Nửa đầu năm 2023, thị trường ngành Du Lịch Việt Nam lộ diện những tín hiệu phục hồi rõ rệt sau 2 năm bị ảnh hưởng đại dịch. Dự báo năm 2023, ngành du lịch Việt Nam sẽ trở nên sôi động hơn với 110 triệu lượt khách, trong đó thị trường quốc tế được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh lên 8 triệu lượt khách trong năm.
Trong đó, hàng loạt trào lưu du lịch mới “lên ngôi” như: Du lịch mạo hiểm, Du lịch tâm linh,... dự kiến sẽ chiếm sóng thị trường du lịch Việt Nam 2023. Vì vậy, các thương hiệu trong ngành cần nhanh chóng nắm bắt những xu hướng mới nhất để đón đầu làn sóng du lịch bùng nổ trở lại trong thời gian tới.
Những tín hiệu tích cực trên thị trường ngành Du Lịch
Quý 1 năm 2023, Việt Nam đón 30,2 triệu lượt khách du lịch, bao gồm 2,7 triệu khách quốc tế và 27,5 triệu lượt khách nội địa. Trong năm 2023, ngành du lịch Việt Nam đặt mục tiêu 110 triệu lượt khách du lịch với 8 triệu lượt khách quốc tế, khoảng 102 triệu lượt khách du lịch nội địa. Dự kiến tổng doanh thu từ khách du lịch sẽ đạt khoảng 650 nghìn tỷ đồng.
Trong đó lượng khách quốc tế gấp tăng gấp 29.7 lần so với cùng kỳ năm 2022. Tuy nhiên, thời điểm quý 1 chưa phải mùa cao điểm của du lịch quốc tế, nhất là các thị trường đường xa. Vì vậy mức tăng trưởng này đến từ những thị trường gần như: Hàn Quốc với 811 nghìn lượt, tương đương 30%, tiếp theo là Mỹ (8%), Thái Lan (5%),... Ngoài ra, phải kể đến sự tăng trưởng trở lại của loạt khách du lịch đến từ Trung Quốc (140 nghìn lượt trong quý 1) sau khi thị trường ngày mở cửa du lịch tới Việt Nam từ 15/3.
Nhìn chung, thị trường Du Lịch Việt Nam đang bước vào giai đoạn phục hồi với rất nhiều tiềm năng phát triển mới. Đặc biệt, về phía chính phủ có nhiều chính sách thúc đẩy sự phát triển của ngành, hướng tới mục tiêu Top 3 quốc gia du lịch Đông Nam Á và Top 50 toàn thế giới.
>>> Xem thêm: Đột phá mới với 5 ý tưởng Marketing du lịch “cực chất” năm 2023
Xuất hiện những tiềm năng mới cho Du Lịch Việt
Về phía khách hàng, ngành Du Lịch Việt Nam có tiềm năng mở rộng ra nhiều thị trường quốc tế mới với lượng khách dồi dào hơn, khả năng lưu trú dài ngày và mức chi tiêu cao hơn. Điển hình như: Trung Đông, Nam Âu, Nam Mỹ, Nam Á (Ấn Độ). Ngoài ra, những thị trường trọng điểm như: Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Châu Úc, Bắc Mỹ, Tây Âu, Bắc Âu, Đông Âu và Liên bang Nga,... cũng được kỳ vọng sẽ khai thác tốt hơn trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, thị trường nội địa cũng xuất hiện nhiều cơ hội với những nhu cầu du lịch mới của người dân. Các hình thức du lịch kết hợp với giáo dục truyền thống, tìm hiểu văn hóa, lịch sử và sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng cuối tuần gắn với chăm sóc sức khỏe, du lịch văn hóa tâm linh, lễ hội,... ngày càng được ưa chuộng nhiều hơn. Với sự phát triển đa dạng các hình thức, ngành du lịch có thể khắc phục những hạn chế về tính thời vụ trong du lịch trước đây, mở ra nhiều tiềm năng mới.
Về phía người dân, 70% khách du lịch Việt thừa nhận rằng họ dự định chi tiêu rộng rãi hơn khi du lịch để bù đắp cho những năm đại dịch bị hạn chế. Trong khi 61% lên kế hoạch chi tiêu xa hoa để bảo đảm họ có một trải nghiệm du lịch tối ưu nhất. Như vậy, có thể thấy mức chi tiêu và nhu cầu du lịch của người dân đang có xu hướng tăng mạnh trở lại, tạo cơ hội thu hút khách hàng cho các doanh nghiệp trong ngành.
Loại hình du lịch nào sẽ lên ngôi trong năm 2023?
Theo những nghiên cứu từ Booking.com, có thể thấy ngành du lịch 2023 sẽ thống trị bởi 6 xu hướng mà khách hàng mong muốn được trải nghiệm nhiều nhất, cụ thể:
Chuyến đi “Ngoài vùng phủ sóng”
Áp lực của cuộc sống số hóa khiến người dân mong muốn được trải nghiệm những giờ phút thư giãn, bước ra “ngoài vùng phủ sóng” để tạm ngắt kết nối với công việc. Vì vậy, xu hướng camping, du lịch trải nghiệm bên lửa trại đang ngày càng được ưa chuộng hơn bao giờ hết. Cụ thể:
- 61% khách du lịch Việt Nam muốn trải nghiệm du lịch của họ quay về với những gì cơ bản nhất, cuộc sống chỉ dựa trên những nhu cầu thiết yếu.
- 73% du khách Việt muốn tận dụng chuyến du lịch trong năm tới như một cơ hội để học các kỹ năng sinh tồn.
Tuy nhiên, 60% du khách Việt họ chỉ trải nghiệm du lịch như vậy khi đảm sự thoải mái nhất định như có đủ internet hay điện thoại. Do đó, các hình thức du lịch nghỉ dưỡng kết hợp với trải nghiệm sống, sinh tồn sẽ là một xu hướng tiềm năng trong thời gian tới.
Du lịch “thử” với thực tế ảo (Metaverse)
“Dùng thử” sản phẩm du lịch - Một khái niệm dường như chưa từng có trước khi có sự xuất hiện của Công nghệ thực tế ảo. Thực tế ảo - Metaverse hiện nay có khả năng tái hiện các điểm du lịch thực tế, giúp du khách có thể trải nghiệm du lịch một cách chân thực mà không bị giới hạn về không gian và thời gian. Theo booking.com 64% du khách Việt Nam mong muốn tiếp cận xu hướng này vào năm 2023 để tìm cảm hứng cho kỳ nghỉ.
Đặc biệt, xu hướng Metaverse trong du lịch 2023 sẽ tập trung vào tính năng phản hồi xúc giác, tăng cường cảm ứng chạm và công nghệ 3D để mô phỏng cảm giác chân thực hơn cho người dùng.Vượt khỏi vùng an toàn - trải nghiệm sốc, mới lạ
- 58% du khách Việt muốn một lần trải nghiệm sốc văn hóa vào năm 2023
- 88% khách du lịch mong muốn trải nghiệm du lịch “ngoài vùng an toàn”
- 49% du khách Việt cho biết sẽ lên đường săn lùng những món ngon độc lạ trên thế giới
Xu hướng tìm kiếm những trải nghiệm mới lạ, độc đáo và có phần mạo hiểm vẫn luôn được ưa chuộng. Trong năm 2023, du khách có xu hướng trải nghiệm những nơi có văn hóa, ngôn ngữ khác biệt, khám phá những điểm du lịch tiềm ẩn, thưởng thức ẩm thực độc đáo,...
Du lịch hoài cổ, hướng về những ngày tuổi thơ
Du khách thuộc thế hệ Millennial (8X) có xu hướng tìm kiếm những điểm du lịch gắn liền với tuổi thơ, gia đình, hoài niệm về thời thơ ấu tươi đẹp. Du lịch hồi tưởng cũng đi cùng với xu hướng du lịch gia đình bao gồm nhiều thế hệ ông bà, con cháu.
Những chuyến đi “chữa lành” cân bằng lại cảm xúc
54% Du khách Việt muốn tìm kiếm những chỗ nghỉ giúp cân bằng tâm trí, thiền định và 73% mong muốn tìm kiếm địa điểm bình yên tĩnh lặng để cân bằng lại cảm xúc. Xu hướng này tập trung vào việc du lịch để tăng cường sức khỏe “thân - tâm - trí”, điển hình như các loại hình du lịch kết hợp healing, thiền định, lãng mạn,...
Du lịch doanh nghiệp: Kết hợp công việc & nghỉ dưỡng
73% người lao động Việt Nam tin rằng khám phá những địa điểm mới sẽ truyền cảm hứng và giúp họ làm việc hiệu quả hơn. Ngoài ra xu hướng làm việc từ xa cũng dần trở nên phổ biến hơn. Những nhu cầu này thúc đẩy các hình thức du lịch doanh nghiệp có nhiều tiềm năng phát triển trong thời gian tới.
6 Xu hướng Marketing ngành Du lịch giúp chiếm sóng thị trường 2023
Trước những thay đổi của thị trường, Marketing ngành Du Lịch cần nắm bắt những xu hướng mới. Cụ thể:
Cá nhân hóa
Một số hướng tăng cường tính cá nhân hóa trong marketing du lịch phải kể đến như:
- Gợi ý đặt phòng thông minh: Sử dụng AI phân tích dữ liệu khách hàng để đưa ra những gợi ý đặt phòng chính xác nhất.
- Social Media Marketing: Quảng cáo Facebook nhắm mục tiêu, gửi tin nhắn lời mời sự kiện,...
- Email Marketing: Remarketing hiệu quả với các chiến dịch email được cá nhân hóa như: sử dụng email có tên riêng, gửi mail trước ngày sinh nhật để gợi ý du lịch,...
- Text Messages: Gửi tin nhắn giới thiệu địa điểm du lịch trong trước, trong quá trình khách lưu trú, kéo dài thời gian lưu trú.
Metaverse
Một số ngành có thể ứng dụng thực tế ảo hiệu quả như: Night Clubs và Casinos, Nhà hàng, Khách sạn,... Điển hình như một số ứng dụng:
- Ứng dụng thực tế ảo trong đặt phòng: Sử dụng công nghệ để cung cấp các chuyến tham quan ảo về khách sạn và phòng khách sạn, cho phép khách hàng “trải nghiệm thử” trước khi đặt.
- Giao diện đặt chỗ ảo: Cung cấp toàn bộ quy trình đặt chỗ và giao diện cho phép người dùng trải nghiệm thông qua tai nghe thực tế ảo, nhằm phục vụ cho việc đặt chỗ máy bay, điểm du lịch, phòng khách sạn,..
- Trải nghiệm du lịch thực tế ảo: Cung cấp các gói du lịch thực tế ảo trải nghiệm văn hóa ở một địa điểm khác mà không phải di chuyển với mức chi phí hợp lý, thu hút họ đến du lịch thực tế.
TikTok
Hashtag #travel có hơn 94 tỷ lượt xem, trong khi #tiktoktravel có hơn 32,7 tỷ lượt xem trên ứng dụng TikTok, cho thấy sức lan tỏa rất lớn mà nền tảng này đang mang lại cho ngành du lịch. Vì vậy, các thương hiệu có thể nắm bắt sức ảnh hưởng, viral của TikTok để truyền thông về các điểm du lịch, dịch vụ khách sạn,... thông qua một số công cụ như: Xây kênh TikTok thương hiệu, Booking KOL review dịch vụ,....
Mobile Marketing
Một số xu hướng marketing trên thiết bị di động cho ngành Du Lịch 2023 phải kể đến như:
- Đặt phòng trên thiết bị di động: Tối ưu giao diện web đặt phòng trên di động, xây dựng ứng dụng đặt phòng riêng,...
- Marketing trên ứng dụng di động như: Tạo ứng dụng di động riêng, quảng bá thông qua các app đại lý như Traveloka, TripAdvisor, Klook...
Automation Marketing
Tự động hóa tiếp thị trong du lịch hiện nay có thể kể đến một số xu hướng như:
- Tự động hóa: Sử dụng Robot được bố trí ở sân bay, khách sạn, nhà hàng, địa điểm du lịch… để tiếp đón và phục vụ khách hàng nhanh chóng.
- Sử dụng Chatbot để giao tiếp và đơn giản hóa quá quá trình check-in & check-out.
Marketing điểm đến
Marketing điểm đến là chiến lược marketing giúp thu hút khách hàng đến với một điểm cụ thể như một thành phố, một quốc gia. Hình thức này thường có sự tham gia của các bên chính quyền địa phương,... cũng như các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ lữ hành, khách sạn, bar, nhà hàng,...
Một số chiến lược marketing điểm đến nổi bật phải kể đến như:
- Xác định Unique Selling Points của điểm đến: Vẻ đẹp thiên thiên, ẩm thực, văn hóa truyền thông, hoạt động giải trí đặc biệt,...
- Xác định thị trường và nhóm khách hàng mục tiêu
- Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu cho điểm đến
- Xây dựng website cho điểm đến: Giúp quảng bá điểm đến, show thông tin điểm cũng như các tiện ích liên quan cho du khách.
- Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO): Tiếp cận nhóm khách hàng tiềm năng khi họ tìm kiếm về du lịch trên SERPs.
- Marketing trải nghiệm: Quảng cáo thông qua Review thực tế của du khách, kết hợp với công nghệ thực tế ảo.
- Video Marketing quảng cáo hình ảnh điểm đến, môi trường, các hoạt động,... một cách trực quan thông qua video.
- Social Media: Sáng tạo nội dung trên các kênh mạng xã hội như Facebook, Instagram, TikTok,...
- Sử dụng Influencers: Tăng cường độ nhận diện điểm đến bằng việc hợp tác với Influencers, đặc biệt là các Travel Blogger.
- Quảng cáo trên các website du lịch: Quảng cáo điểm đến trên các website du lịch trong nước/quốc tế, các kênh báo chí uy tín về giải trí du lịch,...
>>> Xem thêm: Marketing ngành du lịch hiện đại – Đâu là cơ hội cho doanh nghiệp Việt?
Lời kết:Thị trường Du lịch Việt Nam đang bước vào mùa cao điểm trong năm với rất nhiều tiềm năng bứt phá cho các doanh nghiệp trong ngành. Đặc biệt ở nhóm thị trường quốc tế, Việt Nam trở thành điểm đến tiềm năng cho du khách đến từ nhiều quốc gia mới. Tuy nhiên, xu hướng du lịch của du khách cũng có nhiều thay đổi đáng kể như: nhu cầu du lịch trải nghiệm, du lịch mạo hiểm, du lịch văn hóa tâm linh,... Vì vậy các thương hiệu du lịch cần có chiến lược phát triển sản phẩm đa dạng và phù hợp hơn với nhu cầu thị trường.
Huyền Doo - Marketing AI
Bình luận của bạn