cover

Chuyển đổi số ngành ngân hàng: Thực trạng và thách thức

07 Thg 10

Chuyển đổi số ngành ngân hàng đang trở thành xu hướng tất yếu trong thời đại công nghệ 4.0 giúp tối ưu hóa quy trình hoạt động, cải thiện trải nghiệm khách hàng và nâng cao hiệu quả cạnh tranh. Vậy liệu quá trình này có diễn ra thuận lợi hay có những thách thức nào đang cản trở? Hãy cùng đọc hết bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về thực trạng và các giải pháp chuyển đổi số ngành ngân hàng 2024 nhé!

Chuyển đổi số ngành ngân hàng là gì?

Chuyển đổi số ngành ngân hàng là quá trình tích hợp công nghệ số vào mọi khía cạnh hoạt động của ngân hàng, nhờ đó tối ưu hóa hiệu quả và nâng cao trải nghiệm khách hàng. Chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng thường áp dụng các công nghệ như trí tuệ nhân tạo, blockchain, phân tích dữ liệu để tự động hóa quy trình, cải thiện dịch vụ và quản lý rủi ro.

Các khía cạnh chính của chuyển đổi số ngân hàng bao gồm số hóa dịch vụ khách hàng, tối ưu hóa quy trình nội bộ, quản lý dữ liệu thông minh,... Tầm quan trọng của chuyển đổi số không chỉ nằm ở việc đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng về dịch vụ nhanh chóng, thuận tiện mà còn tăng cường tính cạnh tranh, giảm chi phí vận hành, qua đó tạo lợi thế bền vững trong ngành ngân hàng.

Chuyển đổi số ngành ngân hàng là gì

Các dịch vụ số của ngân hàng giúp người dùng dễ dàng truy cập, thao tác mọi lúc mọi nơi, vô cùng tiện lợi

Một số ví dụ về chuyển đổi số ngành ngân hàng:

  • Cake by VPBank là một ví dụ điển hình cho việc chuyển đổi số trong ngân hàng tập trung trải nghiệm người dùng trên mobile. Ngân hàng số này cung cấp đầy đủ các tính năng từ mở tài khoản online, chuyển tiền hay thanh toán đến tiết kiếm, vay vốn. Tất cả đều được thực hiện trực tuyến một cách nhanh chóng và thuận tiện
  • TPBank sử dụng chatbot AI để hỗ trợ khách hàng 24/7, giải đáp mọi thắc mắc, từ hướng dẫn sử dụng dịch vụ đến các yêu cầu đơn giản một cách tự động và nhanh chóng.

>>> Bạn có thể quan tâm: Payoneer là gì? Tất cả những điều bạn cần biết về Payoneer

Vì sao phải chuyển đổi số trong ngành ngân hàng?

Theo Economic Times, đại dịch Covid-19 đã góp phần làm thay đổi thói quen tiêu dùng của khách hàng, từ việc mua sắm đến sử dụng các dịch vụ ngân hàng. Ngoài ra, còn có rất nhiều lý do khác đòi hỏi ngân hàng cần tham gia chuyển đổi số hóa càng sớm, càng sớm tốt như:

  • Đáp ứng nhu cầu của khách hàng: Khách hàng ngày càng mong muốn dịch vụ ngân hàng nhanh chóng, tiện lợi qua các kênh số như ứng dụng di động, ngân hàng trực tuyến. Đặc biệt trong thời đại số hóa như hiện nay thì người tiêu dùng càng có xu hướng chuyển dịch mạnh sang giao dịch online, thanh toán thẻ. Chuyển đổi số giúp ngân hàng đáp ứng các nhu cầu này và nâng cao sự hài lòng của khách hàng.
  • Tăng cường khả năng cạnh tranh: Làm sao để mở rộng người dùng mới và giữ chân khách hàng trung thành là mối quan tâm của nhiều ngân hàng hiện nay. Việc áp dụng công nghệ số là một trong những giải pháp hữu ích có thể giúp ngân hàng đạt được mục tiêu đó. Khách hàng có xu hướng rời bỏ các ngân hàng có trải nghiệm dịch vụ không tốt, kém đa dạng và bất tiện. Vì vậy, hoạt động chuyển đổi số sẽ giúp ngân hàng tạo ra lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ và các dịch vụ tài chính truyền thống.
  • Chi phí tiếp cận khách hàng thấp hơn: Ứng dụng ngân hàng số hóa có thể giảm thiểu đáng kể chi phí vận hành, duy trì mạng lưới chi nhánh so với ngân hàng truyền thống. Ngoài ra, các giao dịch trực truyền, tự động hóa cũng hỗ trợ tiết kiệm thời gian cho cả ngân hàng, người dùng cũng như tối ưu nhân lực, chi phí.
  • Thích nghi với sự thay đổi của thị trường: Các công ty công nghệ tài chính mang đến những giải pháp kỹ thuật số mới trong ngành ngân hàng như ví điện tử, ví trả sau, vay trực tuyến,... để tăng trải nghiệm và tiện lợi cho khách hàng. Điều này buộc các ngân hàng truyền thông cần chuyển đổi số và cung cấp các dịch vụ tương tự để phù hợp với xu hướng tiêu dùng mới.

Thực trạng chuyển đổi số ngành ngân hàng hiện nay

Cùng điểm qua tình hình và thực trạng chuyển đổi số trong ngành ngân hàng thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng hiện nay nhé:

Thực trạng chuyển đổi số của ngành ngân hàng trên thế giới

Các ngân hàng trên toàn cầu đang tập trung mạnh mẽ vào hoạt động chuyển đổi số và dần đạt được nhiều bước tiến quan trọng với sự áp dụng rộng rãi công nghệ tiên tiến. Khách hàng có thể tận hưởng nhiều dịch vụ tiện ích như chuyển tiền, thanh toán hóa đơn, quản lý tài khoản, tài chính một cách nhanh chóng, mọi lúc mọi nơi.

Ngành ngân hàng ở nhiều quốc gia phát triển như Mỹ và châu Âu đã triển khai các giải pháp công nghệ như trí tuệ nhân tạo (AI) để tối ưu hóa quy trình giao dịch, nâng cao bảo mật và cung cấp dịch vụ cá nhân hóa. Đối với các tác vụ lặp đi lặp lại cũng dần được thay thế bởi các phần mềm hỗ trợ tự động như chatbot, trợ lý ảo.

Ví điện tửthanh toán trực tuyến cũng là các hình thức giao dịch phổ biến hiện nay. Ngoài ra, các ngân hàng trên thế giới cũng tiến hành nghiên cứu, ứng dụng blockchain để nâng cao tính an toàn, bảo mật, tốc độ cho các giao dịch tài chính. Theo khảo sát của BDO, áp dụng chiến lược chuyển đổi số giúp doanh nghiệp tăng trưởng từ 1-10% doanh thu hàng năm. Tuy nhiên, bên cạnh các lợi ích to lớn đó thì các ngân hàng cũng đối mặt với thách thức về chi phí đầu tư công nghệ, bảo mật thông tin và quản lý thay đổi.

Thực trạng chuyển đổi số ngành ngân hàng trên thế giới

Trong thời đại công nghệ số, các ngân hàng toàn cầu đẩy mạnh dịch vụ tự động hóa và bảo mật

Thực trạng chuyển đổi số ngành ngân hàng ở Việt Nam

Trong năm 2024, chuyển đổi số trong ngành ngân hàng Việt Nam diễn ra mạnh mẽ với sự gia tăng sử dụng các dịch vụ ngân hàng điện tử và ứng dụng di động. Nhiều ngân hàng đã bắt đầu triển khai các công nghệ số để cải thiện dịch vụ khách hàng, tự động hóa quy trình và tăng cường bảo mật. Nhìn chung hầu hết các ngân hàng thương mại Việt Nam đã đưa vào hoạt động các ứng dụng ngân hàng số sử dụng trên di động lẫn máy tính.

Dù vậy, ngành ngân hàng ở Việt Nam còn gặp phải một số thách thức như hạ tầng công nghệ chưa đồng bộ, vấn đề bảo mật và thiếu hụt nhân lực có kỹ năng số. Sự chênh lệch giữa các ngân hàng lớn và nhỏ trong việc áp dụng công nghệ cũng là một yếu tố cần được giải quyết để đảm bảo sự đồng đều trong việc thúc đẩy chuyển đổi số.

Thách thức khi chuyển đổi số ngành ngân hàng

Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, quá trình chuyển đổi số ngành ngân hàng vẫn đối mặt với nhiều thách thức:

Chi phí đầu tư cao

Chuyển đổi số đòi hỏi ngân hàng phải đầu tư nhiều vào công nghệ mới, phần mềm, phần cứng, đào tạo nhân viên. Những khoản chi này có thể tạo ra gánh nặng tài chính, đặc biệt đối với các ngân hàng nhỏ và vừa. Việc đầu tư không chỉ liên quan đến mua sắm công nghệ mà còn bao gồm chi phí bảo trì và nâng cấp hệ thống trong dài hạn.

Bảo mật và quản lý rủi ro

Với việc số hóa ngày càng nhiều dữ liệu và giao dịch, các ngân hàng phải đối mặt với các mối đe dọa bảo mật phức tạp. Tấn công mạng, gian lận, rò rỉ dữ liệu là những vấn đề nghiêm trọng mà ngân hàng cần phải giải quyết để bảo vệ thông tin khách hàng và duy trì uy tín.

Khả năng tích hợp hệ thống

Nhiều ngân hàng đang phải làm việc với các hệ thống công nghệ thông tin cũ và phức tạp. Việc tích hợp các giải pháp công nghệ mới với hệ thống hiện tại có thể gặp khó khăn, đòi hỏi các giải pháp phải có khả năng tương thích và dễ dàng kết nối với các nền tảng cũ.

Thách thức của chuyển đổi số ngành ngân hàng

Tích hợp công nghệ mới với hệ thống cũ là thách thức lớn của nhiều ngân hàng

Đào tạo và thay đổi văn hóa

Chuyển đổi số không chỉ là vấn đề công nghệ mà còn liên quan đến thay đổi cách làm việc và tư duy của nhân viên. Đội ngũ nhân sự cần thay đổi để thích nghi với sự chuyển đổi số hóa, sẵn lòng học hỏi công nghệ mới. Các doanh nghiệp có thể đối mặt với tình trạng nhân sự chống đối hoặc khó hòa nhập với các thay đổi này.

Quản lý dữ liệu và tuân thủ quy định

Việc số hóa và thu thập dữ liệu lớn mang lại lợi ích nhưng cũng tạo ra thách thức trong việc quản lý và bảo mật dữ liệu. Các ngân hàng cần phải tuân thủ các quy định về bảo vệ dữ liệu và quyền riêng tư, đồng thời đảm bảo rằng dữ liệu được sử dụng một cách hợp pháp và hiệu quả. Các yêu cầu tuân thủ quy định có thể thay đổi theo quốc gia và khu vực, làm tăng sự phức tạp trong việc quản lý dữ liệu.

Giải pháp chuyển đổi số ngân hàng

Để giải quyết các thách thức và đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số, ngành ngân hàng cần thực hiện một số giải pháp như:

Giảm chi phí đầu tư

Để giảm gánh nặng tài chính, ngân hàng có thể áp dụng mô hình dịch vụ đám để giảm chi phí mua sắm phần cứng và phần mềm. Các giải pháp đám mây cũng cho phép ngân hàng trả tiền theo nhu cầu sử dụng và linh hoạt mở rộng quy mô mà không cần đầu tư ban đầu quá lớn.

Tăng cường việc bảo mật và quản lý rủi ro

Ngân hàng cần triển khai các giải pháp bảo mật tiên tiến như mã hóa dữ liệu, xác thực đa yếu tố (MFA), hệ thống phát hiện xâm nhập (IDS). Đầu tư vào các công nghệ bảo mật và thường xuyên cập nhật hệ thống bảo mật là cách hiệu quả để chống lại các mối đe dọa và bảo vệ dữ liệu khách hàng.

Giải pháp cho chuyển đổi số ngân hàng

Trang bị các hệ thống bảo mật tiên tiến và quản lý rủi ro giúp ngân hàng bảo vệ dữ liệu khách hàng hiệu quả hơn

Tích hợp hệ thống

Để giải quyết vấn đề tích hợp hệ thống, ngân hàng có thể sử dụng các giải pháp API để kết nối các hệ thống cũ với công nghệ mới. Việc áp dụng kiến trúc dịch vụ vi mô cũng dễ dàng tích hợp, mở rộng các ứng dụng và dịch vụ mới mà không cần phải thay đổi toàn bộ hệ thống. Ngoài ra, hiện nay các ngân hàng cũng đã triển khai công nghệ sinh trắc học, giảm thiểu đáng kế tình trạng giả mạo, tăng tính bảo mật và tốc độ thực hiện giao dịch cho khách hàng.

Đẩy mạnh công tác đào tạo

Ngân hàng nên triển khai các đội ngũ nhân sự chuyên trách công tác số, an toàn an ninh mạng, đào tạo bài bản, liên tục cho nhân viên làm quen với công nghệ mới. Bên cạnh đó, thúc đẩy hoạt động chia sẻ trong văn hóa doanh nghiệp về cung cấp, phát triển các dịch vụ tiện ích số để tổ chức nhanh chóng thích nghi, hòa hợp với những thay đổi.

Ứng dụng quản lý dữ liệu và tuân thủ quy định

Để quản lý dữ liệu hiệu quả và tuân thủ quy định, ngân hàng nên triển khai các giải pháp quản lý dữ liệu toàn diện, hệ thống tuân thủ quy định. Thông qua thiết lập các chính sách quản lý dữ liệu rõ ràng, sử dụng công nghệ để tự động hóa việc theo dõi và báo cáo, ngân hàng có thể nâng cao khả năng bảo mật các dữ liệu quan trọng.

Xu hướng chuyển đổi số ngân hàng năm 2025

Trong năm 2025, một số xu hướng chuyển đổi số chính trong ngành ngân hàng có thể kể đến như:

  • Tăng cường trí tuệ nhân tạo (AI) và học máy (Machine Learning): Ngân hàng sẽ sử dụng AI và học máy để cải thiện dịch vụ khách hàng, phân tích dữ liệu lớn và tự động hóa các quy trình giao dịch. Những công nghệ này giúp cá nhân hóa trải nghiệm của khách hàng và dự đoán nhu cầu của họ một cách chính xác hơn.
  • Mở rộng ứng dụng công nghệ blockchain: Blockchain sẽ ngày càng được áp dụng để tăng cường bảo mật giao dịch và cải thiện quản lý chuỗi cung ứng. Công nghệ này giúp ngân hàng bảo đảm tính minh bạch và giảm thiểu gian lận, đồng thời tối ưu hóa quy trình thanh toán và hợp đồng thông minh.
  • Sử dụng công nghệ đám mây nâng cao: Ngân hàng sẽ tiếp tục di chuyển các hệ thống và dịch vụ lên nền tảng đám mây để cải thiện tính linh hoạt và giảm chi phí. Công nghệ đám mây giúp ngân hàng dễ dàng mở rộng quy mô và cập nhật công nghệ mới mà không cần đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng vật lý.
  • Phát triển các giải pháp ngân hàng mở: Ngân hàng sẽ thúc đẩy việc triển khai các API mở để tích hợp với các dịch vụ tài chính bên ngoài. Điều này giúp tạo ra hệ sinh thái tài chính phong phú hơn, cung cấp nhiều tùy chọn dịch vụ cho khách hàng và khuyến khích đổi mới sáng tạo.
  • Tăng cường bảo mật thông qua công nghệ sinh trắc học: Công nghệ sinh trắc học như nhận diện khuôn mặt và dấu vân tay sẽ ngày càng được sử dụng để nâng cao bảo mật và xác thực giao dịch. Việc áp dụng các biện pháp bảo mật tiên tiến giúp bảo vệ thông tin nhạy cảm của khách hàng và giảm nguy cơ gian lận.

>>> Đọc thêm: Marketing ngân hàng là gì? Vai trò và xu hướng marketing ngân hàng

Kết luận

Chuyển đổi số ngành ngân hàng không chỉ là yêu cầu bắt buộc trong thời đại mới mà còn là chìa khóa giúp ngân hàng tăng cường năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững hơn nữa. Để thành công, các ngân hàng cần nhanh chóng nắm bắt xu hướng công nghệ, nâng cao hạ tầng kỹ thuật, chú trọng vào việc nâng cao trải nghiệm khách hàng qua các dịch vụ tài chính số hiện đại.

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.