Dự báo các xu hướng truyền thông nổi trội trong Tết 2023

26 Thg 12

Đại dịch COVID-19 kéo dài trong hơn 2 năm vừa qua đã để lại vô cùng nhiều hệ lụy, ảnh hưởng trực tiếp đến mọi vấn đề xã hội, mang lại thách thức lớn cho nền kinh tế nước nhà. Với tình hình lạm phát hiện tại, sau thời gian Covid và khó khăn về thu nhập, người tiêu dùng có nhiều áp lực hơn để chi tiêu một cách khôn ngoan. Sự phức tạp trong tâm lý này dự kiến sẽ tạo ra những thay đổi lớn trong cách mua sắm đón Tết 2023 của người Việt. Dưới đây là bài phân tích báo cáo tài liệu về xu hướng người tiêu dùng và phương thức truyền thông sẽ lên ngôi trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão này!

Những con số biết nói về “điểm chạm” xu hướng tiêu dùng giai đoạn cận Tết 2023

Đại dịch COVID-19 kéo dài trong hơn 2 năm vừa qua đã để lại vô cùng nhiều hệ lụy, ảnh hưởng trực tiếp đến mọi vấn đề xã hội, mang lại thách thức lớn cho nền kinh tế nước nhà. Theo Chính phủ dự báo, tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 4 (Quốc hội khóa XV), nguy cơ suy thoái kinh tế thế giới năm 2023 khiến tăng trưởng có xu hướng chậm lại; nguy cơ suy thoái kinh tế và các rủi ro về tài chính, tiền tệ, nợ công, an ninh năng lượng, lương thực, thông tin gia tăng. Với tình hình lạm phát hiện tại, sau thời gian Covid và khó khăn về thu nhập, người tiêu dùng có nhiều áp lực hơn để chi tiêu một cách khôn ngoan. Sự phức tạp trong tâm lý này dự kiến sẽ tạo ra những thay đổi lớn trong cách mua sắm đón Tết 2023 của người Việt.

Hơn nữa, ảnh hưởng từ làn sóng COVID-19 thứ 4 đã khiến mức chi tiêu của người tiêu dùng trong Tết có xu hướng giảm dần từ năm 2019 - 2022. Thế nhưng có một tin đáng mừng là xu hướng tiêu dùng sẽ tăng trưởng trở lại từ Quý 2, năm 2022 và Tết 2023. Tuy chi tiêu Tết 2023 có xu hướng sẽ tăng nhưng kèm theo đó là những tâm lý mua hàng thận trọng của người dùng.

Những con số biết nói về “điểm chạm” xu hướng tiêu dùng giai đoạn cận Tết 2023

Mong chờ một cái Tết đoàn viên, du lịch trải nghiệm, khám phá

Tại thị trường Việt Nam, sau hai năm không “xê dịch”, người tiêu dùng sẽ có xu hướng ăn mừng Tết Nguyên Đán 2023 bên ngoài. Cụ thể sẽ bao gồm ba hoạt động chính: gặp gỡ đoàn viên, du lịch và tham gia các lễ hội Tết. Mặc dù mang suy nghĩ thận trọng hơn trong giai đoạn sau đại dịch nhưng người tiêu dùng vẫn rất mong chờ các hoạt động Tết truyền thống như: các bữa ăn đoàn viên, đi du lịch, trở về quê và tham gia các lễ hội trên khắp cả nước.

Theo một khảo sát của TikTok:

  • 73% người tham khảo khảo sát mong muốn được đón Tết bình thường như trước khi dịch bệnh xảy ra.
  • Có 82% người tham khảo khảo sát cho biết họ mong chờ được về nhà, gặp lại gia đình vào Tết này.

Mặt khác, từ khảo sát của Google:

  • Hơn ½ số người trả lời có ý định hoặc chắc chắn đi du lịch vào Tết năm sau.
  • Trong đó, ⅔ số người lựa chọn đi du lịch trong nước có thể đến các biển đảo và đi cùng gia đình.
  • Người tiêu dùng sẽ lên kế hoạch đi du lịch Tết khoảng 3 tuần trước đó thay vì trước nhiều tháng để phòng những thay đổi phút chót. Lên kế hoạch sớm hơn, săn vé sớm hơn để săn được deal hời,...
Mong chờ một cái Tết đoàn viên, du lịch trải nghiệm, khám phá

Từ đây có thể thấy rằng bối cảnh bình ổn khiến thói quen tiêu dùng đang dần trở lại như thời điểm trước dịch. Bên cạnh thưởng thức Tết truyền thống, người tiêu dùng mong muốn có các trải nghiệm mới mẻ, nhưng vẫn đậm “chất Tết”. Sự dịch chuyển tâm lý rõ rệt từ phía người tiêu dùng sau 02 mùa Tết giãn cách, tạm xa nhau: Họ mong mỏi đoàn tụ và tận hưởng những trải nghiệm mới mẻ cùng nhau. Tết 2023 sẽ là năm của sự đoàn viên vì giới hạn trong dịch bệnh cũng như sự “dè dặt” tong gặp gỡ, chúc tụng trong Tết 2022.

Nhu cầu mua sắm Tết được quan tâm sớm hơn

Bên cạnh sự thay đổi trong xu hướng trải nghiệm Tết, hành vi mua sắm chuẩn bị cho ngày lễ lớn nhất của người tiêu dùng cũng có những biến chuyển. Người tiêu dùng lên kế hoạch chuẩn bị sớm cho việc mua sắm và chi tiêu phù hợp cho Tết.

Nhu cầu mua sắm Tết được quan tâm sớm hơn

Vẫn theo khảo sát của TikTok:

  • Có hơn 3 trên 5 người dùng Tik Tok được hỏi cho biết sẽ bắt đầu mua sắm ít nhất trước 4 tuần
  • 77% người dùng sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn cho Tết 2023.

Khác với hai năm trước, ảnh hưởng dịch bệnh, người tiêu dùng dè dặt, nhạy cảm về giá hơn khi mua sắm, tiết kiệm tối ưu chi phí, ăn Tết đơn giản hơn mọi khi. Năm nay lại tiếp tục có sự đổi khác trong hành vi mua sắm Tết của người Việt:

  • Sắm sửa trang phục diện Tết, dưỡng da, làm đẹp,... được quan tâm nhiều hơn
  • Mua sắm thiết bị gia dụng, điện tử, công nghệ,... tiện nghi cho gia đình
  • Dọn dẹp, trang trí nhà cửa ngày Tết sớm hơn và đầu tư hơn mọi năm
  • Tìm kiếm việc mua quà Tết đơn giản và tốt cho sức khỏe sớm hơn

Năm nay cũng chứng kiến sự thay đổi trong tâm lý chi tiền của người tiêu dùng, khi có đến 77% người được khảo sát cho biết sẽ không ngại phải trả giá cao cho việc mua sắm Tết (theo nghiên cứu uỷ quyền của TikTok do Toluna thực hiện).

Giải trí online và lướt tin tức, mạng xã hội gia tăng dịp Tết

Giải trí online và lướt tin tức, mạng xã hội gia tăng dịp Tết

Tuy nhiên một số hoạt động tiêu dùng của người Việt trong thời điểm chống dịch vẫn tồn tại và dần trở thành một phần quen thuộc trong đời sống. Vẫn có hơn một nửa người được hỏi tiếp tục duy trì thói quen mua sắm trực tuyến các mặt hàng phục vụ cho Tết 2023 trên các "chợ online" (marketplace). Bởi vậy các chương trình giảm giá và khuyến mãi độc quyền là động lực chính thu hút người dùng Tik Tok mua sắm trên thị trường trực tuyến.

Vào dịp Tết, người Việt xem các nội dung giải trí đa dạng trên các nền tảng online, đặc biệt là các chương trình hài, ca nhạc Tết,...

  • Hơn 39% người trả lời khảo sát của Google nói rằng họ dành nhiều thời gian chơi game cho Tết 2022 so với năm trước đó
  • 74% người dùng TikTok ưa thích mua sắm Tết ở các cửa hàng, siêu thị, nhưng có đến 55% duy trì thói quen mua sắm trực tuyến các mặt hàng Tết 2023.

Người tiêu dùng quan tâm đặc biệt về sức khỏe

Sau ảnh hưởng từ nhiều đợt lockdown, Google dự đoán xu hướng ăn uống bên ngoài sẽ tăng trong dịp Tết năm nay. Theo khảo sát từ Google:

  • 66% đáp viên dự định sẽ dùng bữa tại các nhà hàng, quán ăn nhiều hơn hoặc ngang bằng so với Tết 2022. Tuy nhiên, điểm khác biệt của Tết 2023 là sự ưu tiên những món ăn nhẹ nhàng tốt cho sức khoẻ thay vì lựa chọn những món ăn “cồng kềnh”.
Người tiêu dùng quan tâm đặc biệt về sức khỏe

Về ngành hàng chăm sóc sức khỏe, dữ liệu của Google Trends cho thấy:

  • 1,5 lần là số lượng tìm kiếm keyword “tốt nhất” cho các mặt hàng liên quan tới sức khoẻ
  • 77% người dùng TikTok sẵn sàng chi trả cho mặt hàng cao cấp khi sắm Tết, và thường bắt đầu mua sắm trước 01 tháng.

Điều này cho thấy người tiêu dùng đang tìm kiếm những trải nghiệm cao cấp hơn khi mua sắm, thể hiện qua dự phóng của Euromonitor với các mức tăng trưởng CAGR từ 2023-2026 cho các ngành hàng chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp cao cấp cao hơn so với mức tăng trưởng trung bình của các ngành hàng nói chung. Rõ ràng, xu hướng chú trọng bảo vệ sức khoẻ tiếp tục được duy trì trong và sau thời kỳ cao điểm của dịch bệnh.

Xu hướng truyền thông giúp doanh nghiệp "bứt phá" doanh thu dịp Tết Quý Mão

Doanh nghiệp mong muốn tạo ra sự "bứt phá" doanh số trong dịp Tết Quý Mão sẽ phải trả lời các câu hỏi:

  • Nên duy trì hay bùng nổ các hoạt động Marketing?
  • Nên tiếp tục phát triển các hoạt động online hay nên đầu tư nhiều trở lại cho các kênh offline?
  • Nên phát triển sản phẩm trở nên cao cấp hay tiếp tục có các chương trình khuyến mãi truyền thống?
  • Làm sao để tăng doanh số vào mùa Tết?

Shoppertainment - Mua sắm online kết hợp giải trí

Trong bối cảnh thị trường Việt Nam đang rục rịch chuẩn bị cho Tết, Shoppertainment (mua sắm kết hợp giải trí) vẫn được dự đoán sẽ là xu hướng nổi bật của Tết 2023. Điều đó cho thấy rằng tâm lý người tiêu dùng đang tìm kiếm những trải nghiệm mua sắm giải trí để giữ lạc quan sau hơn 2 năm nhiều biến động. Lựa chọn Shoppertainment là một trong những kênh phân phối, thương hiệu sẽ nâng cao trải nghiệm mua sắm và xây dựng sự yêu thích từ người tiêu dùng.

Video dạng ngắn làm mưa làm gió thời gian vừa qua vẫn được đánh giá là hình thức truyền thông mạnh mẽ cho các doanh nghiệp. Nhờ sự kết hợp sáng tạo giữa hình ảnh và âm thanh, short-form video là hình thức quảng cáo nổi bật giúp thương hiệu thu hút sự chú ý của người dùng. Qua đó truyền tải thông điệp hiệu quả và tác động đến hành vi mua sắm của họ.

Shoppertainment - Mua sắm online kết hợp giải trí

Theo nghiên cứu của Nielsen:

  • 83% người dùng thích xem quảng cáo dưới định dạng video hơn ảnh GIF hoặc văn bản.
  • Trong khi đó, 70% người dùng sẽ không bỏ qua quảng cáo nếu nội dung mang tính giải trí cao. 

Đặc biệt, người tiêu dùng hiện đại rất thông minh và nhạy cảm trước những nội dung quảng cáo. Vì vậy, tận dụng tính giải trí để trở nên khác biệt và kết nối dễ dàng hơn với người tiêu dùng khó tính thời nay là điều cần thiết.

Theo khảo sát của TikTok:

  • Có tới 85% người dùng thích xem quảng cáo với nội dung có tính giải trí hơn. Sự yêu thích này chính là chìa khóa biến giải trí thành chuyển đổi mua sắm.
  • Hơn 50% người dùng đã mua hàng sau khi xem quảng cáo trên TikTok.

Cá nhân hoá

Cá nhân hoá

Insight “tìm kiếm một cái Tết được may đo cho riêng cá nhân, gia đình, cho vùng miền”,... có thể ứng dụng vào việc sản xuất nội dung một cách cá nhân hoá.

Một nghiên cứu của The Campaign Monitor đã chỉ ra rằng, khi tạo ra các trải nghiệm chú trọng tính may đo hoặc tính cá nhân, doanh thu trung bình thương hiệu nhận về tăng 20%.

Đặc biệt, khi kết hợp với chiến lược Conversational Marketing để tạo ra những cuộc hội thoại 1:1 mang tính cá nhân hoá với khách hàng, hiệu quả có thể khiến nhà quản lý thương hiệu bất ngờ. Thông điệp Tết 2023 dường như được truyền tải tới khách hàng một cách thân thiện và ấn tượng.

Influencer Marketing

Nội dung xác thực, đáng tin cậy sẽ trở thành công cụ khởi tạo niềm tin, sự kết nối đối với nhãn hàng. Có nhiều cách thức để xây dựng và truyền tải nội dung hiệu quả. Một trong các cách hiệu quả nhất đó là sử dụng người ảnh hưởng.

Số liệu của khảo sát của Tiktok cho Tết 2023 cho biết:

  • 78% người dùng thích nhìn những nội dung của các thương hiệu liên quan khi sắm Tết (quà tặng, đồ ăn truyền thống,...)
  • 82% người dùng sẽ khám phá những nội dung mới trong dịp Tết
  • 69% người tiêu dùng sẽ chia sẻ những nội dung liên quan tới Tết trên mạng xã hội, nếu họ thấy nội dung đó truyền cảm hứng
Influencer Marketing

Việc sử dụng những nội dung chân thực, đến từ các nguồn uy tín, bên thứ ba như KOL hay Influencer sẽ giúp cho thương hiệu gia tăng doanh số hiệu quả. Mặt khác, thương hiệu phải có một số lưu ý cho việc sử dụng tiếp thị qua người ảnh hưởng. Mức độ sáng tạo, cách thức xuất hiện của thương hiệu trong nội dung được chia sẻ cần phải được lưu ý và kiểm duyệt, tránh gây ra những hiểu lầm không đáng có đối với thương hiệu.

Ngoài ra, việc lựa chọn các loại hình nội dung hấp dẫn để tăng hiệu quả của chiến dịch Influentcer booking như: Review sản phẩm, Stories Series, Duet Livestream. Người tiêu dùng sẽ có xu hướng hưởng ứng và đi theo trào lưu, mua hoặc trải nghiệm thử các sản phẩm và dịch vụ được đánh giá tốt trên mạng xã hội.

Influencer là gì? Những tiêu chí để đánh giá và phân tích Influencer

Gamification

Gamification

Tiếp cận và tương tác với người dùng thông qua trò chơi, gia tăng tỷ lệ chuyển đổi và sự yêu thích nhãn hiệu.

Giải trí số, lì xì online, dành thời gian sử dụng Internet nhiều hơn… là một hoạt động phổ biến trong dịp Tết. Vào dịp Tết, người Việt xem các nội dung giải trí đa dạng trên các nền tảng online, đặc biệt là các chương trình hài, ca nhạc Tết,...

Theo khảo sát từ Google:

  • Hơn 39% người trả lời khảo sát nói rằng họ dành nhiều thời gian chơi game cho Tết 2022 so với năm trước đó
  • Nhiều người cũng thích xem nội dung về game trên các nền tảng video online
  • Hoạt động lì xì Tết online lướt mạng xã hội gia tăng mạnh dịp Tết

Audio Ads

Audio Ads

Audio Ads (quảng cáo âm thanh) đã và đang trở thành xu hướng thịnh hành khi mà sự chuyển đổi hành vi người dùng sang những khoảnh khắc “screenless” (không màn hình).  

Theo báo cáo từ Spotify:

  • Audio Ads phủ sóng hơn 90% độc giả nghe nhạc vào dịp Tết
  • 2,5 giờ đồng hồ là con số trung bình 1 người sẽ dành để nghe nhạc trong ngày, theo Music Consumer Insight Report.

Lợi thế của việc sử dụng Audio Ads:

  • Tiếp cận tối đa thông qua cảm xúc và hoạt động hàng ngày 
  • Nội dung tác động trực tiếp đến người nghe
  • Tăng tính liên kết thương hiệu với người dùng
  • Thương hiệu chủ động kiểm soát được nội dung thông điệp

Lựa chọn đúng kênh Media và phương pháp quảng cáo

Vào dịp Tết, tất cả các doanh nghiệp trên thị trường đều tập trung vào hoạt động Marketing. Sự cạnh tranh trên thị trường cực kỳ gay gắt, nếu nhãn hàng không có chiến lược Marketing khác biệt và lựa chọn đơn vị hỗ trợ quảng cáo phù hợp, chi phí đầu tư cao mà hiệu quả chuyển đổi không như mong đợi.

Lựa chọn đúng kênh Media và phương pháp quảng cáo
  • 60% mua sắm online trong suốt thời kỳ Covid
  • +250% tăng lượt tìm kiếm với các đơn vị bán lẻ 

Sau 02 năm dịch chuyển sang mua hàng và thanh toán online, hiện tại, người tiêu dùng đang quen thuộc với xu hướng này. Mua sắm online dự báo sẽ tiếp tục phát triển trong 2 - 5 năm sắp tới, kéo theo sự biến đổi, sự gia tăng của các loại hình trải nghiệm mua sắm.

Sự gia tăng của các loại hình mua sắm khiến người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn. Họ có cơ hội chọn ra kênh mua sắm có lợi nhất cho mình. Rào cản mua sắm đa kênh ngày càng mờ nhạt. Người tiêu dùng còn sẵn sàng trải nghiệm việc mua hàng thông qua các nền tảng mới.

Điều này đặt ra thách thức cho việc quản lý danh mục kênh, tối ưu kênh, quản lý chi phí cho kênh đối với nhãn hàng. Một điều cần chú ý thêm đó là, nhãn hàng phải đảm bảo nhất quán giữa đa kênh, tránh mâu thuẫn giữa các thông điệp.

Thảo Triệu - MarketingAI

Tổng hợp

Đánh giá của bạn

TAGS:

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.