Checklist 4 câu hỏi kiểm tra ý tưởng nội dung trước khi triển khai

25 Thg 02

Nhiều nhà tiếp thị thường nói về việc tạo ra nội dung có giá trị. Nhưng thế nào là nội dung có giá trị? Nếu nội dung của bạn cung cấp giá trị, thì liệu nó có đảm bảo khả năng thành công không? Câu trả lời là không hẳn. Một nội dung thành công được tạo nên bởi rất nhiều yếu tố. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể đạt được mục tiêu của mình nếu kiểm tra ý tưởng nội dung trước khi triển khai. Hãy sử dụng checklist gồm 4 câu hỏi dưới đây để lựa chọn ý tưởng phù hợp nhất để theo đuổi.

Đó có phải là điều mà khán giả mong muốn không?

Đây là tiêu chí quan trọng nhất. Nếu bạn dành thời gian và tiền bạc để tổng hợp những nội dung mà không ai thực sự mong muốn, khả năng thất bại là không thể tránh khỏi. Điều này cũng giống như việc mời những người mắc phải chứng không dung nạp gluten thưởng thức bánh mì. Có thể bánh rất ngon nhưng khách sẽ không ăn.

Vậy làm thế nào bạn có thể đảm bảo một ý tưởng nội dung phù hợp với mong muốn hoặc nhu cầu thực tế của khán giả?

Trước tiên, hãy thiết lập quy trình đồng bộ với đại diện kinh doanh và đại diện dịch vụ khách hàng (nếu có) để tìm hiểu những gì khách hàng/clients hiện tại đang hiếu kỳ. Ý tưởng của bạn có rơi vào những tò mò hay băn khoăn đó không?

Thứ hai, thực hiện nghiên cứu câu hỏi hoặc từ khóa về ý tưởng để xem liệu ý tưởng đó có nằm trong số những câu hỏi mà mọi người đang truy vấn hay thông tin họ đang cố gắng tìm kiếm hay không.

Bạn có thể sử dụng một số công cụ hỗ trợ dưới đây:

  • Answer the PublicBuzzSumo thu thập các câu hỏi từ khắp nơi trên internet.
  • Keyword SurferKeywords Everywhere là các tiện ích mở rộng của trình duyệt cho phép nghiên cứu từ khóa và thông tin khác ngay trong SERPs.
  • Tính năng “Mọi người cũng tìm kiếm”, tự động hoàn thành của Google,... cung cấp thêm thông tin chi tiết về các truy vấn tìm kiếm tương tự.

>> Xem thêm: 79 công cụ marketing và phần mềm hữu ích tiết kiệm ngân sách cho doanh nghiệp

Lượng từ khóa là bao nhiêu sau khi bạn đã tìm thấy các từ khóa phù hợp với ý tưởng nội dung của mình? Khối lượng thấp cũng không sao nếu bạn đang tạo nội dung cuối kênh, nhưng nếu bạn đang cố gắng tiếp cận đối tượng chung, bạn cần khối lượng từ khóa có liên quan cao hơn.

Quy trình này không chỉ giúp bạn xác minh ý tưởng của mình mà còn hỗ trợ cải thiện, khám phá và củng cố ý tưởng dựa trên những góc độ mới.

Ý tưởng này đã được thực hiện chưa?

Bạn có một ý tưởng tuyệt vời, phù hợp với thương hiệu, giúp ích cho đối tượng mục tiêu và nhóm của bạn có thể hoàn thành nó với thời gian và nguồn lực sẵn có. Nhưng trước tiên bạn cần kiểm tra xem ý tưởng đó đã được thực hiện hay chưa. Thông thường, điều này thường đơn giản như tìm kiếm trên Google, nhưng bạn không nên dựa vào kết quả hiển thị trực tiếp đó để đánh giá mà cần “mổ xẻ” chúng để đánh giá ý tưởng một cách chi tiết và đầy đủ nhất.

Giả sử ý tưởng là viết một bài đăng về kẹo Halloween được yêu thích tại Mỹ. Một tìm kiếm nhanh về "kẹo Halloween hàng đầu theo tiểu bang" cho thấy nhiều trang web đã xuất bản nội dung về ý tưởng này:

Có rất nhiều mối quan tâm về loại nội dung này, đó là lý do tại sao rất nhiều trang web đang làm điều đó và bạn vẫn có thể tiếp tục khai thác nội dung này với những ý tưởng mới. Nhưng nếu nội dung của bạn không thể cạnh tranh được với các trang web trong top đầu, thì bạn không nên thực hiện điều này vì khán giả đã xem cùng một ý tưởng nhiều lần và nó sẽ không tạo được sức hấp dẫn.

Làm thế nào để làm cho nội dung trở nên nguyên bản và mới mẻ?

Nếu một ý tưởng content đã được thực hiện, bạn không nên từ bỏ nó ngay lập tức, hãy tìm kiếm cơ hội để khám phá và xoay vòng nó cho nội dung mới thú vị và hấp dẫn hơn.

Dưới đây là một số câu hỏi hướng dẫn xoay vòng những ý tưởng đó:

  • Khi xem các phiên bản đã được xuất bản của ý tưởng này, bạn nghĩ đến những câu hỏi và có những tò mò mới nào? (Ví dụ: Có bao nhiêu tiểu bang thích sô cô la hơn kẹo dẻo?)
  • Mọi người bình luận hay nhận xét gì về nội dung đó? Họ có gợi ý hoặc đưa ra các góc độ mới để khám phá không? (Ví dụ: Nhận xét về một lỗ hổng trong phương pháp luận)
  • Có thể áp dụng phương pháp luận tương tự của ý tưởng đã xuất bản này cho một concept khác không? (Ví dụ: Trang phục phổ biến nhất, phim kinh dị yêu thích,... theo tiểu bang là gì?)
  • Có cách nào để đi sâu vào ý tưởng này để có được những hiểu biết cụ thể hơn không? Có cần tạo bức tranh tổng thể phạm vi rộng hơn không? (Ví dụ: Sự thay đổi loại kẹo yêu thích của từng bang qua các năm)
  • Chúng ta có thể sử dụng dữ liệu hoặc thông tin khác để thể hiện một quan điểm mới không? (Ví dụ: Mối quan hệ giữa loại kẹo ngọt được tiêu thụ và tỷ lệ sâu răng của từng bang?)

Dành thời gian tìm hiểu những nội dung đã được xuất bản liên quan đến ý tưởng của bạn giúp bạn trau dồi, hiểu rõ hơn concept của mình và đảm bảo nó luôn mới mẻ và thú vị.

Ý tưởng có phù hợp với mục tiêu tiếp thị không?

Rất hiếm khi một phần nội dung có thể hoàn thành tất cả các mục tiêu content marketing. Và nếu bạn kiên quyết thực hiện nó để hoàn thành một số nhiệm vụ, nhiều khả năng sẽ gây nên sự thất bại trên mọi mặt.

Mỗi một phần nội dung phải có mục tiêu chính và mục tiêu phụ, chẳng hạn như:

  • Tăng nhận diện thương hiệu bằng cách xếp hạng cho các cụm từ đầu kênh
  • Tăng nhận diện thương hiệu bằng cách xếp hạng cho các cụm từ giữa kênh
  • Tăng nhận diện thương hiệu bằng cách tạo buzz trên mạng xã hội
  • Giúp khách hàng/clients tiềm năng hiểu thêm về sản phẩm (hỗ trợ bán hàng)
  • Hỗ trợ khách truy cập chuyển đổi thông qua nội dung cuối kênh
  • Trở thành nguồn tài nguyên đáng tin cậy để xây dựng các backlink và gia tăng quyền hạn thương hiệu

Các mục tiêu của bạn có thể trùng lặp, nhưng mỗi phần nội dung phải có một mục tiêu cụ thể để hình thành ý tưởng nội dung và quảng cáo nhằm mang lại kết quả tốt nhất cho tổ chức.

Khi xây dựng lịch biên tập, hãy tạo một mục nêu rõ mục tiêu nội dung tổng thể ở trên cùng và ghi lại các mục tiêu cho từng phần nội dung để dễ dàng tập trung và đi đúng hướng khi lập kế hoạch cũng như tạo nội dung.

Ý tưởng có gợi ra phản ứng của khán giả không?

Muốn khán giả quan tâm đến nội dung của bạn thì nội dung đó phải khơi gợi được phản ứng hoặc cảm xúc của họ. Thực tế, ngay cả những chủ đề “nhàm chán” cũng có thể gây xúc động.

Phản ứng không nhất thiết phải là một phản ứng "cảm xúc". Chẳng hạn như loại nội dung “làm thế nào”, nó thường đơn giản, nhưng khi hoàn thành tốt sẽ để lại cho người đọc một cảm giác nhẹ nhàng và một chút thành tựu.

Hãy hỏi trước khi bắt tay thực hiện

Giá trị của một nội dung bắt đầu trước khi nó được tạo ra. Nó có thể được hình thành trong giai đoạn ý tưởng. Bằng cách hỏi và trả lời bốn câu hỏi này, ý tưởng sẽ được phát triển tốt hơn để tạo ra những điều mà khán giả và doanh nghiệp của bạn mong muốn.

Lương Hạnh - MarketingAI

Theo contentmarketinginstitute

>> Có thể bạn quan tâm: Content Experiences: xu hướng content lên ngôi năm 2021

Đánh giá của bạn

TAGS:

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.