cover

Dịch thuật là gì? Làm nghề dịch thuật cần trang bị những gì?

Dịch thuật được biết đến là một ngành nghề đã xuất hiện đã lâu đời, được xếp vào nhóm các công việc tương đối khó, đòi hỏi kiến thức ngoại ngữ và cả sự khéo léo cùng với vốn ngôn...

Dịch thuật được biết đến là một ngành nghề đã xuất hiện đã lâu đời, được xếp vào nhóm các công việc tương đối khó, đòi hỏi kiến thức ngoại ngữ và cả sự khéo léo cùng với vốn ngôn từ phong phú. Đặc biệt trong xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế thế giới, dịch thuật được chú trọng hơn, cơ hội làm việc cũng rộng mở. Vậy, dịch thuật là gì? Và để làm tốt nghề dịch thuật cần trang bị những gì?

Dịch thuật là gì?

Hầu hết ai trong chúng ta cũng từng nghe qua cụm từ "dịch thuật", thậm chí có những người đã và đang làm trong nghề, hoặc manh nha ý định đặt chân vào ngành nghề này. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết tường tận và chính xác dịch thuật là gì và những kiến thức cơ bản xoay quanh công việc này.

Dịch thuật là gì?

Khái niệm Dịch thuật là gì? (Nguồn: duhockk)

Dịch thuật là cầu nối giữa các ngôn ngữ khác nhau. Hiểu đơn giản, dịch thuật là hoạt động chuyển đổi ngôn ngữ từ một văn bản nguồn sang một văn bản mới bằng một ngôn ngữ khác.

Các bài dịch thuật luôn phải đảm bảo nội dung chuẩn xác, tương đồng ý nghĩa so với bản gốc. Do đó, quá trình dịch thuật không cho phép người dịch dùng ngôn từ của mình thay đổi nội dung văn bản hay quan điểm của người nói.

Các phương pháp dịch thuật

Dịch đúng nghĩa

Dịch đúng nghĩa hay còn gọi là dịch trực tiếp. Đây là phương pháp dịch thuật giữ hình thức ngôn ngữ nguyên bản và diễn đạt chính xác ý tưởng gốc thông qua lối hành văn mạch lạc, rõ ràng, phù hợp với văn phạm của ngôn ngữ dịch. Để có được bản dịch hoàn hảo, người dịch thuật ứng dụng phương pháp này là chuẩn xác nhất.

Dịch ý

Phương pháp dịch ý là cách dịch đối chiếu vi phạm tôn chỉ của phiên dịch. Với dịch ý, người dịch chỉ cần chuyển tải được ý tưởng ban đầu mà không phải tái hiện nguyên bản bằng một ngôn ngữ khác. Trong các bản dịch ý, người dịch thường thay đổi những cấu trúc ràng buộc của văn bản gốc, do đó độ dài ngắn của bản dịch có thể khác so với văn bản gốc.

Phân loại dịch thuật

Dịch thuật được biết đến với hai hình thức gồm biên dịch (dịch viết) và phiên dịch (dịch nói).

Biên dịch là gì?

Biên dịch hay còn được gọi là dịch viết. Hình thức dịch thuật này là hoạt động chuyển đổi ngôn ngữ thông qua văn bản dạng viết. Để biên dịch tốt, đòi hỏi dịch giả phải có độ am hiểu sâu rộng về ngôn ngữ gốc cũng như văn hóa của quốc gia đó.

Phiên dịch là gì?

Phiên dịch là hình thức dịch thuật chuyển một câu, từ hoặc văn bản từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác. Người phiên dịch được gọi là phiên dịch viên, thường làm việc trong những môi trường thường xuyên có sự trao đổi giữa các ngôn ngữ khác nhau. Và họ phải đảm bảo việc chuyển đổi ngôn ngữ này không làm thay đổi ý nghĩa của ngôn ngữ gốc.

Hai hình thức phiên dịch thường thấy là dịch cabin và dịch đuổi.

Kỹ năng cần có của người làm nghề dịch thuật là gì

Đặt chân vào lĩnh vực dịch thuật, bất cứ ai cũng cần trang bị cho mình các kỹ năng cơ bản sau:

1. Kỹ năng ngôn ngữ

Ngôn ngữ là vấn đề cốt lõi của dịch thuật. Kỹ năng ngôn ngữ không chỉ đòi thông thạo ngôn ngữ nguồn (các ngoại ngữ phổ biến) mà còn đòi hỏi cả trình độ ngôn ngữ đích. Khía cạnh ngôn ngữ trong dịch thuật bao gồm vốn từ, khả năng sử dụng từ ngữ và văn phong phù hợp với từng chủ đề khác nhau.

Dịch thuật là gì? Làm nghề dịch thuật cần trang bị những gì? - Ảnh 2.

Kỹ năng cần thiết của người làm trong ngành dịch thuật là gì (Nguồn: dichthuatso1)

Nhiều người dịch thuật tương đối chủ quan khi cho rằng ngoại ngữ quan trọng hơn. Tuy nhiên, đây là sự chuyển ngữ từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, do đó người dịch cần thông thạo cả hai ngôn ngữ. Sự thông thạo này được quyết định trực tiếp bởi vốn từ. Trong quá trình dịch nếu "bí từ" sẽ khó tránh khỏi diễn đạt thiếu ý, sai lệch và không được trơn tru.

Mỗi lĩnh vực trong cuộc sống đề có lối hành văn riêng, đòi hỏi người dịch phải am hiểu, áp dụng chuẩn xác trong bản dịch. Nếu không kiểm soát được yếu tố này, người dịch sẽ dễ mắc lỗi văn phong không phù hợp, làm mất đi giá trị bản dịch.

2. Kỹ năng tra cứu

Ngay trong ngôn ngữ mẹ đẻ, người nói, người viết cũng có lúc rơi vào thế "bí". Vì vậy, dù tự tin với trình độ ngoại ngữ đến đâu, thì người dịch thuật cũng cần trang bị kỹ năng tra cứu để "dự phòng" và bổ sung, nâng cao năng lực chuyên môn.

Ngoài tra cứu trên kênh truyền thống như từ điển, các dịch giả hoặc phiên dịch viên có thể ứng dụng các công cụ dịch như: DejaVu, SDLX, Transit, Trados,...

3. Kỹ năng thao tác máy tính

Với các dịch giả, máy tính là một công cụ hỗ trợ công việc gần như không thể thiếu. Để biến công cụ này thành cánh tay hỗ trợ đắc lực, các biên dịch viên cần thành thạo hai kỹ năng chính gồm: kỹ năng đánh máy và kỹ năng xử lý văn bản.

kỹ năng thao tác máy tính cần thiết với người làm dịch thuật

kỹ năng máy tính là cần thiết bởi dịch thuật online là việc thường làm (Nguồn: duhockk)

Kỹ năng đánh máy góp phần quyết định đến tốc độ làm việc nhanh, chậm của dịch giả. Còn khả năng xử lý văn bản chính là các thao tác trên Microsoft word (.doc/.docx), Microsoft excel (.xls/.xlsx) và PDF (Portable Document Format),... Đây đều là những công cụ tin học văn phòng phổ biến và cần thiết cho một dịch giả. Mỗi định dàng này có những cách xử lý riêng, do đó, biên dịch viên phải tìm hiểu và thành thạo các kỹ năng này để tiết kiệm thời gian làm việc hơn.

>>> Có thể bạn quan tâm: Google Drive là gì

4. Kỹ năng làm việc nhóm

Dịch thuật không hẳn là một công việc hoạt động đơn lẻ. Trên thực tế, những người dịch thuật thường xuyên phải làm việc nhóm, làm việc với khách hàng, đối tác,... Do đó, nắm được kỹ năng làm việc nhóm sẽ giúp điều chỉnh công việc hợp lý hơn, nhìn nhận và khắc phục những thiếu sót cá nhân, học hỏi thêm nhiều kinh nghiệp để nâng cao năng lực.

kỹ năng làm việc nhóm

Dịch thuật là gì? Kỹ năng làm việc nhóm là kỹ năng cực cần thiết (Nguồn: sandla)

5. Năng lực dịch thuật

Yếu tố đầu tiên của việc dịch thuật chính là khả năng đọc hiểu hoặc nghe hiểu, khai thác ý chính, nội dung trọng tâm của bản gốc. Tuy nhiên việc đọc và hiểu được nội dung, tinh thần bản gốc vẫn chưa đủ. Người làm dịch thuật phải diễn đạt được nội dung, ý hiểu ấy sang ngôn ngữ khác.

Chính vì thế, để bước chân vào ngành nghề này, cần trang bị kỹ năng viết hoặc nói lưu loát. Ngoài ra, khả năng tìm hiểu về lĩnh vực, ngành nghề, chủ đề dịch của mình cũng nằm trong năng lực dịch thuật. Việc tìm hiểu tốt sẽ giúp bạn kiểm soát nội dung dễ dàng hơn, bản dịch trơn tru hơn.

Khó khăn trong ngành dịch thuật là gì

Am hiểu nhiều lĩnh vực, liên tục cập nhật kiến thức mới

Để trở thành một dịch giả, một phiên dịch viên tốt, bạn luôn phải có vốn kiến thức về những chủ đề, nội dung mình dịch. Thiếu đi yếu tố này sẽ khiến nội dung dịch đôi khi bị cứng nhắc, khó hiểu và khiên cưỡng.

Ngôn ngữ

Không chỉ biết nhiều ngoại ngữ mà mỗi quốc gia còn bao gồm nhiều dân tộc, các dân tộc này lại tiếp tục có những ngôn ngữ khác nhau hoặc cách diễn đạt, ngữ điệu khác nhau. Do đó người dịch thuật cần trau dồi ngoại ngữ, tìm hiểu thêm về ngôn ngữ địa phương và ngôn ngữ phổ thông để nghe được, hiểu được và diễn đạt lại được.

Nắm bắt tâm lý người nói, người viết

Đây được xem là một trong những kỹ năng "làm khó" người dịch thuật nhất. Trong quá trình dịch, người dịch phải chú ý văn phong, ngữ điệu và thái độ thể hiện qua bài viết. Hoặc quan sát thái độ, cử chỉ người nói để sử dụng ngôn từ hợp ngữ cảnh, thể hiện đúng tinh thần người nói.

Khó khăn trong ngành dịch thuật

(Nguồn: cet.edu)

Cơ hội và thách thức cho người làm nghề dịch thuật là gì?

Dịch thuật đã và đang được đánh giá là một ngành nghề "hot". Tuy nhiên, ngành nghề nào cũng có hai mặt, tồn tại cơ hội thì cũng có cả thách thức, nghề dịch thuật cũng vậy. Dưới đây là những cơ hội và thách thức thường thấy ở ngành nghề này.

Cơ hội

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới, nhiều doanh nghiệp đã định hướng thương mại quốc tế. Do đó, ngành dịch thuật cũng mở rộng cơ hội nghề nghiệp hơn.

Đây cũng là ngành nghề có thu nhập tương đối cao và ổn định. Trong quá trình làm việc lại có thể hỏi thêm nhiều kiến thức mới, văn hóa mới, do đó, việc dịch thuật thu hút và hấp dẫn nhiều bạn trẻ tham gia vào.

Ngoài ra, cơ chế nhà nước cũng dần thông thoáng hơn, cho phép các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Việt Nam. Đồng thời đẩy mạnh du lịch trong nước, thu hút khách du lịch nước ngoài, biên dịch viên và thông dịch viên sẽ không phải đi lại quá nhiều giữa các quốc gia.

Thách thức

Bên cạnh những cơ hội của ngành dịch thuật thì các khó khăn, thách thức cũng không ít. Nhu cầu dịch thuật ngày càng lớn, thu nhập lại ổn định, cũng vì thế mà tỷ lệ cạnh tranh ngày một cao, đòi hỏi người làm dịch thuật phải học cách nắm bắt thời cơ, vượt qua cạnh tranh, sức ép.

Ngoài ra, ngôn ngữ trên thế giới luôn phong phú và liên tục có sự đổi mới. Vì vậy đặt ra thách thức với các dịch giả, phiên dịch viên phải không ngừng học hỏi để không trở nên "lạc hậu".

Nhiều bên cung cấp dịch vụ dịch thuật chất lượng kém, họ đặt lợi ích kiếm tiền lên hàng đầu và "ngó lơ" lợi ích cần mang lại cho khách hàng. Chính vì vậy đã tạo ra cơn khủng hoảng niềm tin từ phía khách hàng, do đó để nhận được công việc dịch thuật, người dịch cần chứng minh được năng lực và tinh thần làm việc của mình.

Cơ hội và thách thức cho người làm nghề dịch thuật là gì?

Cơ hội thách thức của dịch thuật viên là gì (Nguồn: dich123)

Lời kết

Ngành dịch thuật được xem là một dịch vụ quan trọng trong cuộc sống hiện nay. Các công ty, tập đoàn đa quốc gia, những hội nghị, hội thảo khoa học, văn hóa đa quốc gia,... không thể thiếu đi người dịch thuật. Hãy nắm bắt cơ hội và vượt lên thách thức để trở thành một biên dịch viên, phiên dịch viên tốt.

Qua bài viết trên, hy vọng các độc giả nói chung và những người đang hoặc sắp sửa đặt chân vào lĩnh vực này sẽ hiểu rõ "Dịch thuật là gì?" và "Làm nghề dịch thuật cần trang bị những gì?".

>>> Xem thêm: Google cập nhật tính năng dịch chữ viết tay thành văn bản trên PC

Huyền Nguyễn - Marketing AI

Tổng hợp

TAGS:

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.