cover

Content Manager là gì? "Chìa khóa" để trở thành một người quản lý nội dung giỏi

28 Thg 02

Content Manager luôn là mục tiêu nghề nghiệp mà bất cứ ai làm content nào cũng hướng tới. Vậy Contetn Manager là gì? Một Content để có thể thăng tiến trong sự nghiệp và đạt đến vị trí Manager không...

Content Manager luôn là mục tiêu nghề nghiệp mà bất cứ ai làm content nào cũng hướng tới. Vậy Contetn Manager là gì? Một Content để có thể thăng tiến trong sự nghiệp và đạt đến vị trí Manager không chỉ cần trình độ chuyên môn mà còn yêu cầu những yếu tố khác - kỹ năng mềm.

Hãy cùng MarketingAi tìm hiểu về công việc Content Manager, cũng như những kỹ năng cần thiết có trong nghề này nhé!

Content Manager là gì?

Content Manager là người tập trung vào việc việc quản lý nội dung để đạt được các mục tiêu kinh doanh và trở thành tiếng nói của công ty. Công việc này đòi hỏi sự sáng tạo, kỹ năng lãnh đạo và khả năng sản xuất nội dung tốt.

Content Manager là gì?

Content Manager là gì?

Công việc của 1 Content manager

Phát triển chiến lược nội dung

Content Manager cần quản lý hết tất cả nội dung trên các nền tảng khác nhau của công ty. Vì vậy, đưa ra một chiến lược nội dung để thông tin luôn được đồng nhất và phù hợp với mục tiêu của công ty là yếu tố vô cùng cần thiết. Để lên được chiến lược nội dung, Content Manager cần phải tìm hiểu mục tiêu, khách hàng, sản phẩm, thị trường,... để từ đó đưa ra một chiến lược nội dung hiệu quả theo từng giai đoạn.

Phát triển chiến lược nội dung

Chiến lược nội dung phù hợp với mục tiêu công ty

Xây dựng lịch biên tập

Với vai trò là quản lý nội dung, bạn sẽ cần phải rà soát, sửa lỗi chính tả của các thành viên trong nhóm. Người quản lý không chịu trách nhiệm viết chính mà có nhiệm vụ biên tập, đảm bảo nội dung đi đúng hướng và phù hợp với hình tượng, mục tiêu của công ty. Bởi khối lượng công việc lớn nên Content Manager cần xây dựng lịch biên tập và phân phối cho một vài thành viên cứng trong nhóm đảm nhận nhiệm vụ này.

Đảm bảo chất lượng nội dung

Nội dung chất lượng luôn là yếu tố hàng đầu được ưu tiên trong công việc. Một người quản lý nội dung cần phát triển bản sắc thương hiệu nhất quán và có mặt trên các kênh truyền thông khác nhau. Họ cũng cần đảm bảo nội dung trên các nền tảng đa phương tiện hấp dẫn, thu hút được khách hàng và tăng độ nhận diện thương hiệu.

Quản lý nhóm sáng tạo nội dung

Một người quản lý nội dung sẽ có nhiệm vụ phân công và chia các đầu việc theo một thời gian biểu để đảm bảo tối ưu hóa công việc nhất.  Phân công công việc khéo léo để phù hợp với từng thành viên trong nhóm và đạt hiệu suất cao nhất không phải là điều dễ dàng.

Bởi các thành viên trong nhóm có những ưu nhược điểm riêng, nắm rõ và phát huy các thế mạnh cũng như khuyến khích các thành viên trong nhóm thử sức ở lĩnh vực mới là một yếu tố cần có của người lãnh đạo nhóm sáng tạo nội dung.

Quản lý nhóm sáng tạo nội dung

Hiểu rõ về thế mạnh của từng thành viên trong team

Xác định xu hướng phát triển nội dung mới

Để phù hợp với thị hiếu của độc giả, một người phát triển nội dung cần không ngừng nghiên cứu insight và tìm ra những chủ đề mới lạ, hấp dẫn. Content không chỉ cần mới lạ mà còn cần đúng với mục tiêu, hình tượng thương hiệu. Vì thế, Content manager cần phải để ý đến rất nhiều yếu tố và góc nhìn mới lạ để tư duy nội dung mới phù hợp với người đọc. 

Kỹ năng cần có để trở thành 1 content manager là gì?

Kỹ năng lãnh đạo

Kỹ năng lãnh đạo là cả một nghệ thuật, đối nhân xử thế để giúp hoạt động trong team diễn ra hiệu quả và ban quản lý trong công ty biết đến team. Ngoài ra, Content Manager không đơn thuần là người quản lý các dự án, mà còn cần là người đứng ra bảo vệ, chịu trách nhiệm khi sự cố xảy ra. Đây có lẽ là một trong những kỹ năng khó nhất của một Content Manager. 

Phân tích thị trường

Là người quản lý nội dung, bạn sẽ cần dành thời gian để phân tích các bộ dữ liệu. Dữ liệu từ các chiến dịch trong quá khứ, nghiên cứu hành vi của khách hàng, xu hướng thị trường. Tất cả các dữ liệu này đều là những con số hữu ích để đưa ra các quyết định và xác định nội dung hiệu quả trong chiến dịch. 

Phân tích thị trường

Kỹ năng phân tích

Kỹ năng viết và đọc chuyên sâu

Đây có lẽ là yếu tố bắt buộc trong quá trình làm Content Manager. Họ không chỉ cần kỹ năng viết chuyên sâu mà khả năng đọc hiểu - không chỉ tiếng việt mà còn cả tiếng anh. Bởi người viết cần có một khối lượng kiến thức rộng và sâu, tiếng anh là công cụ để giúp người quản lý nội dung có thể tìm thấy tài liệu nước ngoài nghiên cứu về những vấn đề mà họ đang quan tâm.

Kỹ năng viết và đọc chuyên sâu

Kỹ năng đọc viết chuyên sâu

Chấp nhận rủi ro và mạo hiểm

Sự sáng tạo đôi khi cần chút mạo hiểm để thử. Các nội dung cần được thử nghiệm để có thể tìm ra những yếu tố mới lạ, độc đáo, phù hợp với insight người dùng. 

Bắt kịp xu hướng

Marketing là một nghề đòi hỏi về tính bắt trend, đặc biệt là Content. Bắt kịp các xu hướng, những ideas trendy là một cách nhanh nhất để giúp Content được viral. Tuy nhiên, Content manager cần phải biết đâu là những trend nên theo và phù hợp với hình ảnh của công ty nhất.

Bắt kịp xu hướng

Bắt kịp xu hướng thị trường

Kỹ năng lắng nghe

Đôi khi những ý tưởng tuyệt vời nhất lại đến từ những thành viên không ngờ nhất. Một người quản lý cần biết cách lắng nghe ý kiến của nhân viên, không chỉ bởi nhiều người nhiều ý sẽ giúp ra nhiều ideas hay, mà còn là cách để họ hiểu hơn về tính cách, ưu điểm của từng nhân viên. Điều này sẽ giúp các hoạt động trong team diễn ra trơn tru hơn. 

Kỹ năng lắng nghe của Content Manager

Lắng nghe nhân viên cũng là kỹ năng cần có của một Content Manager

Cơ hội việc làm của vị trí Content Manager là gì?

Content Manager đòi hỏi rất nhiều kỹ năng, để có thể đạt đến vị trí này, bạn cần bắt đầu từ vị trí thấp hơn như Content writer. Một số dữ liệu chứng minh cơ hội của nghề Content bạn có thể tham khảo:

- Marketers kỳ vọng doanh thu của Content Marketing sẽ vượt quá 135 tỷ đô la vào năm 2026.

- Ước tính thị trường nội dung bởi AI sẽ vượt quá 250 tỷ đô la vào năm 2022.

- Nghiên cứu cho thấy 70% các Marketers B2B dự kiến sẽ tăng ngân sách tiếp thị nội dung của họ vào năm 2022, vì nó đem leads về gấp ba lần so với các chiến lược tiếp thị truyền thống.

- 75% các công ty lớn thuê Content freelancer.

Cơ hội việc làm của vị trí Content Manager

Ngành Content có nhu cầu lớn trong doanh nghiệp

Mức lương của Content Manager

Content manager có khối lượng công việc đồ sộ, bề dày kiến thức và kinh nghiệm vững vàng, tất cả những yếu tố này cần số năm kinh nghiệm từ 8-10 năm. Tuy nhiên, có những người có thể đẩy nhanh quá trình này, rút ngắn từ 4-6 năm, thậm chí là ít hơn. Tương xứng với lượng công việc, mức lương của Content Manager sẽ dao động từ 35.000.000 - 50.000.000 đồng/tháng.

Tạm kết

Như vậy bài viết trên đã giải thích rõ khái niệm Content Manager là gì ? Nếu bạn đang mong muốn trở thành Content Manager, thì điều quan trọng là đào sâu kiến thức và tạo cho mình bộ kỹ năng phù hợp với vị trí công việc. Kết nối với độc giả - bắt buộc đối với người quản lý nội dung, là điều sẽ giúp bạn trở thành Content Manager xuất sắc.

Minh Anh - MarketingAI

TAGS:

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.