Chúng ta đều biết KPIs là chỉ số đo lường dành cho bất kỳ một kế hoạch nào để đánh giá xem kế hoạch của bạn thực hiện là thành công hay thất bại. Và những lý do hay nguyên nhân nào đưa đến thành công hay thất bại của một kế hoạch.
Giải pháp digital marketing B2B cũng không ngoại lệ. Nhiều công ty chỉ đưa ra nhiều dự đoán vào Digital marketing và phỏng đoán nhưng ít khi tạo ra doanh thu. Họ tập trung tạo nhóm chuyên gia thiết kế trang web Thương mại điện tử và thực hiện hàng loạt những công cụ Digital Marketing. Nhưng thành công của chiến dịch được đánh giá phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố và chỉ số đo lường cụ thể.
Các chỉ số KPIs là thước đo của những nỗ lực tiếp thị thành công. Chúng ta cần xác định được các chỉ số KPIs trong tổng thể cũng như từng giai đoạn của chiến dịch. Bởi lẽ chỉ có như thế chúng ta mới biết được chiến dịch content marketing của chúng ta có đi đúng hướng hay không.
Ở đây tôi xin đưa ra các chỉ số KPIs dành cho giải pháp digital marketing dành cho B2B. Còn tại sao thì bởi lẽ giữa B2B và B2C có những sự khác nhau rất lớn. Các bạn hãy tham khảo bài viết này để biết được chúng khác nhau như thế nào: “Digital marketing B2B và B2C khác nhau như thế nào”
Trong giải pháp digital marketing trong lĩnh vực B2B, có một số KPIs khác nhau tùy thuộc vào từng doanh nghiệp nhưng có những KPIs chung mà bạn cần phải biết . Các KPIs tập trung vào 4 nhóm sau:
- Khả năng tìm kiếm
- Tâm lý khách hàng
- Mức độ hành động
- Tỷ lệ chuyển đổi
Khả năng tìm kiếm: là số lượng những quan tâm đến một nội dung mà bạn truyền tải trên các phương tiện và kênh truyền thông khác nhau. Chỉ số này có thể tính bằng: số lượt người xem trên web, facebook, youtube, báo chí, diễn đàn, TVC.
Tâm lý khách hàng: được đo bằng thái độ tích cực.tiêu cực với một nội dung mà bạn thực hiện. Tâm lý khách hàng được thông qua các chỉ số như lượt share, số lượng comment. Tuy nhiên, hiểu như thế nào là tích sự hay tiêu cực phụ thuộc vào thời gian cũng như địa điểm khác nhau.
Ví dụ: bạn làm một quảng cáo về Coca-cola thì thái độ yêu đời, vui vẻ càng cao của người dùng thì càng tốt. Nhưng nếu bạn quảng cáo về một chiến dịch phòng chống tai nạn thì thái độ sợ tai nạn, lo lắng của người xem thì lại yếu tố thành công. Về vấn đề này tôi xin được viết một bài khác cụ thể hơn.
Mức độ hành động: khách hàng sẽ có những hành động gì sau khi nhận được những thông điệp mà doanh nghiệp phát đi. Những hành động đó có phù hợp với những kỳ vọng của chúng ta hay không. Mức độ hành động là số lượng các ý kiến phản bác, đồng ý, số lượng nhấp chuột ( banner)
Khả năng chuyển đổi: đây là thước đo quan trọng nhất của một chiến dịch content marketing. Chỉ số này cho ta biết lượng khách hàng chuyển đổi sang hành vi cuối cùng mà một chiến dịch đem lại có thể là các chỉ số về kinh doanh (doanh số, lợi nhuận..), chỉ số về hình ảnh (người đăng ký, tham gia…). Nhưng cho dù là chiến dịch nào đi chăng nữa thì chiến dịch đó vẫn phải đem lại một giá trị cho khách hàng và ROI dương cho doanh nghiệp.
>>> Xem thêm:
Đây là một danh sách các chỉ số KPI cụ thể để mọi người cùng đánh giá và tham khảo:
Một giải pháp digital marketing chưa bao giờ mang lại một khoản lợi nhuận nhanh chóng và cũng sẽ không bao giờ như vậy
Theo ông Erik Huberman chuyên gia tư vấn xây dựng thương hiệu, tiếp thị, thương mại điện tử thì chúng ta sẽ không bao giờ thấy được lợi nhuận từ một chiến dịch digital marketing trong vòng một tháng.
Giải pháp digital marketing là một cuộc đua đường trường mà nếu bạn mong muốn có ngay được lợi nhuận trong thời gian ngắn thì bạn sẽ không bao giờ đạt được.
Việc đầu tư vào giải pháp digital marketing có thể sẽ khiến bạn cảm thấy lãng phí trong thời gian đầu nhưng trái ngọt ở ngay phía sau. Nhưng nếu bạn không đủ kiên nhẫn thì khì khi thành quả đến, các bạn sẽ bỏ qua nó.
Hãy sử dụng những hướng dẫn sau để tránh lãng phí nguồn lực của mình và giành nhiều thời gian hơn cho các hoạt động digital marketing.
1. Tính đến chu kỳ mua sắm của khách hàng
Mọi thứ đều có chu kỳ của nó, kinh doanh cũng vậy. Một chu kỳ mua sắm, chi tiêu của khách hàng đồng nghĩa là các bạn sẽ thu được một khoản lợi nhuận tối đa. Để đánh giá xem chu kỳ mua sắm của khách hàng như thế nào thì bạn hãy xem mất bao lâu thì một quảng cáo trực tuyến phát huy tác dụng. Bao lâu thì một người sẽ thực hiện hành vi mua sắm kể từ lần đầu viếng thăm trang web.
Theo các chuyên gia, một quảng cáo facebook cần 2 – 4 tháng để thực sự có hiệu quả. Những mỗi mặt hàng, mỗi loại hình kinh doanh lại có những chu kỳ khác nhau. Chu kỳ càng dài thì chi phí bạn phải bỏ ra càng lớn và ngược lại.
>>> Có thể bạn quan tâm:
- KPI là gì? Quy trình xây dựng hệ thống KPI phù hợp nhất với từng doanh nghiệp
2. Phải kiên nhẫn
Đặt mục tiêu thu lợi nhuận từ một chiến dịch digital marketing nhanh chóng là một mục tiêu sai, mục tiêu sau dẫn đến hành động sai. Vậy để đánh giá chính xác những chiến lược đang theo đuổi, trước hết bạn phải hiểu giá trị thực sự của mỗi lượt tiếp cận đối với quảng cáo của bạn.
Tỷ lệ chuyển đổi từ truy cập website sang mua sắm là một trong những chỉ số vô cùng quan trọng mà các chiến dịch marketing coi trọng. Nhưng trong một thời gian ngắn các bạn sẽ chỉ thấy chi phí mình bỏ ra cao nhưng tỷ lệ chuyển đổi thì thấp. Nhưng hãy nhớ rằng, một chiến dịch lâu bền sẽ giúp bạn tiếp cận được nhiều khách hàng hơn và lúc này chi phí tỷ lệ sẽ thấp hơn rất nhiều.
3. Xác định lại tiêu chí đo lường sự thành công
Mục tiêu của digital marketing có sự riêng biệt do vậy cột mốc tính đến sự thành công của bạn phải từng tháng chứ không phải từng ngày. Ngoài ra các chỉ tiêu về lưu lượng truy cập, tỷ lệ thoát, điểm chất lượng và thời gian truy cập website cũng là những chỉ số quan trọng.
Một chiến dịch digital marketing thành công đòi hỏi người thực hiện phải không ngừng tìm hiểu thật kỹ khách hàng của mình. Tìm hiểu chu kỳ mua sắm và đưa ra các hành động phù hợp. Nhưng quan trọng nhất cho thành công của chiến dịch là sự kiên trì và nhẫn nại.
Hà Nguyễn - Marketing AI
>>> Có thể bạn quan tâm:
Bình luận của bạn