Phim ngắn bóc trần sự thật nghề marketing: Van Gogh còn bị Feedback nữa là marketer!
AICP Awards 2024 là một trong những giải thưởng nổi tiếng dành cho các nhà sáng tạo, nhà sản xuất, hậu kỳ,... bao gồm cả những nhà sản xuất quảng cáo trên toàn thế giới. Để kêu gọi những nhà sản xuất quảng cáo trên toàn cầu tham gia mùa giải 2024, AICP đã chơi lớn với một TVC rất ấn tượng, nắm bắt insight của giới quảng cáo & marketing không thể chính xác hơn.
Bộ phim được thực hiện bởi đạo diễn Brian Billow từ O Positive Production. Phim lấy bối cảnh về câu chuyện của những danh họa nổi tiếng trên thế giới như Vincent Van Gogh, Frida Kahlo. Giống như các marketer sáng tạo idea mỗi ngày, những danh họa nổi tiếng cũng miệt mài với những tác phẩm nghệ thuật của mình. Ấy vậy mà những kiệt tác huyền thoại như “Đêm đầy sao” của Van Gogh hay bức chân dung tự họa “Diego y yo” của Frida Kahlo vẫn chẳng thể nào tránh khỏi kiếp nạn Feedback lạ lùng của khách hàng. Đổi nội dung nhưng giữ nguyên idea, cắt gọt quá nửa sản phẩm, rồi lại bổ sung những yếu tố chẳng hề liên quan,... hàng loạt feedback trên trời buộc Van Gogh và Frida Kahlo phải sửa đi đứa con tinh thần của mình. Và kết quả cho ra đời là hai tác phẩm mà chính tác giả cũng chẳng thể nhận ra.
Đoạn phim được thực hiện rất hài hước và chốt hạ với thông điệp: “Làm ra tác phẩm nghệ thuật có giá trị trong viện bảo tàng rất khó, tạo ra các quảng cáo xứng đáng được trưng bày ở bảo tàng còn khó hơn.” Bộ phim cũng nhấn mạnh về quyền lợi đặc biệt của giải thưởng AICP Awards 2024 đó là các tác phẩm quảng cáo dành chiến thắng sẽ được trưng bày Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại (MoMA).
Vì sao khách hàng lại có những lần feedback lạ đời đến vậy?
Mặc dù luôn được nhắc tới dưới những góc nhìn khá hài hước, nhưng thực tế thÌ dân Agency vẫn luôn mắc kẹt và gặp rất nhiều khó khăn trước những Feedback lạ đời của khách hàng. Để hạn chế tình trạng này, trước hết marketer có lẽ cần hiểu được “động lực” phía sau những Feedback của khách hàng:
Trước tiên, phần lớn khách hàng khi booking agency ngoài thường đặt nặng vấn đề về quảng cáo, cố gắng nhồi nhét thông tin về sản phẩm nhãn hàng để có thể quảng bá thương hiệu hết mức có thể. Trong khi, marketer thường tập trung hơn và sự sáng tạo, độc đáo trong thông điệp cũng như hình ảnh. Sự mâu thuẫn về nhu cầu này khiến cho những sản phẩm đầu ra không thể thỏa mãn khách hàng.
Thứ hai, mỗi sản phẩm quảng cáo có sự cân bằng giữa mục tiêu quảng cáo và các yếu tố kỹ thuật như thiết kế hình ảnh, video kịch bản,... Tuy nhiên, không phải khách hàng nào cũng có thể nắm bắt được chính xác những kiến thức chuyên môn này. Điều này cũng là nguyên nhân dẫn tới loạt feedback chung chung, khó hiểu và kéo theo hàng loạt lần sửa mà vẫn không đi tới kết quả cuối cùng.
Và một lý do khác đó chính là bản thân khách hàng cũng chưa thực sự hiểu họ muốn gì. Nhiều khách hàng tìm tới Agency với định hướng khá mông lung như tăng doanh thu, tăng nhận diện thương hiệu,... mà chưa rõ ràng về những điều mà họ thực sự muốn truyền tải tới khách hàng. Dù nhiệm vụ creative thuộc về agency, tuy nhiên nó cần phải được thực hiện dựa trên những thông điệp mà khách hàng muốn truyền tải.
Một số lưu ý cho dân Agency để hạn chế feedback kỳ lạ của khách hàng:
- Làm rõ và thống nhất về nhu cầu của khách hàng trước khi tiến hành creative.
- Cần có sự giải thích kỹ lưỡng về các yếu tố kỹ thuật khi đưa ý tưởng, sản phẩm cho khách hàng để họ hiểu hơn về sản phẩm của bạn và phản hồi một cách chính xác nhất.
- Xây dựng quy trình làm việc với khách hàng, giới hạn số lượng lần feedback và chỉnh sửa.
Tổng hợp những meme về feedback của khách
Nguồn Tổng hợp
Bình luận của bạn