Có thể nhiều người đã biết đến Amazon, Ebay, Walmart... nhưng sẽ khá lạ lẫm khi không rõ Flipkart là gì. Cùng thuộc lĩnh vực kinh doanh trực tuyến song các công ty thương mại điện tử này đều có sự khác biệt về lịch sử thành lập, chính sách công ty và cách thức kinh doanh.
Trong bài viết này, MarketingAI sẽ giới thiệu cho bạn tất tần tật về Flipkart là gì cũng như điểm giống và khác của Flipkart với các công ty thương mại điện tử khác nhé!
Flipkart là gì?
Flipkart có tên đầy đủ là Flipkart Pvt Ltd. - đây là một công ty thương mại điện tử Ấn Độ được thành lập vào T10/2007, có trụ sở tại Bengaluru, Ấn Độ. Flipkart ban đầu là một công ty sách, được sở hữu bởi 2 kỹ sư trẻ là Sachin Bansal và Binny Bansal. Về sau, Flipkart mở rộng cung cấp các sản phẩm khác như điện tử, thời trang, lối sống... Hiện Flipkart đang sở hữu hệ sinh thái gồm trang Flipkart, hai trang thương mại điện tử thời trang Myntra và Jabong và nền tảng thanh toán PhonePe.
Vào tháng 5/2018, công ty thương mại điện tử này được định giá 21 tỷ đô la Mỹ.
- Giám đốc điều hành: Kalyan Krishnamurthy (tháng 1/2017– nay)
- Ngày thành lập: Tháng 10 năm 2007, Bengaluru, Ấn Độ
- Tình trạng hiện tại: Trực tuyến
- Tổ chức mẹ: Walmart
- Các công ty con: Myntra, Jabong.com, PhonePe, Ekart, Jeeves.co.in
- Nhà sáng lập: Sachin Bansal, Binny Bansal
- Trang web: https://www.flipkart.com/
>> Xem thêm: Ebay là gì? Cách mua hàng trên Ebay
Lịch sử ra đời và phát triển của Flipkart
Câu chuyện của Flipkart bắt đầu sau cái bắt tay hợp tác giữa 2 kỹ sư trẻ ngành Khoa học máy tính và kỹ thuật của Viện Công nghệ Ấn độ Delhi là Binny Bansal và Sachin Bansal.
Binny Bansal sinh ra và lớn lên trong gia đình có điều kiện ổn định. Cha của Binny là một quan chức ngân hàng cao cấp đã về hưu, mẹ anh làm việc trong chính phủ. Tốt nghiệp với tấm bằng loại giỏi, tuy nhiên Binny Bansal đã từng bị Google từ chối hai lần. Sau đó, anh đầu quân cho Amazon.com trong vòng 9 tháng.
Thời điểm ấy Sachin Bansal cũng đang làm việc tại Amazon với vị trí là kỹ sư phần mềm. Hai người nhanh chóng xây dựng mối quan hệ thân thiết vì đều học chung trường đại học. Có tham vọng làm giàu, năm 2007, Sachin và Binny rời Amazon, thành lập một công ty start-up. Họ lập Flipkart ban đầu để bán sách trực tuyến. Trụ sở làm việc của 2 kỹ sư trẻ khi đó là một căn hộ Bangalore.
Nhờ duy trì được lòng tin và sự ủng hộ của khách hàng, Flipkart đã nhanh chóng mở rộng dịch vụ đa lĩnh vực và trở thành nền tảng thương mại điện tử hàng đầu của Ấn Độ hiện nay. Riêng Binny và Sachin, cả 2 được xếp hạng thứ 86 trong danh sách những tỷ phú giàu nhất Ấn Độ do Forbes xếp hạng với giá trị tài sản ròng lên tới 1,3 tỷ USD. Flipkart trở thành cái tên sừng sỏ trong lĩnh vực thương mại điện tử, bất chất sự hiện diện của ông lớn Amazon cùng những nền tảng khác.
Năm 2018, Walmart ký thỏa thuận đầu tư 16 tỉ đô la Mỹ để sở hữu 77% cổ phần tại FlipKart. Số cổ phẩn còn lại sở hữu bởi nhà đồng sáng lập Binny Basalm, Tiger Global Management LLC và Microsoft Corp, quỹ đầu tư Tencent. Trong thương vụ đầu tư này, Flipkart được định giá lên tới 21 tỷ đô là Mỹ.
Hiện tại, hai công ty Walmart và Flipkart vẫn tiếp tục giữ nguyên thương hiệu và cấu trúc hoạt động riêng biệt. Flipkart có hơn 100 triệu người dùng, chuỗi cung ứng eKart của công ty có mặt tại 800 thành phố, vận chuyển 500 đơn hàng mỗi ngày.
Điểm khác biệt giữa Amazon và Flipkart là gì?
Về cơ bản, chúng ta đã hiểu được Flipkart là gì?. Cả Amazon và Flipkart đều nổi tiếng với tư cách là những ông lớn trong thị trường thương mại điện tử. Tuy nhiên mô hình kinh doanh của cả 2 bên lại không hề giống nhau.
Trước tiên, bạn cần biết Amazon là gì?
Amazon là cái tên quen thuộc với người tiêu dùng trên toàn cầu. Đây là tập đoàn bán lẻ trực tuyến hàng đầu thế giới có trụ sở tại Hoa Kỳ. Tại Việt Nam, Amazon là cái tên khá quen thuộc song không phải ai cũng biết rõ các lĩnh vực mà tập đoàn này đang kinh doanh. Amazon không chỉ tập trung vào lĩnh vực thương mại điện tử mà còn mở rộng sang điện toán đám mây, truyền phát kỹ thuật số, trí tuệ nhân tạo.
>> Tìm hiểu chi tiết hơn về: Amazon và cách bán hàng trên AmazoN
Phân biệt sự khác nhau giữa Amazon và Flipkart
- Lịch sử sáng lập: Flipkart thành lập năm 2007 tại Ấn Độ bởi 2 kỹ sư Binnie Bansal và Sachin Bansal. Trong khi đó, Amazon ra đời năm 1994 tại Seattle, Washington bởi Jeff Bezos.
- Trụ sở: Trụ sở của Amazon nằm tại Seattle, Washington; trụ sở của Flipkart ở Bangalore, Ấn Độ.
- Loại công ty: Flipkart là công ty tư nhân, Amazon là công ty niêm yết công khai.
- Sản phẩm và dịch vụ: Amazon cug cấp hàng hóa đa dạng, từ điện tử, quần áo, đồ nội thất, thực phẩm, sản phẩm phần mềm, trang sức... Mặc khác, Flipkart chỉ tập trung vào một số lĩnh vực nhất định như điện tử, lối sống, các sản phẩm thời trang.
- Doanh thu: Năm 2017, người ta ước tính doanh thu của Amazon là 177.866 tỷ đô la, trong khi Flipkart là 2,8 tỷ đô la.
- Chi nhánh: Flipkart có 5 công ty con gồm Myntra, Ekart, Jeeves, Jabong.com và dịch vụ thanh toán di động PhonePe. Còn các chi nhánh của Amazon bao gồm Amazon Air, phòng thí nghiệm cơ thể, goodreads, zappos, Abe books...
Kết luận
Hiểu Flipkart là gì, các doanh nghiệp sẽ có thêm cơ hội phát triển và khai thác tiềm năng của nền tảng này. Trong thời buổi công nghệ phát triển, lĩnh vực thương mại điện tử được đánh giá rất cao. Mà trong đó, Flipkart đang được đánh giá là đế chế hùng mạnh trên thị trường thương mại điện tử Ấn Độ.
Mong rằng qua bài viết trên đây, các bạn đã có cái nhìn tổng quát Flipkart là gì cũng như những điểm giống và khác so với Amazon. Trong tương lai, sự phát triển của Flipkart sẽ là cầu nối giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Ấn Độ nói riêng, toàn cầu nói chung một cách mạnh mẽ hơn nữa.
Hải Yến - MarketingAI
Bình luận của bạn