- Bối cảnh ngành thời trang thay đổi cùng xu hướng Livestream và Ecommerce
- Áp lực cạnh tranh ngày càng tăng cao, offline không còn là kênh chiếm ưu thế
- Xu hướng Livestream kết hợp với TMDT làm thay đổi thói quen mua quần áo của người tiêu dùng
- Làm sao để tận dụng làn sóng Livestream trên Shopee và TikTok Shop?
- Tăng cường các tính năng tương tác trên phiên Livestream
- Giải quyết những nỗi lo và chất lượng, mẫu mã, hình dung về trang phục,... khi mua qua livestream
- Hiểu rõ về phân khúc giá trên từng sàn
Bối cảnh ngành thời trang thay đổi cùng xu hướng Livestream và Ecommerce
Áp lực cạnh tranh ngày càng tăng cao, offline không còn là kênh chiếm ưu thế
Trong khoảng 2 năm trở lại đây, thị trường thời trang Việt Nam đã chứng kiến rất nhiều chuyển biến mới. Ngược lại với bức tranh tăng trưởng đầy tích cực của toàn thị trường thời trang, rất nhiều thương hiệu nội địa lâu năm, có độ nổi tiếng nhất định như Lép, Miêu,... lại bất ngờ thông báo đóng cửa vì tình trạng kinh doanh “gặp nhiều khó khăn”.
Điều này cho thấy rằng, áp lực cạnh tranh trên thị trường thời trang Việt Nam đang trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết. Sự phát triển của các sàn thương mại điện tử (TMĐT) như Shopee, TikTok Shop giúp người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận hàng hóa giá rẻ từ Trung Quốc, với mẫu mã đa dạng và chi phí thấp hơn nhiều so với các thương hiệu nội địa. Cùng với đó là các xưởng sản xuất trong và ngoài nước cũng trực tiếp gia nhập thị trường bằng cách mở các gian hàng TMĐT và tích cực Livestream bán hàng.
Tình trạng này đã này khiến cho các local brand Việt phải đối mặt với áp lực cạnh tranh cực lớn, đặc biệt là cạnh tranh về giá. Trước đây, các local brand nổi tiếng thường mở rất nhiều chuỗi cửa hàng dày đặc tại các thành phố lớn và thành công thu hút đông đảo người tiêu dùng mua sắm. Nhưng ở thời điểm hiện tại, việc mở quá nhiều cửa hàng vật lý lại trở thành một áp lực tài chính khiến giá thành sản phẩm tăng cao mà vẫn không thể thu hút người tiêu dùng. Bởi lẽ xu hướng mua hàng đã dần dịch chuyển mạnh mẽ trên các kênh online.
Nhưng liệu rằng, sự thụt lùi của các thương hiệu tên tuổi trên có phải là dấu hiệu thị trường thời trang Việt Nam đã đi xuống? Trên thực tế, vẫn có rất nhiều thương hiệu thời trang nội địa ghi nhận mức tăng trưởng đều đặn qua từng năm như Coolmate ghi nhận tới 214 tỷ đồng doanh thu trong năm 2024, tăng 20.39% chỉ tính riêng trên các sàn TMĐT. Hay OldSchool Cloth - Một thương hiệu thời trang nữ còn rất mới mẻ nhưng cũng đã đạt tới 100 tỷ doanh số, ghi nhận mức tăng trưởng lên tới +383.72% trên sàn thương mại điện tử. Như vậy, có thể thấy rằng, cơ hội trên thị trường thời trang Việt Nam vẫn còn rất rộng mở, chỉ là xu hướng mua sắm của người tiêu dùng đã có sự thay đổi đáng kẻ.
Xu hướng Livestream kết hợp với TMDT làm thay đổi thói quen mua quần áo của người tiêu dùng
Xu hướng shoppertainment (mua sắm kết hợp giải trí) đang bùng nổ mạnh mẽ với làn sóng Livestream. Các phiên live cho phép người mua hàng dễ dàng quan sát sản phẩm, yêu cầu người mẫu thử đồ trực tiếp ngay trên phiên Live, kết hợp cùng nhiều voucher và tính năng giải trí hấp dẫn,... thúc đẩy người mua dễ "chốt đơn" theo cảm tính mà không cần cân nhắc quá nhiều. Đồng thời, Livestream hiện nay cũng được tích hợp trực tiếp với các sàn TMĐT và mạng xã hội, trải nghiệm mua sắm online trở nên liền mạch, dễ dàng hơn.

Xu hướng Livestream kết hợp với TMDT
Hai yếu tố này đã khiến cho hành vi mua sắm thời trang của người tiêu dùng trên thay đổi đáng kể trong năm vừa qua, dần chuyển dịch sang các kênh Livestream & TMDT nhiều hơn so với việc thử quần áo tại các cửa hàng Offline.
Một case study điển hình có thể kể đến như The Bad God - một thương hiệu streetwear nội địa, đã bứt phá mạnh mẽ nhờ Livestream Shopee. Theo chia sẻ từ anh Bùi Mạnh Quân – Founder thương hiệu với tạp chí L'Officiel, doanh số của The Bad God đã tăng từ 64 triệu đồng lên đến 7 tỷ đồng chỉ sau 3 tháng gia nhập Shopee vào năm 2021, nhờ vào việc khai thác triệt để Livestream bán hàng, giúp sản phẩm tiếp cận khách hàng nhanh chóng và hiệu quả. Ngoài ra còn có thương hiệu OldSchool Cloth kể trên, cũng là một cái tên tăng trưởng vượt bậc nhờ việc Livestream đều đặn mỗi ngày trên TikTok.
Theo thống kê từ Metric, trong năm 2024:
- Thời trang nữ: Doanh số tăng 50%, đạt gần 40 nghìn tỷ đồng trong năm 2024 trên 5 sàn TMĐT lớn nhất.
- Thời trang nam: Doanh số đạt 19.6 nghìn tỷ đồng, tăng 58.2%, trong khi sản lượng bán ra tăng mạnh 72.9%.
Đặc biệt, Shopee & TikTok Shop là hai cái tên có ảnh hưởng lớn nhất tới sự chuyển dịch này. Shopee hiện đang chiếm 71% thị phần TMĐT Việt Nam, trong khi TikTok Shop nhanh chóng vươn lên với 22%, khẳng định vị thế là top đầu thị trường. Đặc biệt, cả hai sàn thương mại điện tử đều đang tích cực đẩy mạnh những tính năng, chương trình Livestream ấn tượng, kết hợp cùng đông đảo Influencer để thu hút người tiêu dùng.
Nhìn chung, sự phát triển mạnh mẽ của Livestream & TMDT không chỉ thay đổi thói quen tiêu dùng mà còn tạo ra một cuộc cạnh tranh khốc liệt, buộc các thương hiệu phải nhanh chóng thích nghi với xu hướng này để tồn tại. Livestream trên các sàn TMDT như Shopee và TikTok Shop không chỉ giúp thương hiệu tối ưu chi phí mà còn nắm bắt tốt hành vi mua sắm của người tiêu dùng, tạo nên trải nghiệm mua sắm liền mạch và thúc đẩy người tiêu dùng chốt đơn hàng nhanh chóng hơn.
Làm sao để tận dụng làn sóng Livestream trên Shopee và TikTok Shop?
Tăng cường các tính năng tương tác trên phiên Livestream
Yếu tố khiến các chiến Livestream trở nên hấp dẫn với người tiêu dùng nằm ở khả năng tương tác và giải trí. Vì vậy, để thu hút người mua đến với phiên livestream của mình thương hiệu cần có khả năng tạo ra nhiều hoạt động tương tác thú vị như quà tặng bất ngờ, minigame, mời influencer,... một số người bán còn sẵn sàng thực hiện các tiểu phầm hài, chương trình âm nhạc,... từ đó tác động tới cảm xúc của khách hàng, thúc đẩy họ đưa ra quyết định mua hàng trên cảm tính một cách nhanh chóng hơn.

Tăng cường các tính năng tương tác trên phiên Livestream
Giải quyết những nỗi lo và chất lượng, mẫu mã, hình dung về trang phục,... khi mua qua livestream
Yêu thích Livestream là vậy, nhưng nhiều người tiêu dùng vẫn ngần ngại mua hàng qua kênh này bởi những lo lắng về chất lượng, màu sắc sẽ bị quay qua các filter và không phản ánh đúng chất lượng bên ngoài. Vì vậy người bán cần khéo léo giải quyết nỗi lo ngày của người tiêu dùng:
- Quay cận chất sản phẩm trên Camera
- Quay nhãn mác sản phẩm
- Phối sẵn các set đồ cho người mua nhằm tăng thể hiện khả năng ứng dụng của sản phẩm và tăng giá trị đơn hàng.
Hiểu rõ về phân khúc giá trên từng sàn
Hiểu rõ về phân khúc giá thời trang trên từng sàn thương mại điện tử cũng là một yếu tố quan trọng giúp thương hiệu khai thác xu hướng Livestream trên sàn hiệu quả hơn. Theo báo cáo của Metric nửa đầu 2024, các sản phẩm thời trang dưới 200.000 vẫn được ưu tiên trên hầu hết các danh mục phản ánh xu hướng mua sắm tiết kiệm của người tiêu dùng. Đặc biệt, phân khúc này áp đảo trong thời trang nam và nữ, nơi người tiêu dùng ưu tiên sự đa dạng và thay đổi phong cách thường xuyên. Tuy nhiên, với các sản phẩm như giày dép và túi ví, mức chi tiêu có sự khác biệt rõ rệt. Người mua sẵn sàng đầu tư hơn vào những món phụ kiện này, với nhiều giao dịch ở phân khúc trên 500.000 đồng, cho thấy tầm quan trọng của chất lượng và thương hiệu đối với các mặt hàng này.
Mặt khác, có thể dễ thấy rằng việc mua qua Livestream bị ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố cảm tính. Do đó những sản phẩm có mức giá rẻ khiến người tiêu dùng không cần cân nhắc nhiều hoặc các chương trình ưu đãi lớn, độc quyền sẽ khiến người dùng bị ảnh hưởng bởi tâm lý fomo và ra quyết định mua hàng nhanh chóng hơn.
>>> Đọc thêm: Làn sóng Livestream bùng nổ 2024, thương hiệu cần làm gì để "hốt bạc" tiếp vào 2025?
Lời kết:
Ngành thời trang Việt Nam đang bước vào một kỷ nguyên mới, nơi Livestream và TMĐT không chỉ là xu hướng mà đã trở thành một kênh bán hàng chủ đạo. Sự thay đổi trong hành vi tiêu dùng buộc các thương hiệu phải nhanh chóng thích nghi, tối ưu mô hình bán hàng và khai thác triệt để các nền tảng mới. Để khai thác mỏ vàng Livestream, các thương hiệu không chỉ cần sản phẩm tốt, mà còn phải biết cách kể chuyện, tạo tương tác thú vị cho khách hàng, tác động tới cảm xúc của họ để thúc đẩy hành động mua hàng theo cảm tính một cách nhanh chóng.
Bình luận của bạn