1. PepsiCo ra mắt AI Hydrate Coach, thử nghiệm lon thông minh Smart Can đậm tính cá nhân hóa
Mới đây, trên sân khấu của Cannes Lions, Pepsi và Pepsico Gatorade đã giới thiệu AI Hydration Coach và thiết bị kết nối Smart Can lấy cảm hứng từ hình dạng lon thông minh, cải thiện khả năng cá nhân hoá của người dùng.
Smart can - một thiết bị kết nối, cổng tương tác được trang bị màn hình kỹ thuật số bao quanh, cảm biến chuyển động, công nghệ âm thanh tiên tiến và đặc biệt thiết kế dưới hình tượng lon nước ngọt quen thuộc của hãng. Các nhà tiếp thị đã để Smart Can thành hình dạng lon như một cách tăng trải nghiệm cá nhân hoá của người hâm mộ và có khả năng gửi nội dung độc quyền chẳng hạn như mã truy cập.
Được biết, trong tương lai, các lon thông minh sẽ được áp dụng trong các chương trình khuyến mãi của Pepsi dành cho những người sáng tạo về Game, thể thao.
Cũng tại sự kiện này, Pepsico Gatorade giới thiệu Huấn luyện viên AI Hydration mới tên là Anna tại Cannes Lions. Anna xuất hiện thông qua giao diện màn hình cảm ứng với hình ảnh đại diện mặc áo sơ mi và áo blazer.
Trợ lý ảo này được đào tạo bài bản tại Viện Khoa học Thể thao Gatorade. Ý tưởng là một bước tiến mới trong việc giúp người tiêu dùng tiếp cận với những giải pháp chuyên gia - vốn từ trước đến nay chỉ dành cho những vận động viên chuyên nghiệp.
Bằng việc thu thập những dữ liệu lịch sử hàng thập kỷ từ thương hiệu đồ uống thể thao này, Anna có khả năng trả lời những câu hỏi liên quan đến nhu cầu cung cấp nước của người dùng, hoặc người dùng có thể hỏi những câu vui vẻ, ngoài lề như: Hương vị Gatorade yêu thích của Anna là gì?. AI Hydration Coach sẽ được thí điểm ở một số ít thị trường vào cuối 2024 và đầu 2025.
Pepsi vẫn đang cố gắng đẩy mạnh công nghệ vào lĩnh vực tiêu dùng khi gần đây thương hiệu này đánh mất vị trí thương hiệu nước giải khát số 2 vào tay Dr Pepper tại Mỹ. Cùng bối cảnh với giám đốc tiếp thị kỳ cựu của công ty Todd Kaplan đã rời đi vào đầu tháng 6 này.
2. TikTok mở rộng chiến lược “Out of Phone” với UGC (nội dung do người dùng tạo ra)
Là nền tảng mạng xã hội đang rất được lòng công chúng ở thời điểm hiện tại, TikTok mới đây đã ra mắt chiến dịch “Out of Phone: Branded Mission” - sự kết hợp hoàn hảo giữa yếu tố “branded mission” đặc trưng của Tiktok vào dịch vụ “Out of phone” (bên ngoài màn hình điện thoại).
Theo đó, tính năng mới Out of Phone của TikTok cho phép các thương hiệu sử dụng nội dung của các nhà sáng tạo TikTok trên nhiều nền tảng mới (bảng quảng cáo Billboard, quảng cáo rạp chiếu phim Cinema, bảng trưng bày tại cửa hàng, hoặc các màn hình khác…), mở rộng khả năng hiển thị cho thương hiệu hoặc các chương trình khuyến mãi của họ.
Branded Mission, được TikTok ra mắt vào năm 2022, cho phép các thương hiệu đăng các chiến dịch mà mỗi người dùng có thể tham gia trực tiếp. Sau đó, các thương hiệu có thể chọn chính những video của người dùng được yêu thích để quảng bá rầm rộ hơn. Out of Phone: Branded Mission về cơ bản sẽ kết hợp nội dung do người dùng tạo ra ở phạm vi ngoài nền tảng, để các thương hiệu có thể sử dụng UGC trong các chương trình quảng cáo mở rộng của họ.
Chia sẻ từ TikTok, Lionsgate là một trong những công ty đầu tiên tận dụng giải pháp này khi phát hành The Hunger Games: The Ballad of Songbirds & Snakes. Được kích hoạt ở trung tâm thành phố New York, chiến dịch đã chiếm lĩnh các màn hình ở vị trí đắc địa nhất trên Quảng trường thời đại, tiếp cận cộng đồng người hâm mộ Hunger Games trên TikTok. Lionsgate đã kích hoạt chiến dịch Out of Phone: Mission nơi những người sáng tạo hàng ngày ghi lại khoảnh khắc nổi bật của họ trong các bảng quảng cáo.
Ý tưởng này sẽ gia tăng tiềm năng sáng tạo của các chiến dịch, đồng thời mang đến cho những nhà sáng tạo Tiktok có cơ hội xuất hiện tại những biển quảng cáo cỡ lớn thay vì chỉ gói gọn trên màn hình điện thoại như trước đây.
Đây là một lựa chọn hình thức quảng cáo cao cấp hơn và sẽ đi kèm với mức giá phù hợp. TikTok có thể phải sửa đổi quyền sử dụng cho các loại chiến dịch mới này. Nhưng đây là một cách để tăng cường tương tác trong lẫn ngoài nền tảng TikTok, thu hút nhiều người sáng tạo quảng cáo cho sáng kiến, idea của bạn.
3. Nvidia không lọt vào danh sách Top 100 thương hiệu hàng đầu dù mới được công bố là công ty có giá trị nhất thế giới
Bất chấp sự trỗi dậy của nhiều “ông lớn” trên thị trường, màn thể hiện của Nvidia - tập đoàn công nghệ hàng đầu là vô cùng ấn tượng khi mới đây vươn lên vị trí top 1 công ty có giá trị nhất thế giới theo vốn hóa thị trường. Tuy nhiên, điều đáng ngạc nhiên là Nvidia lại không được góp mặt nó trong Danh sách 100 thương hiệu dễ nhận diện nhất năm 2023 của Interbrand.
Nvidia là gã khổng lồ trong ngành công nghệ, nổi tiếng với các sản phẩm chip hiệu suất cao không thể thiếu trong sự bùng nổ AI. Tuy nhiên, sự nhận diện thương hiệu của Nvidia dường như đang bị tụt hậu rất nhiều so với sự tăng trưởng nhanh chóng của nó. Trong khi các sản phẩm của Nvidia nổi tiếng trong giới công nghệ và kinh doanh, thương hiệu này vẫn chưa có “chỗ đứng” trong lòng người tiêu dùng.
Được biết, danh sách 100 thương hiệu hàng đầu của Interbrand bao gồm những cái tên máu mặt trong giới công nghệ như Apple, Microsoft, Amazon, Google và Samsung. Ở vị trí thứ 100 là Canon.
Những thương hiệu này cùng với Nvidia đều nằm trong số những công ty có giá trị nhất thế giới. Tuy nhiên, sự vắng mặt của Nvidia trong danh sách này cho thấy mức độ nhận diện thương hiệu của hãng không tương xứng với giá trị trên thị trường.
Giám đốc toàn cầu về thương hiệu của Interbrand Greg Silverman chia sẻ: “Sự vươn lên dẫn đầu nhanh chóng của Nvidia diễn ra nhanh đến mức công ty chưa kịp củng cố nhận thức người dùng về thương hiệu. Sức mạnh thương hiệu yếu của Nvidia có thể gây hạn chế với giá trị tương lai, bất chấp mức vốn hoá thị trường hiện tại của nó”.
Đây là một tình huống khá thú vị khi giá trị thị trường và mức độ nhận diện thương hiệu của một công ty không nhất thiết phải đi cùng nhau. Sự vắng mặt của Nvidia trong danh sách này cho thấy Nvidia cần giải quyết bài toán về gia tăng độ nhận diện thương hiệu để phù hợp với nhu cầu thị trường bây giờ.
4. Netflix dự định mở cửa Netflix Houses vào năm 2025: Tái hiện sống động những bộ phim nổi tiếng
Netflix, gã khổng lồ phát trực tuyến toàn cầu, mới đây đã công bố kế hoạch ra mắt hai trung tâm giải trí lớn chưa từng có, với tên gọi Netflix Houses, vào năm 2025.
Đây là dự án được Netflix ấp ủ qua nhiều năm, nhằm mang tới những trải nghiệm sống động nhất cho người xem. Để họ có cơ hội trải nghiệm cùng những bộ phim yêu thích ở ngoài đời thật.
Với Netflix Houses, người tham gia có thể trải nghiệm các hoạt động giống trong phim. Ví dụ như Squid Game, họ có thể chơi các trò chơi trong bộ phim này.
Những địa điểm này được tận dụng từ không gian bán lẻ để trống tại các trung tâm mua sắm nổi tiếng, hai địa điểm đầu tiên của "Netflix House" sẽ được đặt tại Galleria Dallas và trung tâm mua sắm King of Prussia (gần Philadelphia). Mỗi địa điểm rộng hơn 100.000 feet vuông, dự kiến mở cửa vào năm 2025.
Netflix Houses sẽ có một loạt các cửa hàng mua sắm, quán ăn và các hoạt động trải nghiệm. Những địa điểm này hứa hẹn không chỉ để giải trí, mà còn là nơi Netflix gia tăng trải nghiệm và sự kết nối với những khách hàng của mình.
Ông Marian Lee, Giám đốc tiếp thị của Netflix cho biết: “Chúng tôi đã cũng cấp hơn 50 trải nghiệm tại 25 thành phố và Netflix House đại diện cho thế hệ tiếp theo của các dịch vụ đặc biệt của chúng tôii. Các địa điểm sẽ mang những câu chuyện yêu thích của Netflix vào cuộc sống theo những cách mới, luôn thay đổi và bất ngờ"
Việc Netflix tái sử dụng địa điểm tại các trung tâm mua sắm nổi tiếng là một phần trong chiến lược tiếp thị để hỗ trợ hoạt động kinh doanh của mình đồng thời tạo được sự kết nối, trải nghiệm ấn tượng cùng người dùng.
Bình luận của bạn