Canva chia sẻ bức tranh toàn diện về màu sắc thương hiệu

27 Thg 12

Canva lần đầu chia sẻ những bí mật đằng sau màu sắc thương hiệu. Tại sao Coca Cola lại lựa chọn màu đỏ, Apple lại lựa chọn màu xám?.... Và đâu là màu sắc phù hợp với thương hiệu bạn?

Một nghiên cứu cho thấy, có tới 85% người tiêu dùng tin rằng màu sắc là động lực lớn nhất khi lựa chọn một sản phẩm cụ thể, trong khi đó 92% người dùng thừa nhận vẻ ngoài là yếu tố tiếp thị thuyết phục nhất đối với họ. Điều này một lần nữa khẳng định màu sắc của thương hiệu chính là yếu tố tác động lên quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Như vậy màu sắc nào là phù hợp với thương hiệu của bạn? 

Hãy cùng theo chân MarketingAI tìm hiểu cội nguồn của màu sắc cũng như những bí quyết giúp doanh nghiệp lựa chọn được màu sắc thu hút khách hàng ngay từ ánh nhìn đầu tiên.

Tại sao màu sắc thương hiệu lại quan trọng

Hình ảnh của Pawel Czerwinski qua Unsplash
Hình ảnh của Pawel Czerwinski qua Unsplash

Người dùng chia sẻ rằng: Màu sắc thương hiệu của bạn là thứ đầu tiên khách hàng nhìn thấy, và chúng gợi nhớ về tên thương hiệu của bạn. Màu sắc gợi ra cảm xúc với mục đích truyền tải một số thông tin nhất định. Điều này cho phép hình thành lên ấn tượng ban đầu của khách hàng đối với sản phẩm của thương hiệu bạn. Nói một cách đơn giản, màu sắc thương hiệu có tác dụng mạnh mẽ đến nhận thức và hành vi của con người. Ví dụ như màu xanh lam mang một năng lượng tích cực, nó cho người dùng một cảm giác tin tưởng. Còn màu đỏ thể hiện sự mạnh mẽ, năng động, nó sẽ bổ sung năng lượng cho các sản phẩm của bạn.

Cách khách hàng phản hồi với màu sắc

Hình ảnh của Andrew Ridley qua Unsplash
Hình ảnh của Andrew Ridley qua Unsplash

Các nhà khoa học chỉ ra rằng, màu sắc tác động lên tâm lý của khách hàng. Chúng có thể khiến khách hàng phấn khích, kích thích sự tò mò, cảm thấy ngon miệng, hay thậm chí là tạo ra cả căng thẳng. Phần lớn mọi người nghĩ màu hồng là sắc màu được phụ nữ yêu thích nhất, nhưng quan điểm đó không hoàn toàn đúng. Đây là màu sắc mang lại cảm giác nữ tính cho phái đẹp, chứ không phải là màu sắc thu hút họ. Việc sử dụng màu sắc hợp lý sẽ đem lại thành công trong việc tiếp thị và xây dựng thương hiệu cho các doanh nghiệp.

Theo một nghiên cứu, 62% - 90% người dùng đánh giá sản phẩm chỉ dựa trên màu sắc, 52% người dùng nói rằng họ sẽ không quay lại mua sản phẩm này vì có hình thức mẫu mã không bắt mắt. Vì vậy điều quan trọng là bạn phải chọn đúng bảng màu thương hiệu của mình.

>>> Xem thêm: Kiến thức cơ bản về bảng mã màu mà Marketer không thể bỏ lỡ

Các thương hiệu nổi tiếng sử dụng màu sắc như thế nào?

Hình ảnh của Sidebean qua UnsplashHình ảnh của Sidebean qua Unsplash

Thương hiệu Coca-Cola

Hãy nghĩ đến các thương hiệu bạn tiếp xúc hàng ngày và màu sắc đóng vai trò như thế nào trong nhận diện hình ảnh của họ. Thương hiệu Coca-Cola là màu đỏ, Apple là màu trắng, Cadbury là màu tím,...

Hình ảnh qua 100hdwallpapers
Hình ảnh qua 100hdwallpapers

Coke chia sẻ, lý do thương hiệu chọn màu đỏ tương đối gắn với thực tế. Nhãn hàng cho biết “Từ giữa những năm 1990, chúng tôi bắt đầu sơn màu đỏ cho các thùng của mình để các nhân viên thuế có thể phân biệt với rượu trong quá trình vận chuyển”. Vào thời điểm đó, rượu bị đánh thuế nhưng nước ngọt thì không. Một hành động tuy đơn giản, nhưng lại vô cùng có lợi về sau, bởi bây giờ, màu đỏ còn biểu trưng cho yếu tố kích hoạt và thúc đẩy các giao dịch mua.

Thương hiệu Apple

Hình ảnh của Zhiyue Xu qua Unsplash
Hình ảnh của Zhiyue Xu qua Unsplash

Steve Jobs - đồng sáng lập viên, chủ tịch, và cựu tổng giám đốc điều hành của hãng Apple chia sẻ hai lý do khiến hãng chọn màu trắng là vì: Ông biết rằng màu trắng là màu của sự thuần khiết và điều đó phù hợp với tầm nhìn của ông về những sản phẩm có thiết kế đẹp mắt. Nguyên nhân thứ hai là vì sự cạnh tranh. Vào thời điểm đó, màu chủ đạo được các hãng công nghệ sử dụng là màu xám.

Thương hiệu Google

Hình ảnh của Nathana Reboucas qua Unsplash
Hình ảnh của Nathana Reboucas qua Unsplash

Câu chuyện lựa chọn màu sắc thương hiệu thú vị được chia sẻ bởi Google. Hãng chọn ba màu đỏ, xanh lam và vàng vì chúng là ba màu cơ bản, sau đó, họ đã thêm màu xanh lá cây để khẳng định rằng không phải lúc nào họ cũng tuân theo các quy tắc. Bảng màu này hoàn toàn thích hợp cho một công ty chuyên làm mọi thứ để trở nên dễ sử dụng hơn.

Thương hiệu McDonald

Hình ảnh của Alex Motoc qua Unsplash

McDonald đã ứng dụng tính khoa học của màu sắc cho thương hiệu của mình. Theo đó, màu đỏ có tính kích thích, làm tăng nhịp tim và kết quả khiến bạn thèm ăn. Màu vàng liên quan đến hạnh phúc, thêm vào đó đây là màu dễ thấy, dễ phát hiện từ xa nhất.

Như vậy, không có một màu sắc nào là được các thương hiệu chọn một cách tình cờ, tất cả đều được nghiên cứu và lựa chọn một cách tinh tế để dễ nhớ, dễ nhận biết, vừa mang tính cạnh tranh, vừa kích thích người dùng đưa ra quyết định mua.

>>> Có thể bạn quan tâm: McDonald’s: những chiến dịch marketing thành công vang dội và thất bại ê chề

4 bước quan trọng trong việc lựa chọn màu sắc thương hiệu 

Bước 1: Hiểu ý nghĩa của màu sắc

Cùng lạc vào thế giới màu sắc thú vị trong bản tóm tắt dưới đây:

Màu đỏ liên quan đến nguy hiểm, phấn khích và năng lượng. Nó cũng được biết đến là màu sắc của tình yêu và đam mê.

Màu hồng biểu trưng cho sự nữ tính, tình cảm và lãng mạn. Mỗi sắc thái khác nhau, lại mang một ý nghĩa riêng biệt. Như là màu hồng sáng thể hiện sự trẻ trung và táo bạo.

Màu cam giống như tên gọi của nó, tươi tắn và tràn đầy sức sống. Đây cũng là màu sắc của sự sáng tạo, mạo hiểm và liên quan đến việc tiết kiệm chi phí.

Màu vàng là lạc quan, là gam màu liên quan đến sự vui tươi và hạnh phúc.

Để lựa chọn được màu sắc thương hiệu phù hợp, trước tiên, bạn cần hiểu ý nghĩa về màu sắc
Để lựa chọn được màu sắc thương hiệu phù hợp, trước tiên, bạn cần hiểu ý nghĩa về màu sắc

Màu xanh lá cây là màu của tự nhiên, thường được sử dụng để thể hiện tính bền vững. Nhưng nó cũng có thể phù hợp với sự uy tín và giàu có.

Màu xanh lam thể hiện tính đáng tin cậy. Đôi khi nó liên quan đến sự trầm cảm.

Màu tím là màu của hoàng gia và sự uy nghiêm. Nó còn thể hiện về tâm linh và bí ẩn.

Màu nâu là gam màu đơn giản, thể hiện sự trung thực và thường được sử dụng cho các sản phẩm hữu cơ lành mạnh.

Màu trắng là tinh khiết. Nó truyền tải sự đơn giản và ngây thơ, thường mang lại cảm giác tối giản.

Màu đen vừa tinh tế vừa trang nhã. Nó có thể thể hiện sự trang trọng nhưng cũng có thể là buồn bã.

Tổng hợp nhiều sắc màu sẽ thể hiện được tính cởi mở, sự hợp nhất và đa dạng của thương hiệu.

Nhiều màu là hợp nhất hoặc cởi mở với bất cứ điều gì. Thật tuyệt vời để nắm bắt tinh thần của sự đa dạng.

Bước 2: Xác định bản chất thương hiệu của bạn

Tỷ phú Richard Branson đã xác định bản chất thương hiệu của mình khi chọn màu đỏ rực rỡ cho Virgin Group. Màu sắc này khuyến khích khách hàng của chính ông ấy mạnh dạn và tự tin hơn. Đồng thời, nó cũng phản ánh phương pháp kinh doanh khác biệt của riêng ông.

Vì vậy, bạn cần xác định xem bản chất thương hiệu bạn là gì? Khi có một ý tưởng rõ ràng về mục tiêu, những điều mà bạn muốn chia sẻ với khán giả, thương hiệu bạn có thể căn cứ vào đó để lựa chọn màu sắc phù hợp.

Hãy nghĩ về thương hiệu của bạn theo những cách sau:

  • Mục tiêu thương hiệu: Bạn có muốn khách hàng trở nên hạnh phúc, giàu có, hay được nhiều thông tin hơn không?
  • Đối tượng mục tiêu: Bạn muốn khách hàng cảm thấy tích cực, tự tin hay thông minh?
  • Đặc điểm tính cách: Thương hiệu của bạn có tính cách vui vẻ, nghiêm túc hay truyền cảm hứng?

Những gì mà bạn muốn khách hàng cảm nhận được từ thương hiệu sẽ giúp thu hẹp việc phối màu của bạn. Giả sử như sản phẩm của thương hiệu bạn là sản phẩm hữu cơ, thì bạn hoàn toàn có thể lựa chọn màu nâu kết hợp với màu vàng. Đây là hai màu sắc thể hiện rõ nhất những gì mà bạn cần.

Màu sắc thương hiệu phải phản ánh được giá trị, bản chất của thương hiệu bạn
Màu sắc thương hiệu phải phản ánh được giá trị, bản chất của thương hiệu bạn

Bước 3: Xem xét màu sắc thương hiệu của đối thủ cạnh tranh

Màu sắc thương hiệu phải nổi bật hoặc ít nhất là có thể nhận biết được ngay lập tức. Vì sản phẩm của bạn thường xuất hiện giữa các đối thủ cạnh tranh, hoặc trực tuyến hoặc trên kệ. Do đó, việc màu sắc của thương hiệu bạn giống với đối thủ là điều rất tệ. Chúng ta thường thấy kem chống nắng với màu vàng, còn các công ty công nghệ với màu xanh. Khi mọi sản phẩm trông giống nhau, chúng rất dễ bị bỏ qua.

Thay vào đó, hãy nghĩ về những thứ khác mà thương hiệu hoặc sản phẩm của bạn có thể thay đổi. Kem chống nắng có thể bảo vệ khỏi ánh nắng mặt trời nhưng nếu nó được sản xuất bền vững, màu xanh lá cây có thể là một lựa chọn. Để tránh bị “lạc” trong sự kết hợp, hãy tạo một bảng màu của các đối thủ cạnh tranh, sau đó xác định cách bạn trở nên nổi bật, khác biệt và tách mình ra khỏi nhóm.

Bước 4: Tạo bảng màu thương hiệu

  • Các loại màu

Họ nhà màu (Color Hues)

Hues là tổ hợp của 12 họ màu đậm nhạt khác nhau với gốc là 12 màu trên vòng tròn màu cơ bản (color wheel). Là tổ hợp các họ màu, Hues đóng vai trò như một yếu tố màu sắc căn bản: đỏ, vàng và xanh lam. Nó có thể được chuyển hoá thành ba dạng tùy thuộc vào cách phối trộn màu: Tint (Màu phớt), Shade (Màu bóng đổ), Tone (Tông màu).

Đổ bóng (Color Shade)

Nó sẽ bao gồm màu gốc, thêm vào các tỷ lệ khác nhau của màu đen, làm màu gốc tối và đậm hơn, lượng bóng ám chỉ lượng màu đen được thêm vào.

Màu phớt (Color Tint)

Nó bao gồm màu gốc và thêm các tỷ lệ khác nhau của màu trắng, làm màu gốc sáng hoặc nhạt hơn.

Độ bão hòa màu (Saturation) hoặc màu Tone 

Tone sẽ bao gồm màu gốc cộng thêm sự pha trộn tỷ lệ khác nhau của cả hai màu trắng và đen. Do đó, ta thường thấy màu Tone trông có vẻ tự nhiên hơn so với Shade và Tint. Saturation miêu tả màu sắc đậm hay nhạt theo các cường độ ánh sáng mạnh hay nhẹ.

Bánh xe màu sắc cơ bản mà thương hiệu bạn có thể sử dụng để phối
Bánh xe màu sắc cơ bản mà thương hiệu bạn có thể sử dụng để phối

  • Mã màu

Có ba mã màu bạn cần biết để đảm bảo màu sắc thương hiệu của bạn có thể được sử dụng một cách chính xác, cho dù bạn muốn xuất hiện nó ở đâu.

CMYK và PMS: CMYK là viết tắt của Cyan, Magenta, Yellow và Key (đen) trong khi PMS là viết tắt của Pantone Matching System. Chúng được sử dụng để in, hoặc được thiết lập kỹ thuật số.

RGB và HEX: RGB là viết tắt của Red, Green, Blue trong khi HEX là viết tắt của Hexadecimal Numeral System. Chúng chủ yếu được tìm thấy trên màn hình cho những thứ như trang web và email.

Ba loại mã màu cần phân biệt: RGB, CMYK và PANTONE
Ba loại mã màu cần phân biệt: RGB, CMYK và PANTONE

  • Bảng nhãn hiệu

Hầu hết các nhãn hiệu đều có nhiều hơn một màu. Mặc dù màu đặc trưng, chủ yếu có thể có màu xanh lam, nhưng trang web cũng có thể có màu vàng hoặc xanh lục. Đây được gọi là bảng màu thương hiệu và điều quan trọng là phải có những màu sắc kết hợp hài hòa với nhau.

Hãy thử trình tạo bảng màu trên Canva
Hãy thử trình tạo bảng màu trên Canva

Một số nơi mà màu sắc thương hiệu của bạn có thể xuất hiện:

  • Logo
  • Trang web và email
  • Truyền thông xã hội
  • Quảng cáo
  • Trong cửa hàng
  • Văn phòng phẩm
  • Đồng phục nhân viên
  • Sự kiện

Trước khi bạn đưa ra quyết định lựa chọn màu sắc thương hiệu, hãy thử màu sắc của bạn ở một hoặc hai định dạng, như phương tiện truyền thông xã hội hoặc bằng cách in danh thiếp.

Hình ảnh của Hamed Daram qua Unsplash
Hình ảnh của Hamed Daram qua Unsplash

Nguyên tắc thương hiệu giống như một cuốn sách bao gồm các quy tắc về cách thương hiệu của bạn xuất hiện và điều này rất quan trọng để đảm bảo tính nhất quán. Xây dựng và duy trì một bản sắc thương hiệu mạnh sẽ giúp khách hàng dễ dàng nhận biết và ghi nhớ thương hiệu bạn.

Một thành phần quan trọng của các nguyên tắc thương hiệu lưu giữ hồ sơ về màu sắc thương hiệu của bạn. Nó sẽ hiển thị những điều này ở tất cả các định dạng. Đối với bản in hoặc vải, hãy đảm bảo bao gồm màu CMYK và PMS, cũng như màu kỹ thuật số ở cả RGB và HEX.

Một số điều bổ sung bạn cũng có thể đưa vào nguyên tắc thương hiệu của mình bao gồm:

  1. Tổng quan về thương hiệu. Lịch sử, tuyên bố sứ mệnh và cá tính của thương hiệu của bạn.
  2. Tông giọng. Cách bạn nói với khách hàng hoặc thông điệp bạn muốn truyền đạt.
  3. Xử lý logo. Kích thước nó sẽ xuất hiện hoặc vị trí nó sẽ xuất hiện trên một trang hoặc email.
  4. Bảng màu. PMS, CMYK, RGB và HEX.
  5. Kiểu chữ hoặc phông chữ. Để sử dụng trong email, in ấn hoặc các trang web.
  6. Các kiểu hình ảnh. Chẳng hạn như những bức ảnh bạn sử dụng trên mạng xã hội.
  7. Các phong cách thiết kế. Đối với những thứ như văn phòng phẩm như danh thiếp hoặc giấy viết thư.

Giờ đây, bạn đã thực sự sẵn sàng cho việc tạo dựng màu sắc thương hiệu cũng như thiết kế một cuốn sách bao gồm những nguyên tắc thương hiệu của bạn chưa?

Thanh Thanh - MarketingAI

Theo Canva

>>> Có thể bạn quan tâm: Màu sắc thương hiệu: Màu sắc nào phù hợp với doanh nghiệp của bạn?

Đánh giá của bạn

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.