họ.
Một số ý kiến cho rằng điệu nhảy khiêu vũ tự phát này có phần "ngớ ngẩn, lố bịch" thế nhưng phần đông khác lại coi như trò tiêu khiển thư giãn và rất thích thú với giai điệu của chúng. Và kết quả là, hàng triệu người dùng, ngôi sao, người nổi tiếng đã tham gia nhiệt tình, Procter & Gamble cũng cam kết quyên góp cho quỹ từ thiện Feeding America và Matthew25 doanh thu từ 3.000.000 video đầu tiên do người dùng tạo.
Bài học: Procter & Gamble thể hiện tầm nhìn xa khi tận dụng hai xu hướng quan trọng: Các video khiêu vũ và vũ đạo gốc + TikTok. Thương hiệu này đã rất thông minh khi biết tận dụng thời cơ và thấu hiểu sức mạnh của Tiktok khi ứng dụng này đang trong thời kỳ hoàng kim (tốc độ tăng trưởng vượt bậc trong thời gian lockdown). Nếu có thể kết hợp với influencer và một nền tảng đang phát triển như Tiktok thì chiến dịch social media chắc chắn sẽ tạo ra nhiều hiệu ứng bất ngờ.
>> Xem thêm: Nhìn lại các quảng cáo OOH thành công nhất thế giới năm 2020 bất chấp “bão” Covid-19
Coors Light
Coors Light là loại bia phổ biến thứ hai ở Mỹ và xuất xưởng hơn 14 triệu thùng vào năm 2019. Thương hiệu bia trứ danh này ra đời vào năm 1978, từ trước khi mạng xã hội xuất hiện. Chiến dịch tiếp thị #CouldUsseABeer của hãng ra mắt trong thời gian phong tỏa bởi Coronavirus đã thực sự tạo tiếng vang lớn trên mạng xã hội.
Khởi động chiến dịch, Coors Light đã lên Twitter để nói với những khách hàng đang căng thẳng, lo lắng và bị mắc kẹt ở nhà vì virus hãy tweet cho họ bằng cách sử dụng hashtag #CouldUseABeer. Bất cứ ai làm như vậy kèm theo điều kiện của Coors Light đưa ra sẽ được gửi đến một hộp bia gồm 6 lon để thưởng thức ngay lập tức.
Đương nhiên, không phải thương hiệu nào cũng có đủ khả năng để tặng sản phẩm cho từng khách hàng đã tweet chúng như Coors Light.
Bài học: Chiến dịch này được lấy cảm hứng từ một tweet trước đó, khi một phụ nữ 93 tuổi trong diện cách ly đưa ra yêu cầu trên Twitter rằng bà cần “thêm bia!” Coors Light đã đáp ứng và gửi tặng cho bà một số chai bia. Và chiến dịch #CouldUseABeer đã ra đời theo cách như vậy. Tuy nhiên, chiến lược của hãng bia này không chỉ đơn giản là tặng bia free mà theo hình thức giveaway. Khách hàng luôn bị thu hút bởi các món quà và đây là cách nhanh nhất để tăng doanh số, tạo tệp khách hàng tiềm năng.
Ngoài ra, Coors Light đã rât thông minh khi tạo ra một hashtag độc đáo. Điều này làm cho thương hiệu trở nên khác biệt trên mạng xã hội và không "đụng hàng" với bất kỳ thương hiệu nào khác.
Charmin
Charmin là thương hiệu giấy vệ sinh do Procter & Gamble sản xuất. Mặc dù không quá phổ biến song Charmin lại được nhiều người biết tới là "thương hiệu có những phát ngôn táo bạo nhất trên Twitter".
Hãng giấy vệ sinh này đã duy trì tiếng nói nhất quán trong suốt quá trình xây dựng thương hiệu và tạo những dòng tweet hài hước liên quan đến trải nghiệm đi vệ sinh của người dùng - điều mà chưa đối thủ nào làm được.
Họ cũng chịu trách nhiệm tạo hashtag #tweetfromtheseat, khuyến khích những người theo dõi họ tweet suy nghĩ của họ khi đang đi vệ sinh. Có đến 74,5% người Mỹ thừa nhận sử dụng điện thoại của họ khi đi vệ sinh và không có gì ngạc nhiên khi chiến dịch này đã thu hút một lượng tương tác cực lớn về cho thương hiệu.
Bài học: Charmin đã minh chứng, đôi khi không cần phải tạo một chiến dịch social media quá xuất sắc và kỳ công để cải thiện doanh số. Hay hoặc tạo các chiến dịch nâng cao nhận thức các vấn đề xã hội nếu không thực sự mang lại lợi ích cho doanh nghiệp. Tât cả những gì doanh nghiệp cần là thấu hiểu đối tượng khách hàng, pha thêm chút sáng tạo hài hước, dí dỏm để tiếp cận họ theo cách tự nhiên, gần gũi nhất.
Bitter Pops
Bitter Pops là một quán bia chuyên bán bia, rượu thủ công. Thương hiệu này cho chạy nhiều chiến dịch dựa trên sự kiện mỗi tháng, chẳng hạn như mở một lớp học yoga cho khách hàng ngay tại cửa hàng. Tiền thu được từ mỗi sự kiện được quyên góp cho các tổ chức từ thiện và địa phương.
Sau một thời gian, một số ý kiến góp ý rằng Bitter Pups có thể mở một chiến dịch marketing mới khuyến khích các fan của quán mang chó đến để... check-in. Các bức ảnh này sẽ được đăng tải lại trên trang instagram của quán và đính kèm hashtag.
Tất nhiên, nội dung do người dùng tạo (UGC) là cách tốt nhất để cải thiện mức độ tương tác trên mạng xã hội. Thay vì mệt mỏi tạo nội dung mới mọi nơi mọi lúc, khách hàng có thể làm điều đó giúp bạn!
Bài học: Tất nhiên những chú chó chẳng liên quan gì đến bia - sản phẩm mà Bitter Pups đang bán cả. Nhưng thương hiệu này đã khéo léo mở rộng marketing từ rượu sang thứ mà tất cả mọi người đều yêu thích và thấy đáng yêu. Bitter Pops đã thu hút được một lượng khán giả hoàn toàn mới và tạo ra những kết nối mới, đồng thời hình thành một cộng đồng fans yêu động vật hoạt động tích cực trên mạng xã hội.
Hải Yến - MarketingAI
Theo justcreative
>> Có thể bạn chưa biết: Bài học xây dựng thương hiệu từ Jurgen Klopp – vị thuyền trưởng tài ba của bóng đá hiện đại
Bình luận của bạn