- Những tin chính có trong bài báo cáo
- 1. Siêu thị là nơi mua sắm mà thẻ thành viên được đăng ký nhiều nhất
- 2. BIG 3 thống lĩnh thị trường
- 3. Không phải tất cả các thương hiệu đều có tỷ lệ thành viên tốt
- 4. Các chương trình khách hàng thân thiết nhận được sự quan tâm cao
- 5. Mức sử dụng các chương trình khách hàng thân thiết số hóa vẫn còn thấp
- Mức độ phổ biến của các chương trình thẻ thành viên của các chuỗi bán lẻ tại Việt Nam
- Mức độ yêu thích của người tiêu dùng đối với thẻ thành viên
- Thị trường các loại thẻ thành viên tại Việt Nam
Theo thống kê, Việt Nam đang nằm trong top những quốc gia có tốc độ tăng dân số siêu giàu thuộc dạng nhanh nhất thế giới. Điều này đã dẫn đến lượng tiêu thụ hàng hóa tăng mạnh trong thời gian qua. Nền thương mại hiện đại cũng theo đó mà phát triển mạnh, khiến cho sự cạnh tranh giữa các chuỗi bán lẻ diễn ra vô cùng gay gắt.
(Nguồn: Cin7)
Tất cả các thương hiệu bán lẻ đều nhanh chóng cho ra mắt các chương trình nhằm thu hút khách hàng tiềm năng, giữ chân các khách hàng cũ và thúc đẩy mua hàng lặp lại. Chương trình khách hàng thân thiết là một trong những công cụ hữu ích nhất để quản lý cơ sở dữ liệu khách hàng và tăng mức độ gắn bó với thương hiệu. Báo cáo dưới đây là kết quả của cuộc nghiên cứu về việc sử dụng chương trình khách hàng thân thiết tại thị trường Việt Nam. Nghiên cứu đã được thực hiện với 260 người tiêu dùng tại các chuỗi bán lẻ hiện đại, từ 15 đến 60 tuổi trên toàn quốc.
Những tin chính có trong bài báo cáo
Để giữ chân và thúc đẩy động cơ quay trở lại mua hàng của người mua sắm, chương trình thẻ thành viên/ khách hàng thân thiết là một trong những công cụ hữu hiệu giúp tăng sự kết nối với thương hiệu và để quản lý tốt dữ liệu khách hàng. Khảo sát này được thực hiện để tìm ra những thương hiệu phổ biến cũng như mức độ sử dụng thẻ thành viên trong ngành hàng bán lẻ.
1. Siêu thị là nơi mua sắm mà thẻ thành viên được đăng ký nhiều nhất
Siêu thị là sự lựa chọn hàng đầu của mọi người dân trong hệ thống các chuỗi bán lẻ. CVS (chuỗi cửa hàng tiện lợi) đứng thứ hai với 3/5 người dùng và trung tâm thương mại xếp cuối với 1/2 người dùng.
(Nguồn: Destination KSA)
Hầu hết người dân khi mua sắm tại siêu thị đều đăng ký sử dụng thẻ thành viên trong khi số lượng đó tại các trung tâm mua sắm khác chỉ có dưới 30%.
- Trong đó, phổ biến nhất là thẻ thành viên của Big C, tiếp theo là Co.opmart và VinMart
- Trong nhóm kênh cửa hàng tiện lợi, số lượng thành viên của hệ thống VinMart+ chiếm ưu thế
- Người mua sắm có xu hướng đăng ký thẻ thành viên tại nơi mà họ thường xuyên ghé thăm
- 1/3 số thành viên có sử dụng chương trình thành viên thông qua ứng dụng điện thoại. Trong đó, ứng dụng VinID được sử dụng nhiều nhất.
2. BIG 3 thống lĩnh thị trường
Theo thống kê, ở mỗi ngành hàng là siêu thị, CVS, trung tâm thương mại và trung tâm điện máy luôn có 3 thương hiệu lớn thống lĩnh thị trường là BigC, Co.opmart, Vinmart (siêu thị), Vinmart +, Bách hóa xanh, Circle K (CVS), Vincom , Lotte Mart, Aeon mall (TTTM), Điện Máy Xanh, Thế giới Di động, Nguyễn Kim (TTĐT).
>>> Xem thêm: Khái niệm CVS là gì3. Không phải tất cả các thương hiệu đều có tỷ lệ thành viên tốt
3 lý do chính tác động lên việc người dân đăng ký tham gia chương trình thẻ thành viên đó là tần suất mua sắm, các chương trình thẻ tích điểm và chương trình giảm giá dành cho thành viên thân thiết. Tuy nhiên, không phải thương hiệu nào cũng thành công thu hút khách hàng thông qua các giải pháp đó, một phần là do các chương trình ấy còn chưa thật sự thú vị, và thứ hai là do nhận thức của người dân về các chương trình còn chưa cao.
4. Các chương trình khách hàng thân thiết nhận được sự quan tâm cao
Nghiên cứu cho thấy, các địa điểm mua sắm càng phổ biến thì số lượng đăng ký thẻ thành viên càng nhiều. Chính vì thế mà không có gì ngạc nhiên khi thẻ thành viên của Big C - siêu thị lớn nhất Việt Nam được chọn là thẻ thành viên được yêu thích nhất trong tất cả các thương hiệu bán lẻ.
(Nguồn: BigC)
Nghiên cứu cho thấy, 9/10 người tiêu dùng quan tâm đến những quyền lợi có trong thẻ thành viên và ¾ người khác thì cho rằng, thẻ thành viên chính là động lực khiến họ thường xuyên mua sắm tại một địa điểm hơn.
5. Mức sử dụng các chương trình khách hàng thân thiết số hóa vẫn còn thấp
Chỉ 1/3 trong tổng số những người được hỏi cho biết họ đã sử dụng các thẻ thành viên digital cho chương trình khách hàng thân thiết. Trong đó, VinID là cái tên nổi bật nhất với chương trình tích điểm tiện lợi và tính minh bạch của ứng dụng.
>> Xem thêm: Làm thế nào để các thương hiệu biến người hâm mộ thành các “superfan”?Mức độ phổ biến của các chương trình thẻ thành viên của các chuỗi bán lẻ tại Việt Nam
1. Siêu thị
Mức độ phổ biến của các chương trình thẻ thành viên tại hệ thống siêu thị Việt Nam là khá tương đương nhau đối với từng hệ thống, duy trì ở mức từ 50-80%. Trong đó, Big C vẫn là cái tên thống trị với 82% và thấp nhất và chuỗi siêu thị emart với 53%.
*Màu xanh nhạt: là tỷ lệ những người mua hàng tại siêu thị đó *Màu xanh đậm: là tỷ lệ khách hàng mua hàng và sở hữu thẻ thành viên của siêu thị2. Chuỗi cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini
Trái ngược với hệ thống siêu thị, các cửa hàng tiện lợi và siêu thị mini có sự chênh lệch khá lớn về mức độ phổ biến của các chương trình khách hàng thân thiết. Trong đó, thương hiệu VinMart với hơn 1000+ cửa hàng phủ khắp 30 tỉnh thành trên toàn quốc đã chứng tỏ bản thân gần như không có đối thủ ở mảng này, khi đạt tỷ lệ tới 88% - một tỷ lệ khá cao so với 2 tên tuổi truyền thống khác là FamilyMart (60%) và Bách hóa xanh (52%).
Hai cái tên đến từ các thương hiệu nước ngoài là Circle K và 7Eleven đạt tỷ lệ tương đương nhau là 35% và 38%. Trong khi đó, Ministop - chuỗi cửa hàng tiện lợi trực thuộc tập đoàn AEON, Nhật Bản xếp cuối với chỉ 2%.
3. Trung tâm thương mại
Tính đến hết 2019, cả nước Việt Nam có đến 135 trung tâm thương mại, trong đó tập trung chủ yếu tại Hà Nội (26 trung tâm) và TP.HCM (32 trung tâm). Thị trường Trung tâm thương mại ở Việt Nam ngày càng sôi nổi và nhộn nhịp khi thành công nắm bắt cơ hội chuyển mình trước thử thách thương mại điện tử trước mắt, tích cực mang đến ngày càng nhiều trải nghiệm thật, ứng dụng công nghệ, AI (trí tuệ nhân tạo) phục vụ người tiêu dùng.
Những cái tên nổi trội như Vincom Plaza, Lotte Mall, AEON Mall,... vẫn thành công trong việc tổ chức tầm nhìn, đột phá tư duy và thiết kế nên những môi trường trải nghiệm hướng đến khách hàng. Mà trong số đó, không thể không kể đến các chương trình khách hàng thân thiết. VinCom Plaza trực thuộc tập đoàn VinGroup tiếp tục là một cái tên xuất sắc trong mảng này khi dẫn đầu với 87%, xếp cuối là Takashimaya với 29%.
4. Thiết bị gia dụng
Thị trường điện máy Việt Nam những năm qua đã chứng kiến sự đào thải nghiệt ngã với sự ra đi của nhiều ông lớn. Thế nhưng, dù ai đi ai ở, thị trường này vẫn là mảnh đất màu mỡ cho những ai thực sự tìm thấy cơ hội và có khả năng khai thác, bằng chứng là những cái tên như Điện Máy Xanh, Nguyễn Kim, Chợ Lớn,... vẫn tồn tại mạnh mẽ suốt bao năm qua.
Đặc biệt, trong những cái tên nổi bật, Điện Máy Xanh và Thế giới Di Động đều không sử dụng chương trình khách hàng thân thiết nhưng vẫn đạt được tỷ lệ mua hàng cao nhất từ người dân, lần lượt đạt 87% và 67% - một con số mơ ước đối với các hệ thống còn lại.
Ngoài ra, tỷ lệ khách hàng sử dụng các chương trình thân thiết ở các hệ thống điện máy, thiết bị gia dụng là cao hơn so với mặt bằng chung, rơi vào khoảng từ 60-100%. Trong đó, HC là cái tên đạt giá trị tuyệt đối, còn Nguyễn Kim, Chợ Lớn và VinPro tương đương nhau với 61% và 67%.
>>> Xem thêm: Khách hàng thân thiết là gì? Cách xây dựng mối quan hệ với khách hàngMức độ yêu thích của người tiêu dùng đối với thẻ thành viên
Đa phần, người tiêu dùng chọn đăng ký làm thẻ thành viên của một cửa hàng/siêu thị/trung tâm thương mại/điện máy là do họ thường xuyên mua hàng ở đó và vì những ưu đãi đến từ việc tích điểm qua mỗi lần mua hàng.
Cũng vì thế mà hơn 70% người tiêu dùng quan tâm đến các chương trình thẻ thành viên và cảm thấy thân thiết hơn với những nơi họ có thẻ thành viên.
Hãy nhìn bảng dưới đây, tỷ lệ đồng ý cho cả 4 chỉ số đều khá tương đồng nhau (53-55%), trong khi đó không có bất kỳ một khách hàng nào phản đối cả.
Thị trường các loại thẻ thành viên tại Việt Nam
Hiện tại, chỉ có 32% người tiêu dùng cho biết họ có sử dụng các ứng dụng chuyên biệt dành riêng cho các chương trình khách hàng thân thiết. Điều đó cho thấy rằng việc số hóa các chương trình thẻ thành viên tại Việt Nam vẫn còn khá hạn chế.
Trong 32% đó, VinID là cái tên nổi bật nhất với 61% người hâm mộ, cách khá xa những thương hiệu đứng sau là Co.opmart, GO! & Big C và Aeon Việt Nam.
Kết
Thống kê cho thấy, khu vực Châu Á – Thái Bình Dương có tỷ lệ người tham gia chương trình khách hàng thân thiết là cao nhất, cũng cho biết rằng, các ứng dụng trên di động của các chương trình khách hàng thân thiết đang dần hấp dẫn người dùng (69% so với 60% trên toàn cầu - thống kê của Nielsen năm 2016). Chính vì thế, khi kỹ thuật số càng phát triển, nền tảng thanh toán sẽ càng tạo cơ hội cho sự tham gia chương trình khách hàng thân thiết của người tiêu dùng, tạo điều kiện thuận tiện và mang tính cá nhân cho các thành viên của chương trình và các nhà bán lẻ tương tác với nhau trong quá trình mua sắm. Hi vọng rằng trong tương lai, chúng ta có thể được thấy thêm nhiều phương thức tiếp thị tương tác gắn kết các đối tác bán lẻ và các chương trình ưu đãi vượt ra khỏi không gian địa lý.
Tô Linh - MarketingAI
Theo Báo cáo của Q&Me
>> Có thể bạn quan tâm: Nghiên cứu về sự trung thành của khách hàng trong thời đại 4.0
Bình luận của bạn