- Điểm hòa vốn là gì?
- Phân loại điểm hòa vốn
- Điểm hòa vốn kinh tế
- Điểm hòa vốn tài chính
- Tầm quan trọng của điểm hòa vốn
- Là tiền đề và là cơ sở để xây dựng kế hoạch kinh doanh
- Đánh giá chuẩn xác hiệu quả kinh doanh
- Đánh giá tính rủi ro của hoạt động kinh doanh
- Công thức tính điểm hòa vốn
- Cách tính điểm hòa vốn
- Những lưu ý khi phân tích điểm hòa vốn
Điểm hòa vốn là gì?
Điểm hòa vốn (Break-Even Point hay BEP) là 1 khái niệm quan trọng trong kinh doanh, kế toán và quản trị, được sử dụng để xác định mức doanh thu hòa vốn mà doanh nghiệp cần đạt được để bù lại tất cả các chi phí đã bỏ ra, đảm bảo không bị thua lỗ và không bao gồm lãi.
BEP là yếu tố đầu tiên và tiên quyết bạn cần đánh giá trước khi quyết định đầu tư vào một dự án hay mô hình kinh doanh nào đó. Việc xác định điểm hòa vốn cũng đồng thời giúp bạn hoạch định chuẩn xác các chi phí đi kèm, bao gồm cả chi phí dự trù về quản lý doanh nghiệp, chi phí nhân sự, chi phí quảng cáo và một số chi phí khác liên quan.
>>> Bạn có thể quan tâm: Cohort Analysis là gì?
Phân loại điểm hòa vốn
Điểm hòa vốn được phân thành 2 loại chính bao gồm điểm hòa vốn kinh tế và điểm hòa vốn tài chính, cụ thể như sau:
Điểm hòa vốn kinh tế
Điểm hòa vốn kinh tế là điểm mà tại đó doanh thu đạt được sẽ được tính bằng tổng chi phí sản xuất kinh doanh (gồm định phí và biến phí, chưa tính đến lãi suất vay vốn kinh doanh) lợi nhuận doanh nghiệp trước lãi vay bằng 0 và thuế của doanh nghiệp cũng bằng 0.
Điểm hòa vốn tài chính
Điểm hòa vốn tài chính là điểm mà tại đó doanh thu sẽ được tính bằng tổng chi phí sản xuất kinh doanh, cộng cả lãi vay vốn kinh doanh cần hoàn trả. Tại điểm hòa vốn tài chính, doanh nghiệp không lãi cũng không lỗ và lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp lúc này bằng 0.
Tầm quan trọng của điểm hòa vốn
Không phải ngẫu nhiên mà điểm hòa vốn lại được coi trọng như vậy trong quản trị doanh nghiệp. Yếu tố này quyết định rất lớn đến hiệu quả kinh doanh, đồng thời cũng là tiền đề để xây dựng các chiến lược dài hạn cho hoạt động thương mại:
Là tiền đề và là cơ sở để xây dựng kế hoạch kinh doanh
Một trong những ý nghĩa quan trọng của điểm hòa vốn chính là được sử dụng để xây dựng kế hoạch kinh doanh. Nhà quản trị thường sử dụng điểm hòa vốn để xác định sản lượng sản xuất, bán ra cần thiết để thu về lợi nhuận mong muốn, đồng thời cũng sử dụng yếu tố này để hoạch định các chi phí khác như chi phí thuê nhân công, chi phí quảng cáo và xây dựng giá bán,....
Đánh giá chuẩn xác hiệu quả kinh doanh
Điểm hòa vốn trong kinh doanh cũng được nhận định như một thang đo giúp các nhà quản trị nhận định chính xác tính hiệu quả của vận hành. Nếu điểm hòa vốn thấp, điều đó cho thấy doanh nghiệp đang phát huy được tối đa các nguồn lực và có thể tăng biên lợi nhuận của mình dễ dàng. Ngược lại nếu điểm hòa vốn cao, doanh nghiệp cần có sự điều chỉnh để giảm thiểu tối đa chi phí đầu tư.
Đánh giá tính rủi ro của hoạt động kinh doanh
Phân tích điểm hòa vốn cũng giúp doanh nghiệp đánh giá được tính rủi ro của các hoạt động kinh doanh. Từ đó lựa chọn đầu tư vào các dự án có tiềm năng thực sự, loại bỏ các dự án khó thu hồi vốn, thậm chí gây lỗ.
Công thức tính điểm hòa vốn
Để xác định chuẩn xác điểm hòa vốn, bạn có thể tham khảo công thức tính điểm hòa vốn dưới đây:
Điểm hòa vốn (số lượng) = Tổng chi phí cố định / (Giá bán đơn vị - Chi phí biến đổi đơn vị)
Trong đó:
- Chi phí cố định: Là những chi phí không thay đổi theo sản lượng, ví dụ như tiền thuê mặt bằng, lương nhân sự, tiền mạng, điện nước,....
- Chi phí biến đổi: Là những chi phí thay đổi theo tỷ lệ thuận với các yếu tố như sản lượng, tiền nguyên vật liệu, tiền điện nước sử dụng cho sản xuất
- Giá bán đơn vị: Là giá bản của 1 sản phẩm
Ví dụ tính điểm hòa vốn:
Giả định: Giả sử 1 công ty sản xuất bút bi có chi phí cố định là 100 triệu đồng/tháng (tiền nhà xưởng, tiền thuê nhân công); chi phí biến đổi cho 1 cây bút là 1 nghìn đồng (giá nhựa, đầu kim loại - nguyên vật liệu, điện nước,...), giá bán 1 cây bút là 2 nghìn đồng.
Từ đây duy ra điểm hòa vốn của doanh nghiệp đó như sau:
Điểm hòa vốn (số lượng bút) = 100.000.000 / (2.000 - 1.000) = 100.000 cây bút.
Tuy nhiên, ví dụ về điểm hòa vốn trên đây mới chỉ dừng lại ở giả thuyết doanh nghiệp đó kinh doanh một sản phẩm duy nhất. Điều này là không phổ biến đối với các doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại. Đa phần các doanh nghiệp hiện nay đều kinh doanh từ 2 sản phẩm trở lên.
Cách tính điểm hòa vốn
- Bước 1: Tính tỷ lệ từng loại mặt hàng. Công thức tính như sau: Tỷ lệ từng mặt hàng = (Doanh thu sản phẩm/Tổng doanh thu doanh nghiệp) * 100.
- Bước 2: Tính tỷ lệ phần trăm số dư bình quân đảm phí. Công thức tính như sau: Tỷ lệ phần trăm số dư bình quân đảm phí = Tỷ lệ số dư đảm phí sản phẩm/Tỷ lệ mặt hàng tương ứng của sản phẩm.
- Bước 3: Tính điểm hòa vốn của doanh nghiệp. Công thức tính như sau: Điểm hòa vốn của doanh nghiệp = Tổng định phí/Tỷ lệ số dư đảm phí bình quân.
- Bước 4: Tính điểm hòa vốn từng loại mặt hàng. Công thức tính như sau: Điểm hòa vốn từng mặt hàng = Điểm hòa vốn doanh nghiệp * Tỷ lệ mặt hàng.
Để có thể tính toán chính xác điểm hòa vốn, đảm bảo không bị sai lệch quá nhiều so với thực tế, bạn có thể xây dựng các mẫu excel tính điểm hòa vốn riêng cho doanh nghiệp của mình. Trong đó, cần chia mẫu thành 3 phần chính: Tính toán điểm hòa vốn, chi phí cố định và chi phí biến đổi.
Những lưu ý khi phân tích điểm hòa vốn
Như đã nói, điểm hòa vốn thực tế không hề cố định và có thể thay đổi theo từng thời điểm, phụ thuộc vào nhiều biến số. Do vậy, khi tính toán, phân tích điểm hòa vốn, bạn cần đặc biệt lưu ý một số điểm sau:
- Lưu ý xác định chính xác chi phí biến đổi và chi phí cố định, đồng thời có sự phân chia rõ ràng để có thể tính toán chính xác điểm hòa vốn.
- Đối với các doanh nghiệp kinh doanh nhiều mặt hàng, cần có sự quy đổi về chung một sản phẩm duy nhất để có thể tính toán chuẩn xác điểm hòa vốn
- Quá trình tính điểm hòa vốn ít nhiều vị sai lệch do công thức tính điểm hòa vốn không bị phụ thuộc vào giá trị tiền tệ, do vậy khi toàn điểm hòa vốn của 1 dự án kinh đầu tư - kinh doanh cần phải chú ý đến giá trị tiền tệ tại từng thời điểm.
- Nên xây dựng biểu đồ điểm hòa vốn để thấy rõ hướng đi của điểm hòa vốn trong từng giai đoạn, từ đó đề ra những xu hướng kinh doanh phù hợp.
>>> Đọc thêm: Mô hình rater là gì? 5 tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ theo mô hình rater
Tạm kết:
Trên đây là những thông tin chia sẻ về khái niệm điểm hòa vốn là gì và cách để tính toán điểm hòa vốn chuẩn xác. Bạn có thể tham khảo công thức này để tìm ra điểm hòa vốn “lý tưởng” cho doanh nghiệp của mình và có những hướng đi đúng đắn trong tương lai để thu được những thành quả mình mong muốn.
Bình luận của bạn