- Bình điền và những nỗ lực trong hành trình phát triển nông nghiệp bền vững
- 1. Bối cảnh dự án "Canh tác lúa thông minh"
- 2. Những nỗ lực của Bình Điền trên hành trình bảo vệ vựa lúa Đồng bằng Sông Cửu Long
- 3. Những quả ngọt từ nỗ lực của Bình Điền
- Chiến lược CSR của Bình Điền cho gì đặc biệt?
- 1. Trao cơ hội để kiến tạo nên vật chất
- 2. Tạo nên sự thay đổi từ trong nhận thức & tri thức của người nông dân
- 3. Quá trình thực hiện được nghiên cứu, lên kế hoạch bài bản, hiệu quả
- 4. Chạm ngưỡng CSV với những giá trị kép cho cả doanh nghiệp và người dân
- Bình Điền đang ở đâu trên hành trình phát triển bền vững?
Bình điền và những nỗ lực trong hành trình phát triển nông nghiệp bền vững
Là một trong những thương hiệu phân bón quen thuộc tại Đồng Bằng Sông Cửu Long, trong nhiều năm qua Bình Điền đã có nhiều đóng góp tích cực cho việc cải thiện năng suất canh tác lúa của các hộ gia đình. Trong đó, dự án "Canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu vùng Đồng bằng Sông Cửu Long" là một trong những chương trình CSR ý nghĩa và mang lại hiệu quả thiết thực nhất của Bình Điền.
1. Bối cảnh dự án "Canh tác lúa thông minh"
Với diện tích canh tác trên 3,8 triệu ha, Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa lớn nhất cả nước, cung cấp tới 50% sản lượng gạo và hơn 90% sản lượng lúa xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, biến đổi khí hậu đang gây nên hàng loạt vấn đề cho môi trường & hệ sinh thái tại Đồng bằng Sông Cửu Long, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động nông nghiệp. Tình trạng khô hạn, xâm nhập mặn vào mùa khô và bão lũ đã khiến cho hàng chục hecta lúa và hoa màu của người dân bị hủy hoại nặng nề. Đỉnh điểm vào năm 2016, con số thiệt hại đã lên tới 250.000 ha lúa.
Nhận thấy những khó khăn đó, Bình Điền đã bắt đầu chiến dịch "Canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu vùng Đồng bằng Sông Cửu Long" nhằm mang tới cho bà con nông dân những phương thức canh tác lúa hiệu quả nhất, vượt qua những khó khăn do biến đổi khí hậu. Chiến dịch được phối hợp cùng Trung tâm khuyến nông Quốc gia và trung tâm khuyến nông 13 tỉnh thành vùng ĐBSCL với mục tiêu giúp người dân.
2. Những nỗ lực của Bình Điền trên hành trình bảo vệ vựa lúa Đồng bằng Sông Cửu Long
#1 Nghiên cứu chuyên sâu để đem lại giải pháp cho người dân
Để có thể đưa ra những phương thức canh tác hiệu quả nhất, Bình Điền đã tiến hành lấy mẫu đất, mẫu nước để xây dựng quy trình canh tác phù hợp với từng vùng. Từ đó, Bình Điền đã đưa ra nhiều phương pháp canh tác thực sự hữu ích như: Kỹ thuật làm đất theo từng loại đất và vụ mùa, 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm, quản lý nước theo ướt khô xen kẽ, bón phân chuyên dùng kết hợp bón lót cải tạo môi trường đất theo từng vùng sinh thái, thu hoạch đúng độ chín…
#2 Cung cấp loạt kiến thức về canh tác cho người dân
Để có thể thực sự thích nghi lâu dài với biến đổi khí hậu của Đồng bằng sông Cửu Long, bản thân mỗi nông dân phải có được những kiến thức và sự hiểu biết về canh tác. Đó chính là lý do Bình Điền đã rất nỗ lực tạo nên nhiều hoạt động giáo dục, tập huấn giúp người dân thực sự hiểu và có thể tự áp dụng phương thức canh tác mới cho các mùa vụ sau này. Bình Điền đã biên soạn và xuất bản hàng ngàn sổ tay canh tác lúa thông minh để giúp người nông dân và cán bộ địa phương học hỏi và ứng dụng vào từng mùa vụ.
Ngoài ra, Bình Điền đã tổ chức nhiều khóa đào tạo thực tế, với mục tiêu để mỗi người dân sẽ trở thành một chuyên gia canh tác, có thể nắm bắt thật rõ về cây lúa, thời tiết, khí hậu, đất đai…
#3 Xây dựng những công trình cơ sở - tạo điều kiện cho mùa vụ phát triển
Hiểu được những khó khăn của người nông dân khi chống lại những ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu, Bình Điền đã xây dựng sẵn những thiết bị nền tảng quan trọng trong việc canh tác lúa, nhằm tạo nên môi môi trường canh tác lý tưởng hơn cho người dân. Trong đó, Bình Điền đã lắp đặt 22 trạm quan trắc nước mặn, pH nước tự động trên các tuyến sông, kênh rạch ven biển khu vực ĐBSCL, thêm 1 trạm giám sát sâu rầy tự động. Những công trình này giúp cảnh báo người dân về các rủi ro nhanh chóng, chính xác, từ đó đưa ra những phương án kịp thời.
#4 Trao tặng công cụ để canh tác
Hàng trăm bút đo độ mặn, dụng cụ đo pH, máy phun hạt để sạ lúa và bón phân,... đã được chuyển tới tay của những người nông dân và cán bộ địa phương. Đây là những nông cụ quan trọng để giúp quá trình canh tác khoa học và hiệu quả hơn.
#5 Luôn đồng hành, hỗ trợ & chia sẻ
Không chỉ mang đến kiến thức và công cụ Bình Điền còn luôn sát cánh cùng người dân đi qua từng mùa vụ. Các chuyên gia, lãnh đạo doanh nghiệp thường xuyên có các chuyến thăm đồng để đánh giá hiệu quả của quá trình canh tác, đồng thời thực hành các giải pháp canh tác trực tiếp trên đồng ruộng với người dân. Sau mỗi mùa vụ, doanh nghiệp sẽ tổ chức các hội thảo, tổng kết để đề xuất những cải tiến mới.
Ngoài ra, Bình Điền còn liên kết với các đơn vị đối tác khác hỗ trợ nông dân giảm giống bằng máy sạ cụm, bón phân và phun thuốc bằng thiết bị bay (drone). Bình Điền cũng giúp người dân dần tiếp cận với các công nghệ kỹ thuật số thông minh trong quá trình canh tác thông qua ứng dụng di động có tên "Canh tác thông minh". Ứng dụng đã thay đổi đáng kể cách thức tiếp cận thông tin và kiến thức của người nông dân. Thông qua ứng dụng, người nông dân có thể dễ dàng ghi chép nhật ký đồng ruộng, theo dõi biến động mùa vụ, liên hệ tư vấn kịp thời và học hỏi các kiến thức dễ dàng.
3. Những quả ngọt từ nỗ lực của Bình Điền
Để thực hiện dự án này, Bình Điền đã chi 15 tỷ đồng, bình quân trong 7 vụ lúa (Từ 2016 - 2022) khoảng 2 tỷ đồng/vụ tại Đồng Bằng SCL trong suốt 7 năm qua. Cùng với những nỗ lực của đội ngũ nghiên cứu và thực hiện dự án, Bình Điền đã cùng người nông dân đạt được những kết quả ấn tượng:
Những con số trên chỉ là bước đầu trên mục tiêu bảo vệ và phát triển nông nghiệp ĐBSCL của Bình Điền. Quan trọng hơn hết là người dân đã có thể tự tin hơn khi đối phó những ảnh hưởng xấu từ môi trường nhờ vào những kiến thức và công cụ đã tiếp thu sau dự án của Bình Điền, để đảm bảo năng suất về lâu dài. Vì vậy, dự án của Bình Điền không chỉ mang đến những kết quả tạm thời mà tạo nên một sức ảnh hưởng lâu dài, bền vững cho nông nghiệp trong nhiều năm tiếp theo.
Chiến lược CSR của Bình Điền cho gì đặc biệt?
Có thể nói đây là một trong những chiến lược CSR nổi bật nhất trong ngành nông nghiệp nói riêng và tại Việt Nam nói chung.
1. Trao cơ hội để kiến tạo nên vật chất
Bình Điền không lựa chọn từ thiện để giúp người dân vượt qua khó khăn tạm thời mà thay vào đó doanh nghiệp đã lựa chọn mang đến những giá trị dài hạn hơn. Hơn cả những giá trị vật chất, Bình Điền đã mang lại cho người dân cơ hội để gia tăng sản xuất cải thiện đời sống thông qua những công cụ những kiến thức hữu ích cho quá trình canh tác. Những yếu tố này có thể không mang lại lợi ích tức thì cho người dân, nhưng sẽ là những tiền đề quan trọng để tạo nên những vụ mùa bội thu về lâu dài trong rất nhiều năm về sau.
2. Tạo nên sự thay đổi từ trong nhận thức & tri thức của người nông dân
Trao tặng kiến thức là một điểm sáng nổi bật trong chiến lược CRS của Bình Điền. Kiến thức vốn là một trong những hạn chế lớn nhất khiến cho người nông dân Việt Nam gặp phải nhiều khó khăn trong quá trình canh tác lúa, dẫn đến những thiệt hại không nhỏ về sản lượng và chất lượng gạo. Hơn nữa rất khó để Bình Điền có thể liên tục theo dõi hàng triệu mảnh ruộng cùng lúc và kịp thời xử lý, hỗ trợ cho mọi nông dân.
Vì vậy, việc trao cho người dân kiến thức giúp họ có được sự chủ động trong quá trình canh tác, dễ dàng thích nghi và ứng phó với mọi tình huống, ảnh hưởng từ tự nhiên. Với kiến thức và sự hiểu biết về mùa vụ, người nông dân có được nền tảng vững chắc để canh tác hiệu quả hơn trong mọi vụ lúa. Giải pháp này của Bình Điền được đánh giá cao bởi tính bền vững, linh hoạt và mang lại hiệu quả thực tế.
3. Quá trình thực hiện được nghiên cứu, lên kế hoạch bài bản, hiệu quả
Từ cách thức thực hiện của Bình Điền có thể thấy chiến dịch này đã có sự nghiên cứu kỹ lưỡng và được thực hiện theo quy trình bài bản với những mục tiêu rõ ràng, cụ thể. Từ quá trình xây dựng hạ tầng, các chương trình tập huấn để cung cấp kiến thức nền tảng và cuối cùng là những công cụ để thực hành và hỗ trợ đồng hành. Các hoạt động được thực hiện tuần tự giúp người nông dân có được một nền tảng vững chắc khi bước vào các vụ mùa về sau. Ngoài ra, các kết quả của dự án cũng được thể hiện rõ ràng, mình bạch, bám sát mục tiêu ban đầu của doanh nghiệp, giải quyết bài toán canh tác & kinh tế cho người nông dân.
4. Chạm ngưỡng CSV với những giá trị kép cho cả doanh nghiệp và người dân
Có thể thấy chiến lược CSR của Bình Điền không tập trung vào những lợi ích tạm thời trước mắt, mà hướng tới những kết quả thực sự bền vững không chỉ với người dân mà còn với bản thân doanh nghiệp. Bởi ngay cả khi dự án đã kết thúc, thì những kiến thức của người dẫn vẫn sẽ tiếp tục được ứng dụng và những giá trị mà Bình Điền mang lại vẫn tiếp tục được phát huy.
Và hơn hết, người nông dân ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long là lượng khách hàng tiêu thụ phân bón hàng đầu của Bình Điền. Vì vậy, khi chất lượng canh tác được cải thiện, mùa vụ được đảm bảo, người dân mới có thể tiếp tục canh tác và sử dụng các sản phẩm của Bình Điền lâu dài. Đồng thời uy tín và chất lượng của thương hiệu phân bón Bình Điền cũng đã được khẳng định hơn qua dự án này.
Bình Điền đang ở đâu trên hành trình phát triển bền vững?
Chiến lược CSR của Bình Điền có thể nói là một trong những chương trình phát triển bền vững được thực hiện chỉn chu và bài bản nhất của các doanh nghiệp Việt Nam. Chiến dịch không chỉ đảm bảo tính bền vững, mang lại giá trị thiết thực, lâu dài mà còn bám sát những mục tiêu Phát triển bền vững của Việt Nam. Theo danh sách 17 mục tiêu Phát triển bền vững đến năm 2030, được chính phủ Việt Nam ban hàng trong Nghị quyết số 136/NQ-CP, có thể thấy dự án "Canh tác thông minh" của Bình Điền đang bám sát những mục tiêu chung của đảng và nhà nước:
- (2) Xóa đói, bảo đảm an ninh lương thực, cải thiện dinh dưỡng và thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững.
- (8) Đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững, toàn diện, liên tục, tạo việc làm đầy đủ, năng suất và việc làm tốt cho tất cả mọi người.
- (13) Ứng phó kịp thời, hiệu quả với biến đổi khí hậu và thiên tai.
Chiến dịch cũng đã khắc phục được nhiều hạn chế trong việc thực hiện CSR nói riêng và Phát triển bền vững nói chung ở Việt Nam, điển hình như những hạn chế về việc thực hiện CSR thiếu bài bản, không quan tâm đến kết quả lâu dài hoặc bỏ quên những tác động tới môi trường, cộng đồng,...
Bên cạnh Bình Điền, nhiều doanh nghiệp Việt Nam cũng đã chú trọng hơn tới việc phát triển nông nghiệp bền vững. Trong đó, phần lớn các chiến dịch tập trung vào những giá trị, lợi ích tức thời cho người dân như: Phân Bón Cà Mau, Đạm Phú Mỹ với các chương trình tặng phân bón, đạm cho nông dân,... Ngoài ra, đã có nhiều doanh nghiệp đã triển khai các mô hình CSR đặc biệt, mang tính chất bền vững và dài hạn như Bình Điền, điển hình như:
- Dự án "10.000 ha vườn dừa Organic cho nông dân" của Betrimex - Đồng hành cùng người nông dân, nâng cao chất lượng của dừa, đồng thời tạo nên nguồn cung dừa chất lượng, đạt tiêu chuẩn quốc tế cho doanh nghiệp và góp phần quảng bá, xuất khẩu các sản phẩm dừa của Việt Nam trên thị trường quốc tế.
- Tập đoàn Lộc Trời gây ấn tượng với chuỗi giá trị Nông nghiệp bền vững khép kín, từ bảo vệ môi trường, dinh dưỡng cây trồng, thu mua, chế biến và tiêu thụ. Đặc biệt, chiến dịch của doanh nghiệp này không chỉ hướng đến nông dân hay doanh nghiệp mà còn mang lại nhiều lợi ích cho môi trường thông qua các chương trình CSR ý nghĩa như: Cùng nông dân giảm phát thải trong sản xuất lúa, Ứng dụng công nghệ tiên tiến - giám sát đồng từ xa,...
>>> Xem thêm: Phát triển bền vững: Thuật ngữ "cần biết" & xu hướng mới nhất 2023
Lời kết
Như vậy, có thể thấy các chiến lược Phát triển bền vững trong ngành Nông nghiệp nói riêng và tại Việt Nam nói chung đang ngày càng được xây dựng bài bản hơn, mang lại những giá trị dài hạn và bao quát hơn cho cả cộng đồng, môi trường và doanh nghiệp. Chương trình CSR của Bình Điền là một trong những dự án đáng học hỏi với nhiều ưu điểm nổi bật như: Quy trình thực hiện bài bản, Mang lại giá trị thực tế và lâu dài cho người dân & doanh nghiệp, Bám sát chiến lược Phát triển bền vững quốc gia và mang lại kết quả rõ ràng, minh bạch, đúng với mục tiêu ban đầu. Đây cũng là những tín hiệu tích cực cho thấy mục tiêu Phát triển bền vững đang dần được nhận thức đúng đắn và triển khai hiệu quả hơn tại Việt Nam.
Chuyên đề "Phát triển bền vững" được Marketing AI thực hiện với mong muốn nâng cao hiểu biết và ý thức của cộng đồng về phát triển bền vững từ những điều nhỏ bé nhất. Đồng thời cung cấp cho marketers và doanh nghiệp kiến thức hữu ích, xu hướng mới nhất về phát triển bền vững cùng những bài học của các thương hiệu tiêu biểu hiện nay.
Bình luận của bạn