Lego là một thương hiệu đồ chơi có lẽ đã quá đỗi nổi tiếng trên phạm vi toàn cầu đối với cả nam và nữ. Từ xưa đến nay, nhắc tới đồ chơi giúp nâng cao khả năng sáng tạo và tưởng tượng của trẻ thì Lego chính là sản phẩm không thể hợp lý hơn, hơn thế nó còn gắn liền với biết bao thế hệ tuổi thơ của trẻ em trên toàn thế giới. Chiến lược Marketing của Lego có những điểm hết sức thân quen và tâm lý đánh vào đối tượng là trẻ con, hãy cùng xem thương hiệu là ước mơ của bao đứa trẻ này đã làm gì để đánh chiếm thị phần.
Lego - Thương hiệu đồ chơi nổi tiếng
Lego (cách điệu là LEGO) là một dòng sản phẩm đồ chơi xây dựng được Tập đoàn Lego chế tạo và thành lập vào năm 1948, một công ty tư nhân có trụ sở tại Billund, Đan Mạch. Cái tên "Lego" là viết tắt hai chữ cái đầu của hai từ leg godt, có nghĩa là "chơi hay". Sản phẩm chủ lực của công ty, Lego, bao gồm các viên gạch nhiều màu sắc được lắp ráp với nhau đi kèm với một loạt các răng ăn khớp hình tròn, các nhân vật tí hon được gọi là minifigure, và nhiều bộ phận khác. Những miếng ghép Lego có thể được lắp ráp và kết nối theo nhiều cách khác nhau, để xây dựng nên nhiều đồ vật; xe cộ, tòa nhà và các người máy có thể hoạt động. Bất cứ thứ gì đều có thể tháo rời sau khi đã lắp ráp, và các mảnh ghép sẽ được dùng để tạo ra những đồ vật khác.
Tập đoàn Lego bắt đầu sản xuất những viên gạch đồ chơi có thể lắp ráp được với nhau vào năm 1949. Kể từ đó, tiểu văn hóa Lego toàn cầu đã phát triển. Việc hỗ trợ phát triển cho các bộ phim, các trò chơi, các cuộc thi và sáu công viên giải trí Legoland đều được thực hiện dưới tên hãng này. Tính đến tháng 7 năm 2015, 600 tỷ bộ phận Lego đã được sản xuất.
Sự nổi tiếng của Lego được chứng minh qua sự đại diện và cách sử dụng rộng rãi của nó trong nhiều hình thức của công trình văn hóa, bao gồm sách báo, phim ảnh và tác phẩm nghệ thuật. Nó thậm chí còn được sử dụng trong lớp học như một công cụ dạy học. Ở Mỹ, Lego Education North America là một liên doanh giữa tập đoàn Pitsco, Inc. và bộ phận giáo dục của Tập đoàn Lego. Ngay tại Việt Nam, đây được coi là bộ đồ chơi được các ông bố bà mẹ khuyến khích trẻ con chơi vì tính đơn giản mà đem lại nhiều ý nghĩa kích thích não bộ. Chính bởi thế chiến lược Marketing của Lego đã thành công khi xây dựng hình ảnh vào tâm trí người tiêu dùng như vậy.
>> Xem thêm: Quảng cáo của Lego: Ươm mầm những giấc mơ “thần kỳ”
Chiến lược Marketing của Lego: "Cả bầu trời ký ức"
Những viên "gạch" xây mơ ước trẻ thơ
Sản phẩm của Lego chính là điều khiến hãng trở nên thành công và gây dựng nên tên tuổi lớn như ngày hôm nay. Thế nhưng, Lego không chỉ giới hạn ở đồ chơi bằng những viên gạch mà nó còn xây dựng "hệ sinh thái" sản phẩm rộng lớn hơn nhiều trên thị trường. Những sản phẩm trong chiến lược Marketing của Lego mang nhiều sự đơn giản nhưng nó lại được ưa chuộng trên thị trường, những sản phẩm phim ảnh điện tử phải kể đến như:
- Trò chơi điện tử - Lego Media International Limited - trò chơi bao gồm Lego Island, Star Wars, Indiana Jones, Batman và Marvel Superheroes gần đây hơn là một trò chơi dựa trên The Lego Movie.
- Trò chơi trên bàn - Trò chơi Lego (Minotaurus, Sáng tạo, Kim tự tháp Ramses)
- Phim và truyền hình - Việc phát hành các bộ phim đã gây tiếng vang lớn khi áp dụng quảng cáo chéo vào sản phẩm của mình với những bộ phim kinh điển.
- The Lego Batman Movie
- Lego Ninjago: Masters of Spinjitzu
- Lego City Series
- Sách và tạp chí - Star Wars...
- Quần áo trẻ em - Quần áo Legowear của Kabooki
Những hệ sinh thái mà Lego xây dựng cho người tiêu dùng là những trẻ em thực sự khiến nó trở nên thu hút và hấp dẫn hơn bao giờ hết. Chính bởi việc không chỉ là những khối hình đơn thuần mà hãng còn kết hợp chúng với những bộ phim hoạt hình nổi tiếng trong tạo hình nhân vật, điều này giúp hãng thu hút quan tâm của trẻ em, khiến trẻ em làm theo những tạo hình đó bằng những khối hình Lego. Đây là một bước đi hết sức thành công trong chiến lược Marketing của Lego về sản phẩm.
>> Xem thêm: LEGO: chiến lược marketing lấy người dùng làm trọng tâm
Lego có mặt ở nhiều nơi trên thế giới
Lego có trụ sở tại Đan Mạch và có các đơn vị sản xuất chính tại Anh, Mỹ, Singapore và Trung Quốc. Lego có mặt tại khoảng 132 cửa hàng bán lẻ trên toàn thế giới, hầu hết đều có mặt tại các cửa hàng bán lẻ của Mỹ, thế nhưng đó không phải là nơi duy nhất có thể lựa chọn đồ chơi Lego mà bạn có thể mua chúng tại các rạp chiếu phim, công viên giải trí và các cửa hàng bách hóa nổi tiếng hay cửa hàng đồ chơi.
Các đồ chơi được xuất khẩu trên toàn thế giới để các đồ chơi được thực hiện dễ tiếp cận hơn cho người dân. Các đồ chơi cũng có thể được mua trực tuyến từ một số trang web như Amazon, eBay.... Ấn Độ cũng nhận được đầu ra Lego đầu tiên vào năm 2014 tại Chennai, Tamil Nadu và nó được bán bởi FunSkool theo giấy phép. Khi Lego gặp khó khăn về mặt tài chính, nó quyết định phục vụ toàn bộ châu Âu và châu Á bằng cách mở một trung tâm phân phối tại Cộng hòa Séc. Chính bởi chính sách dễ dàng mua ở những cửa hàng đồ chơi, ngay tại Việt Nam, không cần vào cửa hàng của Lego mà người tiêu dùng có thể mua trực tuyến hay đến những cửa hàng đồ chơi khác như: My kingdom, Đồ chơi gỗ... cũng rất dễ dàng mua được sản phẩm của hãng. Đây là nước đi rất đúng đắn về phân phối sản phẩm trong chiến lược Marketing của Lego.
>> Xem thêm: Cách Ikea và Lego tạo ra Bygglek
Truyền thông Lego đánh trúng tâm lý trẻ em
Lego đã được phổ biến không chỉ thông qua các phương tiện truyền thông thông thường mà còn thông qua các chiến lược Marketing của Lego vô cùng độc đáo. Khi nó bắt đầu, chỉ gồm những viên gạch nhựa và những bức tượng nhỏ mà bạn có thể sử dụng để tạo ra những cấu trúc nhỏ. Nó đã đi xa hơn và kèm theo các chủ đề cho bộ đồ chơi của Lego. Các chủ đề là nguồn cảm hứng từ phim hoạt hình, truyện tranh, phim ảnh và trò chơi điện tử. Lego mở rộng nhiều hơn chỉ là đồ chơi. Nó có một trang web chính thức cung cấp các mặt hàng, phù hiệu, cấp bậc và danh hiệu cho một số nhiệm vụ nhất định. Lego cũng cung cấp một tài khoản cao cấp có nhiều đặc quyền hơn so với tài khoản thông thường.
Bên cạnh đó, Lego cũng đưa ra ý tưởng về các công viên giải trí mang tên "Legoland Amusement Park". Có khoảng 7 công viên chủ đề trên khắp thế giới, nó đi vào những bộ phim mà mỗi 1 bộ phim bao gồm các nhân vật chuyển động làm bằng những viên gạch Lego. Ngoài ra còn có các cuộc thi được tổ chức tại các công ty như "Lego Serious Play" mà thách thức khả năng tư duy sáng tạo của các thành viên trong nhóm để xây dựng một cấu trúc mà sẽ miêu tả bản sắc của công ty thông qua cấu trúc Lego. Đối tượng khách hàng của Lego là trẻ em, cho nên không cần quá phô trương, chính bởi sự thấu hiểu tâm lý cho nên chiến lược Marketing của Lego đã tạo được tiếng vang trong việc gây dựng được ký ức về thương hiệu đồ chơi dành cho trẻ em.
>> Xem thêm: Học hỏi câu chuyện Marketing thành công từ thương hiệu Lego
Kết luận
Thương hiệu Lego dễ dàng chinh phục được thị trường, nhất là khi hãng kinh doanh mặt hàng dành riêng cho trẻ em. Hơn thế nữa, việc định vị mình là một hãng đồ chơi nhằm kích thích trí tuệ cho những đứa trẻ thì không lý do gì mà hãng không thể đạt được cảm tình đến từ những người làm cha, làm mẹ được. Chính vì thế dù qua bao thế hệ thì cái tên Lego ghi dấu ấn rất sâu đậm và là một thương hiệu đồ chơi "vĩ đại" của thế giới. Có thể nói chiến lược marketing của Lego đã thành công ngoài mong đợi, do vậy các bạn có thể tham khảo và áp dụng hợp lý vào trong doanh nghiệp của mình. Chúc các bạn thành công.
Thắng Nguyễn - MarketingAI
Bình luận của bạn