Mixue bắt đầu lấn sân thị trường Nhật - Tiếp tục lấy giá cả làm lợi thế cạnh tranh
Cuối tháng 6 vừa qua, thương hiệu kem và trà sữa Trung Quốc - Mixue đã chính thức tấn công thị trường Nhật Bản với cơ sở đầu tiên tại khu phố Ikebukuro. Sau khi khai trương, Mixue Ikebukuro đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của người tiêu dùng địa phương bởi mức giá rẻ đáng kinh ngạc so với các đối thủ cạnh tranh tại đây.
Cụ thể, Mixue đang bán với giá 100 yên đối với trà, 360 yên đối với trà sữa giá và 160 yên đối với kem. So với giá của các đối thủ cạnh tranh khác như Gong Cha, mức giá của Mixue chỉ bằng khoảng 60% - một con số quá rẻ so với thị trường Nhật Bản. Chính vì vậy, từ những ngày đầu khai trương đến nay, cửa hàng của Mixue luôn rất nhộn nhịp khách ra vào.
Hiện tại, sau 4 tháng ra nhập thị trường Nhật Bản, Mixue đã có khoảng 5 cơ sở cố định tại Osaka và Tokyo - những trung tâm kinh tế lớn nhất của quốc gia này. Đơn vị hợp tác của Mixue - Albe Japan cũng cho biết, thương hiệu này sẽ tập trung khai thác lợi thế về mức giá thấp và tiếp tục mở rộng với mục tiêu 15 cửa hàng trong năm 2023. Tiếp đó, Mixue sẽ tập trung vào mô hình nhượng quyền - mô hình phát triển chính của thương hiệu này, hướng tới con số 1000 cửa hàng vào năm 2028.
Chiêu thức thu hút nhượng quyền tương tự thị trường Việt Nam
Có thể thấy cách thức tiếp cận thị trường Nhật Bản của Mixue tương đối giống với những gì mà thương hiệu này từng làm tại Việt Nam. Đó là việc sử dụng mức giá rẻ cùng các chiêu thức marketing hấp dẫn để lấy lòng đông đảo khách hàng, từ đó thu hút tối đa các nhà đầu tư nhượng quyền và thu lợi từ chính những cửa hàng này.
Trên thực tế, khách hàng chính của Mixue vốn là không phải là người tiêu dùng. Lợi nhuận chính của thương hiệu này đến từ những cửa hàng nhượng quyền - nơi sẽ mua nguyên vật liệu, máy móc và đặc biệt là các khoản phí nhượng quyền từ Mixue. Và nhiệm vụ của Mixue là làm sao để các nhà đầu tư thấy được tiềm năng và lợi nhuận của mô hình nhượng quyền đó. Vì vậy, ở bước tiếp cận thị trường, Mixue mở ra sẽ những cửa hàng cố định và thu hút đông đảo người tiêu dùng nhờ mức giá rẻ và hương vị sản phẩm ổn. Sự thành công của những cửa hàng cố định này là bằng chứng quan trọng để Mixue chứng minh được tiềm năng kinh doanh của thương hiệu và bắt đầu thu hút các nhà đầu tư.
Quay lại Việt Nam, sau khi nhu cầu nhượng quyền đã đạt tới mức bão hòa với mật độ cửa hàng nhượng quyền dày đặc thì Mixue có vẻ đã không còn mặn mà với thị trường này như trước. Những chiến dịch marketing rầm rộ đã dần vắng bóng, không còn nhiều bài viết về những con số doanh thu hay lượng khách hàng khủng của Mixue như thời gian đầu. Thay vào đó, những vấn đề trong chính sách nhượng quyền của thương hiệu này bắt đầu lộ rõ. Các cửa hàng nhượng quyền dường như đang bị bỏ rơi sau khi Mixue đã vắt kiệt tiềm năng thị trường.
Nhưng đối với thị trường Nhật Bản, quy trình nhân rộng của Mixue có vẻ sẽ gặp phải nhiều khó khăn hơn. Bởi tại đây, một đối thủ khác là Cotti cũng đang nhận được khá nhiều sự ủng hộ của người dân.
Đặc biệt, mức độ cạnh tranh trên thị trường đồ uống Nhật Bản đang diễn ra rất gay gắt với hàng loạt thương hiệu nổi tiếng. Điển hình như Starbuck với 1800 cửa hàng cùng tốc độ mở rộng lên tới 100 địa điểm/năm. Chiến giá rẻ của Mixue cũng sẽ gặp nhiều khó khăn tại thị trường này, vì các chuỗi cửa hàng tiện lợi như 7-Eleven và cửa hàng thức ăn nhanh cũng cung cấp cà phê và đố uống với mức giá rất hấp dẫn.
Bình luận của bạn