cover

Creative là gì? Vì sao nghề creative lại có thu nhập hot nhất thị trường hiện nay?

Creative là gì? Nghề creative cần có những kỹ năng gì? Trong khoảng 20 năm trở lại đây, sáng tạo mới bắt đầu được coi như một nghề nghiệp thực thụ, có vai trò ngày càng quan trọng và cần thiết. Trong lĩnh vực kinh doanh cạnh tranh khốc liệt, sự sáng tạo sẽ là bàn đạp giúp doanh nghiệp tìm ra lối đi khác biệt, tạo ấn tượng mạnh mẽ với khách hàng. Trong bài viết này, MarketingAI sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn toàn cảnh xoay quanh khái niệm Creative là gì cũng như các công việc đang hot nhất trong ngành creative hiện nay nhé!

Creative là gì?

Creative được dịch qua từ điển Cambridge nghĩa là sáng tạo, có thể hiểu là khả năng tạo ra những ý tưởng mới mẻ, đột phá và mang tính ứng dụng cao trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Sự sáng tạo không chỉ đơn thuần là khả năng tưởng tượng phong phú mà còn là kỹ năng giải quyết vấn đề và nhìn nhận sự việc theo nhiều góc độ khác nhau. Trong môi trường doanh nghiệp, creative đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự đổi mới và cạnh tranh.

Tính riêng trong lĩnh vực marketing, creative được xem là bộ phận chịu trách nhiệm sáng tạo các ý tưởng mới mẻ, độc đáo trong các chiến dịch quảng cáo tiếp thị. Bộ phận này đóng vai trò đặc biệt quan trọng, là đầu tàu trong mọi chiến dịch. Đặc biệt là đối với các công ty agency, đội ngũ này lại càng quan trọng bởi ý tưởng phải sáng tạo thì khả năng thuyết phục client càng cao. Từ đó gia tăng cơ hội ký kết hợp đồng và nâng cao doanh số cho công ty.

Creative là gì

Khái niệm Creative là gì? (Ảnh: aimacademy)

Vai trò của Creative trong doanh nghiệp

Trong doanh nghiệp, bộ phận creative có vai trò quan trọng trong bức tranh thành công của doanh nghiệp. Tùy thuộc vào từng lĩnh vực kinh doanh mà vai trò của creative trong mỗi công ty là khác nhau nhưng nhìn chung có thể khái quát một số vai trò quan trọng của đội ngũ này như sau:

Xây dựng ý tưởng phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp

Bộ phận creative chịu trách nhiệm tạo nên những ý tưởng đột phá, sáng tạo giúp cho các chiến dịch marketing có sự khác biệt và nổi bật trên thị trường. Những ý tưởng này không chỉ thu hút sự chú ý của khách hàng mà còn phải phù hợp với định hướng, mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp.

Trình bày ý tưởng để thuyết phục khách hàng (client)

Một phần quan trọng trong công việc của đội ngũ creative là truyền đạt ý tưởng mạch lạc, sáng tạo để nhận được sự lựa chọn từ phía khách hàng. Khả năng thể hiện nội dung trọn vẹn, thuyết phục của những người làm creative là yếu tố then chốt giúp client hiểu rõ cũng như đánh giá cao giá trị của chiến dịch.

Truyền tải ý tưởng tới các team vận hành, đảm bảo chiến dịch diễn ra mượt mà

Đội ngũ creative không chỉ dừng lại ở việc tạo ra ý tưởng mà còn phải đảm bảo rằng các ý tưởng này được thực hiện một cách mượt mà. Các nhân viên cần thể hiện rõ tinh thần, chi tiết các ý tưởng tới các team vận hành như bộ phận sản xuất, thiết kế, truyền thông,... đảm bảo mọi khâu trong chiến dịch đều hoạt động hài hòa và đạt hiệu quả cao nhất.

Về cơ bản, creative team có vai trò đưa ra ý tưởng, hình ảnh, từ ngữ để truyền bá thông điệp dưới dạng truyền thông như: radio, bao bì sản phẩm, quảng cáo trên truyền hình, điểm bán hàng.

Kỹ năng cần có khi làm nghề Creative

Nếu đã hiểu creative là gì thì chắc chắn bạn đã nắm rõ các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sáng tạo. Vốn là ngành nghề đặc thù, creative đòi hỏi người sáng tạo phải có nhiều kỹ năng tổng hợp, bao gồm:

Tinh thần làm những điều không thể

Làm nghề sáng tạo đòi hỏi tinh thần dám nghĩ, dám làm, không ngại thử thách và luôn sẵn sàng đối mặt với những điều tưởng chừng như không thể. Chính tinh thần này thúc đẩy sự đổi mới và khám phá các giải pháp sáng tạo, giúp bạn vượt qua giới hạn và rào cản. Khả năng làm những điều không thể còn là yếu tố quan trọng để tạo ra các ý tưởng đột phá, mang lại giá trị khác biệt và nổi bật cho các chiến dịch marketing.

Sáng tạo một cách nghiêm túc, kỷ luật bản thân

Sáng tạo không chỉ là việc có những ý tưởng mới lạ, mà còn phải biết cách thực hiện chúng một cách nghiêm túc và có kỷ luật. Việc quản lý thời gian, lập kế hoạch, tuân thủ các deadline là những yếu tố quan trọng giúp bạn biến ý tưởng thành hiện thực. Sự nghiêm túc trong sáng tạo còn bao gồm khả năng tự đánh giá, hoàn thiện ý tưởng của mình, không ngừng học hỏi và cải tiến để đạt được kết quả tốt nhất.

Sử dụng thành thạo các phần mềm chuyên dụng

Trong nghề creative, việc sử dụng thành thạo các phần mềm chuyên dụng như Adobe Creative Suite (Photoshop, Illustrator, InDesign), Final Cut Pro hoặc các công cụ 3D như Blender là điều bắt buộc. Những phần mềm này giúp bạn hiện thực hóa ý tưởng, tạo ra các sản phẩm sáng tạo chất lượng cao, chuyên nghiệp. Kỹ năng này không chỉ giúp nhân viên creative làm việc hiệu quả hơn mà còn mở ra nhiều cơ hội mới, đáp ứng đa dạng nhu cầu của khách hàng.

Kỹ năng cần có khi làm nghề Creative

Kỹ năng cần thiết để làm nghề creative là gì (Ảnh: googleusercontent)

Biết phân tích và giao tiếp tốt

Kỹ năng phân tích và giao tiếp là hai yếu tố không thể thiếu trong nghề creative. Khả năng phân tích giúp bạn hiểu rõ nhu cầu, mong muốn của khách hàng, đánh giá được hiệu quả của các chiến dịch và tìm ra những điểm cần cải thiện. Trong khi đó, kỹ năng giao tiếp giúp bộ phận creative truyền đạt ý tưởng một cách rõ ràng, thuyết phục, tạo sự đồng thuận và hợp tác tốt với đồng nghiệp, khách hàng.

Dám đương đầu với áp lực

Làm việc trong môi trường sáng tạo thường đi kèm với áp lực cao do phải liên tục tạo ra các ý tưởng mới, đáp ứng kỳ vọng của khách hàng cũng như tuân thủ các deadline dày đặc. Vì vậy, khả năng chịu đựng và làm việc hiệu quả dưới áp lực là một kỹ năng quan trọng mà một người làm creative phải chuẩn bị. Biết cách quản lý stress, duy trì tinh thần tích cực và tập trung vào mục tiêu sẽ giúp bạn vượt qua các thử thách, đạt được thành công trong nghề creative.

>> Xem thêm: Ngành logistics học trường nào? TOP các trường đào tạo Logistics ở Việt Nam

Ứng dụng của Creative trong các lĩnh vực

Creative không chỉ là yếu tố quan trọng trong việc phát triển các ý tưởng mới mẻ và độc đáo mà còn đóng vai trò then chốt trong nhiều lĩnh vực khác nhau chẳng hạn như:

Marketing và quảng cáo

Trong lĩnh vực marketing và quảng cáo, creative đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra những ý tưởng độc đáo và hấp dẫn. Các ứng dụng của sự sáng tạo trong ngành nghề này thường bao gồm như xây dựng ý tưởng quảng cáo, concept phát triển chiến dịch, thiết kế thông điệp truyền thông, thiết kế quảng cáo đa kênh, sáng tạo nội dung số,...

Creative đóng vai trò không thiếu trong marketing

Creative đóng vai trò không thiếu trong marketing

Nghệ thuật và thiết kế

Trong lĩnh vực nghệ thuật và thiết kế, creative là nền tảng của rất nhiều hoạt động, tiêu biểu có thể kể đến như sáng tác nhạc, tranh ảnh nghệ thuật, thiết kế thời trang, thiết kế đồ họa, nội thất, kiến trúc,...

Công nghệ

Creative giúp phát triển các sản phẩm và giải pháp mới trong lĩnh vực công nghệ cũng như cải tiến quy trình làm việc và tạo ra các ứng dụng đột phá như thiết kế sản phẩm công nghệ, phát triển giao diện người dùng (UI/UX), sáng tạo giải pháp công nghệ, nghiên cứu và phát triển (R&D) các ý tưởng mới cho các dự án nghiên cứu, thiết kế công nghệ tương lai,...

Giáo dục

Ứng dụng của creative trong phạm vi giáo dục vô cùng đa dạng, góp phần tạo ra các phương pháp giảng dạy mới mẻ, hiệu quả, nâng cao chất lượng giáo dục và kích thích sự sáng tạo của học sinh. Các ứng dụng của creative trong giáo dục không thể bỏ qua như sáng kiến về chương trình giáo dục, thiết kế phương pháp, tài liệu giảng dạy mới, phát triển công cụ học tập số, tổ chức hoạt động ngoại khóa,...

Làm sao để phát triển tư duy Creative

Phát triển tư duy creative là một quá trình liên tục và không ngừng nghỉ, đòi hỏi sự nỗ lực, kiên trì. Để tư duy sáng tạo trở thành một kỹ năng mạnh mẽ và hữu ích trong công việc, bạn có thể áp dụng một số phương pháp như sau:

#1. Rèn luyện khả năng quan sát, tò mò và đặt câu hỏi

Khả năng quan sát tỉ mỉ, tinh tế là yếu tố quan trọng giúp bạn nhận ra những chi tiết nhỏ nhặt, những sự việc tưởng chừng như bình thường nhưng lại có thể trở thành nguồn cảm hứng sáng tạo. Đặt câu hỏi về mọi thứ xung quanh từ những thứ đơn giản nhất đến những vấn đề phức tạp sẽ giúp bạn mở rộng hiểu biết và khám phá ra nhiều ý tưởng mới lạ. Đó cũng là lý do mà công việc creative luôn đề cao sự tò mò, không ngại ngần hỏi "tại sao" và "như thế nào" để kích thích tư duy sáng tạo cho mình.

#2. Thoát khỏi vùng an toàn, thử nghiệm những điều mới

Khi bạn thử sức với những trải nghiệm mới, bạn sẽ học được nhiều điều thú vị và có thể nhìn nhận vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau. Việc này không chỉ giúp người làm creative tích lũy kinh nghiệm mà còn kích thích sự sáng tạo, khả năng giải quyết vấn đề. Chính vì vậy, bạn đừng sợ thất bại bởi thất bại là một phần của quá trình sáng tạo và học hỏi.

#3. Học hỏi từ những người sáng tạo khác

Hãy tìm kiếm và học hỏi từ những người xung quanh, đặc biệt là những người có tư duy sáng tạo thông qua việc tham gia các cộng đồng sáng tạo, các buổi thuyết trình, hội thảo hoặc đơn giản là đọc sách, xem video của họ. Việc tiếp xúc, học hỏi lâu dần sẽ giúp bạn mở rộng tầm nhìn, tiếp cận những kỹ năng, phương pháp mới để phát triển tư duy sáng tạo của mình.

#4. Tham gia các khóa học, workshop về sáng tạo

Các khóa học và workshop về sáng tạo là nơi tuyệt vời để bạn trau dồi kỹ năng và kiến thức cần thiết. Tại đây, bạn sẽ được lắng nghe các chia sẻ, kinh nghiệm từ các chuyên gia, tham gia vào các hoạt động thực tế và trao đổi với những người cùng chí hướng. Các khóa học và workshop này không chỉ giúp bạn nâng cao khả năng sáng tạo mà còn mở ra nhiều cơ hội kết nối và hợp tác trong công việc.

Các công việc trong nghề Creative là gì?

Tùy thuộc vào quy mô công ty, lĩnh vực hoạt động và yêu cầu khách hàng thì sẽ cần số lượng nhân sự trong team creative tương ứng. Thông thường, 1 đội creative team nhỏ thì chỉ có 1 copywriter, 1 art director hoặc nếu quy mô lớn hơn sẽ có thêm creative director, executive creative director... Mặc dù tất cả sẽ cùng phối hợp làm việc với nhau song công việc, trách nhiệm của mỗi vị trí lại khác nhau.

1. Executive Creative Director (Giám đốc điều hành Sáng tạo)

Executive Creative Director là cấp cao nhất trong lĩnh vực sáng tạo, chịu trách nhiệm giải trình cho cấp quản lý cao hơn về hoạt động của bộ phận sáng tạo ở cấp độ toàn cầu, toàn quốc hoặc vùng tùy vào quy mô của công ty. Họ còn là người "lên dây cót", thiết lập tinh thần làm việc và định hướng sáng tạo cho toàn bộ nhóm, công ty. Vị trí này yêu cầu kinh nghiệm làm việc từ 12 đến 15 năm trong các công ty agency.

2. Creative Director (Giám đốc sáng tạo)

Creative Director chịu trách nhiệm quản lý creative team, khởi xướng ý tưởng và đảm bảo tính sáng tạo trong các sản phẩm truyền thông. Công việc của một giám đốc sáng tạo còn bao gồm phát triển kế hoạch, chiến lược tiếp thị, quản lý dự án và làm việc trực tiếp với khách hàng. Vị trí này thường được đề bạt từ Art Director hoặc Copywriter và yêu cầu từ 5 đến 10 năm kinh nghiệm. Mức lương cho Creative Director dao động từ 100,000 đến 180,000 USD mỗi năm. Theo khảo sát của PayScale.com, vị trí giám độc điều hành sáng tạo ở Mỹ thường có mức thu nhập trung bình là 83,000 USD/năm, có thể tăng tới 163,000 USD/năm tùy năng lực. Tại thị trường lao động Hồ Chí Minh hoặc Hà Nội, mức lương cho vị trí này nằm trong khoảng 90 - 120 triệu/tháng cho 3 - 5 năm kinh nghiệm, 100 - 120 triệu/tháng cho trên 5 năm kinh nghiệm (theo Adecco Vietnam Salary Guide 2020).

Giám đốc sáng tạo hay còn gọi là creative director

Ảnh: tomorrowmarketers


3. Art Director (Giám đốc nghệ thuật)

Art Director chịu trách nhiệm thiết kế, lên ý tưởng cho các concept, style hay các hình ảnh trực quan trên tạp chí, báo, bao bì sản phẩm, sản xuất phim và chương trình truyền hình của công ty. Sự sáng tạo của Art director sẽ quyết định các yếu tố hình ảnh của project như: màu sắc, tinh thần chung, cảm giác đem đến cho người xem...

Họ cũng làm việc với Copywriter để đảm bảo ý tưởng ngắn gọn, tối ưu cho chiến dịch quảng cáo. Theo thống kê của một trong những diễn đàn designer lớn nhất Việt Nam - Vietdesigner có thể thấy mức lương cho Art Director dao động từ 18,000 đến 36,000 USD/ năm cho các nhân sự có tối thiểu 3 năm kinh nghiệm trở lên.

4. Copywriter (Người viết nội dung quảng cáo)

Copywriter chịu trách nhiệm tạo ra các nội dung quảng cáo sáng tạo từ khẩu hiệu, bài viết đến kịch bản quảng cáo. Họ cần phối hợp chặt chẽ với Art Director để đảm bảo thông điệp được truyền tải một cách hiệu quả, hấp dẫn. Mức lương trung bình của nghề Copywriter ở nước ngoài có thể lên đến 65,000 USD/năm theo thống kê từ Payscale, Salary.com. Tuy nhiên, ở Việt Nam thì mức thu nhập của vị trí này sẽ phụ thuộc nhiều vào quy mô, phúc lợi của công ty và thường dao động từ 7 - 15 triệu/tháng.

5. Graphic Designer (Nhà thiết kế đồ họa)

Graphic Designer tạo ra các thiết kế đồ họa trong chiến dịch quảng cáo, bao bì sản phẩm, website hay nhiều tài liệu truyền thông khác. Các nhà thiết kế đồ họa cần đảm bảo các yếu tố hình ảnh phù hợp với thương hiệu và thu hút người xem. Tùy vào số năm kinh nghiệm mà mức lương cho Graphic Designer có thể rơi vào khoảng 10 - 15 triệu/tháng cho nhân viên 2 - 3 năm kinh nghiệm và 15 - 20 triệu/tháng đối với 5 năm kinh nghiệm trở lên.

6. Content Creator

Content Creator là người chịu trách nhiệm tạo ra nội dung sáng tạo và hấp dẫn trên các nền tảng truyền thông xã hội, blog, website cùng nhiều kênh truyền thông khác. Công việc của họ bao gồm viết bài, quay video, chụp ảnh, thiết kế đồ họa và sáng tạo nội dung để tăng tính tương tác. Một Content Creator cần có khả năng nắm bắt xu hướng, hiểu biết về SEO cũng như kỹ năng viết lách xuất sắc để thu hút và giữ chân độc giả. Theo thống kê của một trong những trang tuyển dụng lớn nhất Việt Nam - Glints Việt Nam thì mức thu nhập của vị trí content creator có 1-3 năm kinh nghiệm sẽ nằm trong khoảng 8 - 20 triệu đồng/tháng.

7. 3D Artist

3D Artist là người tạo ra các mô hình, hoạt hình 3D sử dụng các phần mềm chuyên dụng như Blender, Maya hoặc 3ds Max. Công việc của một 3D Artist bao gồm tạo hình nhân vật, cảnh quan cùng các đối tượng trong không gian ba chiều. 3D Artist thường làm việc trong các ngành công nghiệp như game, phim ảnh, quảng cáo, kiến trúc,... Yêu cầu của vị trí này là những kỹ năng về mô hình hóa, ánh sáng, kết cấu để tạo ra sản phẩm sống động và thực tế. Đối với các nhà 3D Artist có từ 4 - 5 năm kinh nghiệm thì mức lương có thể rơi vào mức 18 - 45 triệu/tháng và trên 5 năm kinh nghiệm có thể đạt đến 5000$/tháng.

3D Artirst là một trong những ngành sáng tạo có thu nhập tốt nhất hiện nay

3D Artirst là một trong những ngành sáng tạo có thu nhập tốt nhất hiện nay

8. Concept Artist

Concept Artist chịu trách nhiệm phát triển, lên ý tưởng ban đầu cho các dự án nghệ thuật, bao gồm nhân vật, cảnh quan và các vật phẩm. Công việc của họ là tạo ra các bức tranh hoặc phác thảo ban đầu để truyền đạt tầm nhìn sáng tạo cho các dự án game, phim ảnh hoặc truyện tranh. Một Concept Artist cần có khả năng sáng tạo vượt trội, kỹ năng vẽ tay tốt cũng như khả năng làm việc chặt chẽ với các nhóm phát triển để biến ý tưởng thành hiện thực.

9. Video Editor

Trong lĩnh vực sáng tạo, đặc biệt là điện ảnh, Video Editor đóng vai trò quan trọng như một nghệ sĩ chuyển giao giữa các cảnh quay thô sơ và sản phẩm cuối cùng đầy sức hấp dẫn. Họ là những người đứng sau những video triệu view, những đoạn phim ngắn cuốn hút, và các dự án điện ảnh lớn. Công việc của một Video Editor bao gồm việc cắt ghép, chỉnh sửa, tô màu và thêm các hiệu ứng đặc biệt cho các file video. Bằng kỹ năng và sự sáng tạo của mình, họ biến các đoạn video chưa hoàn thiện thành các tác phẩm chất lượng, theo đúng kịch bản và mục đích. Hơn nữa, họ cũng góp phần làm cho sản phẩm trở nên cuốn hút hơn với sự tinh chỉnh về màu sắc, âm thanh và phong cách cá nhân độc đáo.

10. Game Designer

Ngành công nghiệp game đang trên đà phát triển mạnh mẽ, kéo theo nhu cầu lớn về nhân lực, đặc biệt là vị trí Game Designer. Nhiều người đang hiểu nhầm rằng công việc của một Game Designer chỉ đơn thuần là chơi game hay thiết kế đồ họa cho game. Tuy nhiên, thực tế công việc này đòi hỏi sự phức tạp và kỹ năng sáng tạo cao, thường yêu cầu nhiều năm kinh nghiệm trong ngành.

Game Designer là người chịu trách nhiệm về các yếu tố cơ bản của trò chơi, bao gồm thiết kế nhân vật, bối cảnh, cốt truyện, cơ chế chơi và phong cách tổng thể. Các quyết định của họ ảnh hưởng lớn đến kết quả cuối cùng của trò chơi. Họ cần có khả năng sáng tạo nổi bật, sự nhạy bén với thị hiếu của người chơi để phát triển những trò chơi thu hút và thành công. Bằng cách hiểu rõ đối tượng mục tiêu và các xu hướng hiện tại, Game Designer có thể tạo ra sản phẩm vừa hấp dẫn người chơi vừa đạt doanh thu cao, đóng góp vào thành công của dự án.

Sự khác nhau giữa Art Director và Creative Director là gì?

Sự khác biệt chính giữa Art Director và Creative Director nằm ở phạm vi trách nhiệm và vai trò cụ thể trong quá trình sản xuất, triển khai dự án sáng tạo. Art Director tập trung chủ yếu vào khía cạnh thẩm mỹ và thiết kế của sản phẩm. Họ chịu trách nhiệm cho toàn bộ thiết kế từ việc chọn màu sắc, kiểu chữ, đến việc phối hợp các yếu tố hình ảnh để tạo ra sản phẩm cuối cùng có tính thẩm mỹ cao và thu hút người tiêu dùng. Art Director chú trọng vào các chi tiết nhỏ, cách chúng góp phần vào tổng thể hình ảnh và cảm giác của sản phẩm. Họ sẽ không can thiệp sâu vào các chiến lược kinh doanh mà chỉ đảm bảo rằng sản phẩm cuối cùng đạt được yêu cầu về mặt thẩm mỹ và nghệ thuật tốt nhất.

Trong khi đó, Creative Director lại có trách nhiệm rộng hơn, bao quát cả chiến lược và thực thi. Họ làm việc trực tiếp với CEO, các phòng ban khác, khách hàng để xác định hướng đi tổng thể của các dự án. Creative Director định hướng chiến lược sáng tạo, giám sát tất cả các giai đoạn của dự án và đảm bảo rằng ý tưởng sáng tạo không chỉ đáp ứng yêu cầu về mặt thẩm mỹ mà còn phù hợp với mục tiêu kinh doanh và chiến lược quảng bá. Họ đóng vai trò quan trọng trong việc thuyết phục khách hàng và đảm bảo rằng sản phẩm cuối cùng không chỉ đẹp mắt mà còn đạt được các mục tiêu thương mại.

Kết

Trong thời buổi công nghệ thông tin bùng nổ như hiện nay, sự phát triển các ngành nghề thuộc lĩnh vực sáng tạo ngày một mở rộng. Creative là gì? Cần làm gì để rèn luyện tính sáng tạo? sẽ không còn là câu hỏi khó nếu chúng ta có đam mê và không ngại học hỏi, cập nhật kiến thức mỗi ngày.

Hy vọng bài viết trên của MarketingAI đã giải đáp đầy đủ giúp bạn câu hỏi Creative là gì cũng như giúp bạn tìm ra nghề nghiệp "đậm chất" creative nhất, thỏa sức vẫy vùng khả năng sáng tạo của bản thân.


>> Có thể bạn chưa biết: Binomo là gì? Hướng dẫn cách chơi Binomo từ A đến Z cho người mới bắt đầu

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.