cover

FMCG - Offline Marketing đâu phải là tất cả?

29 Thg 11

FMCG là viết tắt của Fast-Moving Consumer Goods tức là ngành hàng tiêu dùng nhanh. Theo nghiên cứu mới nhất của Kantar Worldpanel, giá trị tiêu dùng online ngành FMCG nhiều hơn 3-4 lần so với mức chi tiêu trung...

FMCG là viết tắt của Fast-Moving Consumer Goods tức là ngành hàng tiêu dùng nhanh. Theo nghiên cứu mới nhất của Kantar Worldpanel, giá trị tiêu dùng online ngành FMCG nhiều hơn 3-4 lần so với mức chi tiêu trung bình. Nghiêu cứu cũng chỉ ra rằng gần 6% hộ gia đình thành thị ở Việt Nam mua hàng tiêu dùng nhanh trực tuyến ít nhất một lần trong năm. Nhóm người trẻ tuổi và thu nhập khá có xu hướng thích mua sắm trên mạng nhất. Thương mại điện tử sẽ phát triển hơn gấp 5 lần vào năm 2020 và nhóm khách hàng này sẽ vẫn duy trì hành vi mua hàng online của họ trong tương lai.

Offline marketing từng là thế mạnh của FMCG

Trước giờ, ngành FMCG vẫn thường mạnh về offline marketing do đặc thù của khách hàng do đòi hỏi yếu tố con người. Chẳng hạn, khi mua hàng ở kênh bách hóa, khách hàng sẽ trực tiếp được người bán hàng tư vấn, khuyên dùng sản phẩm nào. Họ biết tên của người bán hàng đó, và đôi khi còn có số điện thoại để gọi khi có chương trình khuyến mãi. Ngay cả khi kênh online marketing làm tốt thế nào đi chăng nữa, thì yếu tố kết nối cá nhân giữa người với người gần như rất khó thực hiện.

Công nghệ thay đổi hành vi mua sắm sản phẩm FMCG

Cuộc cách mạng số giúp loại bỏ rào cản lớn nhất đối với thương mại điện tử. đó là khả năng tiếp cận. Thương mại điện tử có khả năng biến chuyển thành thương mại di động nhờ việc sử dụng rộng rãi điện thoại thông minh ở Việt Nam. Người tiêu dùng trên môi trường số đòi hỏi trải nghiệm mua sắm tiện lợi hơn. Khoảng 69% hộ gia đình tại Việt Nam có các bà nội trợ đi làm, nên nhu cầu về sự tiện lợi sẽ tăng cao. Nhóm đối tượng này mong muốn mua hàng online để tiết kiệm khoảng thời gian ít ỏi cho cuộc sống cá nhân của họ. Giao dịch online trong trường hợp này chiếm ưu thế, khi mà tình trạng ùn tắc giao thông khiến việc mua sắm offline trở nên tốn thời gian và công sức hơn

Ưu điểm vượt trội cho ngành FMCG khi làm online marketing

Trưng bày: Nếu bạn bán sản phẩm cao cấp, và cần trưng bày đẹp mắt, thì kênh online marketing sẽ thích hợp cho bạn. Trong khi đó, không phải cửa hàng nào cũng có đủ diện tích trưng bày nhiều mặt hàng. Điều này khiến khách hàng khó tìm sản phẩm mình cần hơn. Việc trả tiền để được trưng bày ở cửa hàng gặp khó khăn hơn nhiều so với việc bạn trả tiền để đẩy cho sản phẩm bạn lên đầu trên một trang bán hàng online nào đó.

Hành vi & tiện lợi mua sắm: Với khoảng không kinh doanh là nhà mặt tiền có khuyết điểm là hẹp về bề ngang (như phần lớn nhà “ống” ở tại Việt Nam. Điều này dẫn đến việc vào cửa hàng, cầm, nắm, thử sản phẩm, hay tìm hiểu về sản phẩm kĩ càng rất khó khăn. Theo nghiên cứu thì thường khi mua hàng ở kênh offline, người mua chỉ đứng ở ngoài và gọi tên sản phẩm cần mua. Tức là họ đã phải có sẵn tên nhãn hàng trong đầu rồi. Nên khó để những sản phẩm không tên tuổi thuyết phục họ mua ngay ở điểm bán.

FMCG - Offline Marketing đâu phải là tất cả?- Ảnh 1.

Ảnh: doanhnhansaigon.vn

Môi trường mua sắm: kênh offline là nhà ống chật hẹp. Nên khi mua, dù có thể bước vào tiệm thì cũng rất chật, bất tiện, và nóng. Người mua chỉ muốn mua cho nhanh sản phẩm mình cần rồi ra về. Trong khi đó, với kênh online, bạn có thể mua sắm ngay tại nhà.

Giải pháp marketing cho ngành FMCG là gì?

Theo báo cáo của We Are Social Singapore, tỉ lệ người dùng Smartphone ở Việt Nam là 73%, trong đó khoảng 50% tổng dân số có thể truy cập Internet. 87% trong số đó nói rằng họ truy cập Internet mỗi ngày. Con số đó vẫn lớn lên từng ngày. Điều đó cho thấy online marketing sẽ là một phần không thể thiếu trong các chiến dịch nhãn hàng trong tương lai.

FMCG - Offline Marketing đâu phải là tất cả?- Ảnh 2.

Vinamilk tiên phong về online marketing trong ngành FMCG (Ảnh: cafef)

Một điểm tuyệt vời mà tôi thấy ở các kênh như Lazada, Tiki, Adayroi,... đó là họ được sinh ra để tiếp xúc với khách hàng trên kênh digital. Mà kênh digital là một kênh có khả năng cá nhân hóa thông điệp rất cao, nó có thể theo dõi hành vi của bạn để quảng cáo cho bạn thứ bạn cần. Ví dụ bạn Google "sữa bột" thì khả năng bạn thấy mộtquảng cáo của sữa bột trên những trang web sau này là rất cao.

Không chỉ vậy, kênh Lazada còn có mạng lưới vận chuyển hàng mua đến tận tay khách hàng. Điều mà trước kia, các nhãn hàng chỉ có thể làm qua kênh truyền thống nhà phân phối. Do đó kênh Online-Retail nên là kênh thích hợp trong việc kích hoạt dùng thử. Bởi nó có khả năng tiếp cận với những người đang cần sản phẩm, vào đúng lúc, đúng chủ đề mà họ cần. Không chỉ vậy, khi khuyến khích họ mua thử sản phẩm trên kênh online, sản phẩm dùng thử của bạ sẽ được trao tận tay khách hàng.

Kết luận

Tất yếu cần kết hợp hài hòa giữa offline marketing và online marketing cho ngành FMCG để có thể cạnh tranh trên thị trường. Sự phát triển của công nghệ dẫn đến xu hướng tiêu dùng, mua sắm thay đổi đòi hỏi các marketer luôn cần biết nắm bắt, sử dụng các phương thức marketing phù hợp để thành công.

Ngọc Mai - MarketingAI

TAGS:

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.