cover

[Case Study] Từ câu chuyện Red Bull bị tẩy chay tại Thái Lan và cách xử lý khi doanh nghiệp rơi vào khủng hoảng

16 Thg 09

Những ngày gần đây, cộng đồng doanh nghiệp nước giải khát truyền tay nhau thông tin Red Bull bị tẩy chay ngay tại chính quê nhà vì vướng vào vụ kiện bê bối cách đây từ 8 năm trước. Câu...

Những ngày gần đây, cộng đồng doanh nghiệp nước giải khát truyền tay nhau thông tin Red Bull bị tẩy chay ngay tại chính quê nhà vì vướng vào vụ kiện bê bối cách đây từ 8 năm trước. Câu chuyện của Red Bull không mới, nó khiến nhiều người nhớ lại không ít các doanh nghiệp đã từng "nếm mùi" bị cộng đồng tẩy chay trước đó như Cocacola, Victoria Secret... Đứng trước "vòng lao lý", liệu doanh nghiệp phải làm thế nào để vượt qua cơn khủng hoảng? 

#BoycottRedBull 

Mới đây, cây chuyện Red Bull bị tẩy chay tại Thái thu hút nhiều sự quan tâm của dư luận. Theo đó, nguồn cơn bắt đầu khi vụ kiện của Vorayuth Yoovidhya, cháu trai của nhà đồng sáng lập thương hiệu Red Bull bị phanh phui. Năm 2012, Vorayuth bị cáo buộc đã lái xe đâm chết một viên cảnh sát rồi bỏ trốn. Người ta tìm thấy nồng độ cồn và chất cocaine được phát hiện trong nhà của Vorayuth sau vụ tai nạn. Tuy nhiên "Thái tử Red Bull" không nhận tội mà thay vào đó bắt một người giúp việc ra "đứng mũi chịu sào" song sự việc sớm bị bại lộ.

[Case Study] Từ câu chuyện Red Bull bị tẩy chay tại Thái Lan và cách xử lý khi doanh nghiệp rơi vào khủng hoảng- Ảnh 1.

Vorayuth Yoovidhya chạy trốn sang Anh sau tai nạn (Ảnh: kinhdoanh.vnecdn)

Vorayuth bị giam nhưng nhanh chóng được tại ngoại, đồng thời từ chối tham dự các phiên tòa sau đó. Anh vẫn tiếp tục đi du lịch và hưởng thụ cuộc sống xa xỉ tại nước ngoài, tham gia các sự kiện trong giải đua của Red Bull và không hề có thái độ ăn năn trước tai nạn năm nào. Điều này khiến dân chúng dấy lên làn sóng bất bình về sự "đặc cách vô lý" dành cho giới siêu giàu. Họ yêu cầu chính phủ và tòa án Thái Lan phải xem xét lại sự việc.

Sự việc đẩy lên cao trào khi ngày 24/7 gần đây, công tố viên thông báo các cáo buộc với Vorayuth sẽ được bãi bỏ. Lúc này, làn sóng tẩy chay Red Bull bùng nổ trên mạng xã hội. Hastag #BoycottRedBull được đẩy lên top và người dùng đăng tải nhiều nội dung bày tỏ sự phẫn nộ trên nhiều nền tảng như Facebook, Twitter kêu gọi tẩy chay Red Bull và tất cả các sản phẩm có liên quan. Họ cho rằng chính sự vô trách nhiệm của tòa án Thái Lan là biểu tượng của sự bất bình đẳng. Theo khảo sát của hãng nghiên cứu Super Poll cho biết, 91% người tiêu dùng tại Thái không tin vào hệ thống tư pháp của chính đất nước họ. 82% cho biết đây là một nỗi xấu hổ "mang tầm quốc tế".

[Case Study] Từ câu chuyện Red Bull bị tẩy chay tại Thái Lan và cách xử lý khi doanh nghiệp rơi vào khủng hoảng- Ảnh 2.

Làn sóng tẩy chay Red Bull bùng nổ trên mạng xã hội (Ảnh: macauclassified)

>> Xem thêm: Văn hóa trong marketing: sai lầm của Burger King và chân lý nhập gia phải tùy tục

Chân lý lấy đạo đức làm gốc 

Câu chuyện của Red Bull không mới. Việc các doanh nghiệp bị "nếm mùi" tẩy chay từ cộng đồng cũng đã xảy ra nhiều lần với các thương hiệu có tiếng trên thế giới. Như Coca-cola đã từng dính phải vụ bê bối đình đám do liên quan tới đạo đức kinh doanh như: phân biệt chủng tộc trốn thuế, bóc lột sức lao động nhân viên... Đầu những năm 2000, Coca-cola từng phải bồi thường 192 triệu USD cho công nhân vì những scandal nói trên.

Hay như Victoria’s Secret, thương hiệu nội y hàng đầu thế giới cũng từng bị người dân Mỹ quay lưng vì thông điệp bài xích cơ thể phụ nữ, họ cho rằng một cơ thể hoàn hảo phải có đôi chân dài như búp bê, vòng eo nhỏ và thân hình đồng hồ cát. Người dùng yêu cầu thương hiệu này nói lời xin lỗi người tiêu dùng vì khiến nhiều phụ nữ cảm thấy bị xúc phạm, tự ti.

[Case Study] Từ câu chuyện Red Bull bị tẩy chay tại Thái Lan và cách xử lý khi doanh nghiệp rơi vào khủng hoảng- Ảnh 3.

Victoria"s Secret vướng vào bê bối vì thông điệp xúc phạm cơ thể phụ nữ (Ảnh: baogiaothong)

Hay như tại Việt Nam trong khoảng vài năm trở lại đây, một số doanh nghiệp cũng vướng vào khủng hoảng tương tự. Năm 2019, thông tin siêu thị Big C từ chối nhập các mặt hàng dệt may của các doanh nghiệp Việt Nam khiến người dùng bất bình. Theo đó, Big C sẽ tạm dừng mua các sản phẩm may mặc từ các nhà cung cấp Việt Nam, đồng thời ký kết hợp tác thương mại nhập khẩu sản phẩm từ tập đoàn Central Group (Thái Lan). Cái bắt tay của Big C được cho là "kỳ thị" hàng Việt bởi từ lâu nay người dân vẫn luôn ủng hộ tiêu chí "Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam".

Rõ ràng rằng, người dân đang ngày càng ý thức được hơn quyền từ chối của chính bản thân họ. Khi phát hiện một nhãn hàng, thương hiệu có hành vi không tốt với sức khỏe cộng đồng hoặc đi ngược lại quy chuẩn đạo đức, ứng xử xã hội thì họ sẵn sàng bài trừ và tẩy chay ngay lập tức.

Doanh nghiệp xử lý thế nào khi bị tẩy chay? 

Không ai có thể lường trước được hậu quả trước hiệu ứng kinh khủng từ dám đông. Những ảnh hưởng tiêu cực khi bị tẩy chay không đơn thuần chỉ dừng lại ở doanh nghiệp. Nếu là thương hiệu lớn, hình ảnh sản phẩm, độ uy tín trên trường quốc tế sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Một khi lòng tin và sự tín nhiệm đã mất, sẽ rất khó để lấy lại. Doanh thu sụt giảm, mất cân bằng thị trường, mất đi lượng lớn khách hàng trung thành cũng là điều dễ hiểu.

Vậy doanh nghiệp cần xử lý như thế nào trước khủng hoảng? Trước hết, các thương hiệu cần bình tĩnh phân tích xem sai lầm nằm ở đâu. Nếu lỗi xuất phát do cá nhân/tổ chức làm sai thì cần khắc phục, sửa sai với cộng đồng xã hội, xây dựng lại hình ảnh, uy tín.

Như Red Bull, việc đứng ra đảm nhận trách nhiệm kịp thời với một thái độ nghiêm túc, thành khẩn sẽ là "liều thuốc" xoa dịu cộng đồng mà người lãnh đạo đích thực cần làm. Hay thậm chí, nếu khủng hoảng bắt nguồn từ lỗi của cá nhân thì việc lãnh đạo đứng ra "đứng mũi chịu sào", lên tiếng đính chính cũng không có gì là thừa.

Tuy nhiên, nếu lỗi đó không phải là từ doanh nghiệp và phía người tiêu dùng đang phản ứng thái quá, thậm chí là vu khống doanh nghiệp thì cần tỉnh táo tìm giải pháp bảo vệ uy tín của mình. Song song đó, bản thân người tiêu dùng đứng trước "hiệu ứng đám đông" cũng cần sáng suốt xem sự vi phạm đó có thực sự ảnh hưởng tới quyền lợi, sức khỏe hay những gì thương hiệu đã vi phạm cam kết hay không. Khi các doanh nghiệp đủ "khôn ngoan" thì chính mỗi vị khách hàng cũng nên là một người tiêu dùng thông thái.

Admicro là mạng lưới kinh doanh quảng cáo trực tuyến hàng đầu tại Việt Nam với độ phủ tới hơn 97,6% người dùng Internet, sở hữu hơn 200+ website uy tín như Dân Trí, Kênh 14, CafeF, Afamily, GenK, Cafebiz…

Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn MIỄN PHÍ về các chiến lược quảng cáo, truyền thông thương hiệu, giải pháp marketing tại:

- Email: marketingai@admicro.vn

- SĐT: 0914.418.789

- Website: https://marketingai.vn/

- Địa chỉ: Tầng 20, Center Building Hapulico Complex, Số 1 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội

Hải Yến - MarketingAI

>> Có thể bạn chưa biết: Câu chuyện thương hiệu: Starbucks đã dạy nước Mỹ cách uống cà phê như thế nào?

TAGS:

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.