- Đặt ra mục tiêu chiến dịch
- Phân tích chỉ số website
- Google Analytics là công cụ quen thuộc nhưng khá hiệu quả, giúp bạn có cái nhìn tổng thể cũng như chi tiết về các chỉ số trên website của bạn. (Ảnh: Kalura.com)
- Hiệu quả inbound link
- Phân tích social media
- Hỏi khách hàng
- Đo đếm qua công cụ affiliate
- Doanh thu
- Chỉ số toàn chiến dịch
- Kết luận
Trong thời đại mà người tiêu dùng ngày càng có nhiều kênh thông tin, nhiều thiết bị, quyết định mua hàng của bạn có thể ở trên rất nhiều kênh khác nhau, hay trải qua nhiều điểm chạm thông tin khác nhau trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. Chính vì thế, nếu cứ áp dụng phương thức đo lường cũ, bạn sẽ khó có thể biết được liệu chiến lược marketing ban đầu có hiệu quả, kênh marketing nào mang lại hiệu quả lớn nhất, cũng như cần phải làm gì để tối ưu hóa hiệu quả chiến dịch? Trong bài viết này, MarketingAI sẽ đưa ra một số gợi ý đo lường hiệu quả chiến dịch marketing đa kênh thông dụng nhất mà bạn có thể áp dụng ngay bây giờ.
Đặt ra mục tiêu chiến dịch
Trong một chiến dịch digital marketing đa kênh, một số nội dung sẽ chuyển đổi người xem thành khách hàng (chẳng hạn: nội dung trang landing page bán hàng), trong khi một số còn lại sẽ giúp tăng độ nhận diện thương hiệu của bạn trên Internet (như nội dung về nhãn hàng trên kênh social media). Chính vì thế, bạn cần xác định những yếu tố chủ chốt quan trọng nhất mà bạn cần phải theo dõi và đánh giá trong chiến dịch của mình.
Các yếu tố quan trọng nhất khi đánh giá và đo lường hiệu quả chiến dịch marketing đa kênh gồm có:
- Độ nhận diện thương hiệu
- Tỉ lệ chuyển đổi từ độc giả thành lead
- Tỉ lệ chuyển đổi từ lead thành khách hàng
- Mức độ tương tác
- Độ trung thành/giữ chân khách hàng
- Traffic trang web
- Số đơn hàng
- Số khách hàng quay lại, hay số người quay lại website
Cho dù có là chỉ số gì, bạn cũng cần nhớ rằng cần phải đo đếm hiệu quả cho từng nội dung đưa ra trong chiến dịch. Và mỗi nội dung nên được đánh giá hiệu quả bằng ít nhất là 2 yếu tố như trên (hoặc nhiều yếu tố khác nữa). Chẳng hạn, với ví dụ về social media ở trên, bạn có thể chọn ra các yếu tố đo lường hiệu quả là mức độ tương tác và độ nhận diện thương hiệu.
Để trợ giúp cho bạn trong quá trình đo lường hiệu quả chiến dịch marketing, chúng tôi có đưa ra một số gợi ý sau:
Phân tích chỉ số website
Hãy chắc rằng bạn có thể theo dõi được các chỉ số website theo ngày, tuần, hay tháng. Bạn có thể căn cứ vào một số câu hỏi gợi ý dưới đây để đưa ra báo cáo hiệu quả nội dung trên website:
- Traffic đến website của bạn tăng/giảm như thế nào theo tuần, tháng, năm?
- Ngày nào trong tuần thu được nhiều traffic nhất?
- Thời điểm nào trong ngày thu được lượng traffic cao nhất?
- Lượng traffic tập trung cao nhất tại địa điểm nào?
- Số lượng khách mới ghé thăm và khách quay lại lần 2 đang là bao nhiêu? Tỉ lệ giữa 2 nhóm này là bao nhiêu phần trăm?
- Có bao nhiêu người đến từ thiết bị di động, máy bàn?
- Trang nào trên website có lượng traffic cao nhất? Trang nào có lượng traffic thấp nhất?
- Thời gian đọc trung bình trên website của bạn là bao nhiêu? Thời gian đọc trung bình trên một trang là bao nhiêu?
Từ những gợi mở trên đây, bạn đã có hình dung rõ ràng hơn về việc cải thiện hiệu quả nội dung hiện tại, cũng như tối ưu hiệu quả chiến dịch digital marketing của mình. Không những vậy, dựa trên những thông tin đó, bạn có thể biết được ngay những nội dung nào đang mang lại hiệu quả, và những nội dung nào cần phải cải thiện.
Hiệu quả inbound link
Nếu bạn đang chạy chiến dịch marketing thông qua nội dung trên các trang nội bộ (chẳng hạn như trang sản phẩm, trang blog, trang thông tin,...) dẫn link đến trang landing page bán hàng, bạn hãy theo dõi traffic, lượng lead, cũng như lượng đơn hàng đến từ các link này để đảm bảo kiểm soát được chất lượng lead và đơn hàng thu được. Nếu không biết hiệu quả của mình đến từ đâu, thì bạn khó có thể đo đếm và tối ưu hiệu quả nội dung cũng như chiến dịch marketing của mình. Trong trường hợp bạn thuê marketing agency bên ngoài để thực thi chiến dịch, thì các công cụ đo đếm hiệu quả nội dung inbound cũng sẽ cho bạn biết liệu agency đó có đang làm hiệu quả hay không.
Phân tích social media
Mỗi kênh social media đều có công cụ phân tích riêng để giúp bạn đánh giá hiệu quả chiến dịch trên kênh social media. Một điểm trừ của social media đó là bạn khó có thể đo được lượng lead, lượng đơn hàng đến từ kênh này. Nhưng ngoài ra, có rất nhiều chỉ số khác mà bạn có thể kiểm soát được, chẳng hạn như:
- Lượng traffic tuần
- Các bài viết có lượng tương tác cao nhất/lượng like cao nhất/reach nhiều nhất
- Lượng tăng fan/follower
- Tổng lượng like, share, và comment nhận được
Hỏi khách hàng
Ngoài các hình thức đo lường hiệu quả qua công cụ trên các kênh digital marketing, bạn còn có thể áp dụng cách thủ công đó là hỏi trực tiếp khách hàng. Ngoài các kênh bạn định sẵn, khách hàng có vô tình biết đến thương hiệu hay mua hàng của bạn qua vô vàn các kênh khác như qua giới thiệu của bạn bè, vô tình nghe trên đài khi đang lái xe đi làm, hay qua các cuộc gọi mua hàng đến tổng đài của bạn, hay qua chatbot,... Để tránh bị bỏ sót thông tin, bạn có thể hỏi trực tiếp khách hàng khi họ mua hàng, hoặc thông qua survey,...
Đo đếm qua công cụ affiliate
Các công cụ đánh giá hiệu quả afffiliate là công cụ khá hiệu quả và minh bạch để đánh giá chiến dịch marketing, đặc biệt là với các chiến dịch có liên kết qua kênh affiliate. Nhưng để các chỉ số hiệu quả thu về được chính xác, và giúp các publisher dễ dàng làm affiliate cho bạn, hãy như cung cấp đầy đủ thông tin liên hệ (SĐT, địa chỉ email), hay gắn nút “chia sẻ” lên tất cả các nội dung của bạn.
Doanh thu
Mục tiêu cuối cùng của chiến dịch marketing (đặc biệt là marketing đẩy doanh số) là doanh thu, đặc biệt là với các doanh nghiệp nhỏ. Thông qua doanh số thực tế thu được từ chiến dịch hiện tại, bạn có thể tối ưu chiến lược marketing ban đầu, dành nhiều thời gian hơn cho các kênh mang lại hiệu quả, và bỏ bớt các kênh đang không có hiệu quả, tối ưu chi phí trên các kênh mới, hay thậm chí là thử nghiệm thêm các kênh mà trước đây chưa từng chạy để xem liệu doanh thu có tăng lên hay không.
Chỉ số toàn chiến dịch
Khi đã xác định rõ ràng các chỉ số đo lường hiệu quả trên từng kênh, bạn sẽ có cái nhìn chung về chỉ số cho toàn chiến dịch marketing. Dưới đây là “chỉ số vàng” về traffic từ các trang nội bộ của bạn tới trang bán hàng (theo Avinash Kaushik tại Google):
- Traffic đến từ tìm kiếm: 40-50%
- Traffic đến từ các nguồn giới thiệu/affiliate: 20%
- Traffic đến thẳng trang bán hàng: 20%
- Traffic đến từ chiến dịch marketing trên các kênh khác: 10%
Kết luận
Hy vọng với một vài gợi ý trên đây, bạn đã đặt ra cho mình một bảng theo dõi chỉ số và hiệu quả chiến dịch marketing đa kênh như mong muốn. Hãy luôn nhớ rằng, việc thực thi chiến dịch sẽ là vô nghĩa nếu bạn không thể đo đếm được hiệu quả của bạn, hay vô tình bỏ sót những chỉ số/thông tin quan trọng liên quan đến mục tiêu chiến dịch. Chúc bạn thành công!
Trang Tran - MarketingAI
Theo Outbrain
Bình luận của bạn