- Bảng mã màu là gì?
- Cách xác định mã màu - Có những cách phổ biến nào?
- Cách xác định màu theo kết hợp bảng mã màu RGB
- Cách xác định theo hệ thập lục phân - HEX
- Hướng dẫn chi tiết cách để lấy mã một màu cụ thể
- Bảng mã màu HTML, RGB, CSS cơ bản tổng hợp đầy đủ nhất
- 7 công cụ lấy mã màu siêu nhanh và chính xác
- Color Cop
- Pixie
- Just Color Picker
- Anry Color Picker
- Instant Eyedropper Portable
- Color Pix
- Eye Dropper
Bảng mã màu là gì?
Bảng mã màu hay còn được gọi với tên gọi khác là bảng code màu. Đây là công cụ chính được các nhân viên thiết kế sử dụng xác định chính xác màu sắc nào nên sử dụng cho ấn phẩm hay thiết kế web, đồ họa của mình. Nhờ bảng mã màu, tác phẩm thiết kế sẽ trở nên hài hòa và đẹp mắt hơn, tạo nên tổng thể thống nhất theo đúng tinh thần của tác phẩm.
Đặc điểm của các bảng mã màu:
Mã màu thể hiện chính xác những gì mắt thường chúng ta nhìn thấy hàng ngày.
Bảng mã màu giúp máy tính giải thích và hiển thị chính xác màu sắc bạn muốn thể hiện.
Hiện nay, bảng mã màu được sử dụng khá phổ biến trên các trang web, ứng dụng phần mềm dưới nhiều dạng phổ biến như: mã màu HEX, RGB, CMYK, CSS hay màu HTML,..
Mã màu HEX 6 chữ số là loại mã phổ biến nhất. Tiếp sau đó là thập lục phân byte 3 chữ số. Trong đó, mỗi byte sẽ đại diện cho 1 cường độ lần lượt là màu đỏ, xanh lam và xanh lục.
Giá trị byte của mã màu HEX thường nằm trong khoảng từ 00 đến FF.
Cách xác định mã màu - Có những cách phổ biến nào?
Có rất nhiều cách để bạn có thể áp dụng để xác định mã màu, tuy nhiên phổ biến nhất sẽ bao gồm 2 cách dưới đây:
Cách xác định màu theo kết hợp bảng mã màu RGB
RGB hay bảng mã màu RGB là hệ màu được sử dụng nhiều nhất trong thiết kế các ấn phẩm số hiển thị trên màn hình điện thoại, máy tính và các thiết bị điện tử khác. Trong đó, RGB là viết tắt của cơ chế hệ màu cộng, bao gồm:
R (viết tắt của Red); màu đỏ
G (viết tắt của Green): màu xanh lá cây
B (viết tắt của Blue): màu xanh lam
Cách viết các mã màu RGB sẽ được thể hiện như sau: RGB (giá trị 1, giá trị 2, giá trị 3)> Trong đó, các giá trị sẽ đi từ khoảng 0 đến 255.
Ví dụ: RGB (66, 167, 188).
Cách xác định theo hệ thập lục phân - HEX
Cùng với RGB, bảng mã màu HEX cũng được ứng dụng rộng rãi trong thiết kế. Cụ thể, HEX là viết tắt của cụm từ hexadecimal. Cách viết của các mã màu HEX sẽ bao gồm dấu thăng “#”, theo sau là dãy ký tự Latin bao gồm số hoặc chữ (theo hệ thập lục phân). Chữ ở đây có thể là chữ hoa hoặc chữ thường đều được chấp thuận. Các ký tự Latin được chấp nhận trong biểu thị mã màu HEX bao gồm; a, b, c, d, f, A, B, C, D, F.
Ví dụ: #068808
Hướng dẫn chi tiết cách để lấy mã một màu cụ thể
Để lấy một mã màu cụ thể bạn có thể sử dụng các công cụ lấy màu trên web hoặc các phần mềm lấy mã màu: AI (Illustrator), Photoshop, Corel hay Indesign,... Cách làm rất đơn giản như sau:
Bước 1: Click chuột phải, sau đó chọn “Inspect”.
Bước 2: Nhấn chọn biểu tượng “Color” trên màn hình.
Bước 3: Click vào biểu tượng có hình cây bút.
Bước 4: Tùy chỉnh bút vào các khu vực hoặc vật thế chứa mã màu mà bạn muốn sử dụng.
Bước 5: Copy mã màu HTML, RGB, CMYK, CSS phù hợp.
Bảng mã màu HTML, RGB, CSS cơ bản tổng hợp đầy đủ nhất
Với những người làm thiết kế và marketers, bảng mã màu là những công cụ cực kỳ quan trọng, được ứng nhiều trong sản xuất các ấn phẩm và xây dựng chiến lược truyền thông, gia tăng nhận diện thương hiệu. Hiểu được điều đó, Marketing AI đã tổng hợp cho bạn bảng mã màu HTML, RGB, CSS cơ bản đầy đủ nhất, giúp bạn có thể tìm kiếm và ứng dụng nhanh trong công việc, học tập:
7 công cụ lấy mã màu siêu nhanh và chính xác
Để đơn giản hóa việc việc tìm kiếm và xác định đúng mã màu phục vụ cho công việc và học tập, bạn có thể ứng dụng các công cụ lấy mã màu siêu tiện lợi dưới đây:
Color Cop
Color Cop là phần mềm xác định mã màu cực nhanh và chính xác mà bạn có thể ứng dụng trong công tác sản xuất và xây dựng các ấn phẩm truyền thông - tiếp thị của mình. Điểm mạnh của Color Cop nằm ở chỗ khung mã màu của nó có thể chuyển sang các mã màu khác nhau, ví dụ như từ RGB chuyển sang bảng mã màu CSS. Cách thực hiện vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần bấm vào mã màu và chọn Mode hoặc nhấn trực tiếp vào mã màu cần chuyển. Ngay sau đó Color Cop sẽ đề xuất đến bạn các bảng mã màu để bạn có thể thoải mái chọn lựa: Delphi, RGB Float, Visual Basic,...
Pixie
Pixie là phần mềm lý tưởng giúp bạn xác định mã màu siêu nhanh và chuẩn xác. Đặc biệt Pixie có dung lượng rất nhẹ, có thể sử dụng cho hầu hết các thiết bị. Cụ thể, Pixie cung cấp các menu bảng mã màu khác nhau để bạn có thể tận dụng phục vụ cho sản xuất các ấn phẩm, thiết kế web.
Cách lấy mã màu trên Pixie được thực hiện đơn giản bằng cách chọn màu vào vùng ảnh cần chụp. Sau đó, phần mềm sẽ thông báo các giá trị màu cho bạn theo dõi dưới nhiều dạng khác nhau như CMYK, HEX, HTML hay HSV,...
Ngoài ra, khi sử dụng Pixie, bạn cũng có thể tìm kiếm và tái tạo màu sắc dưới nhiều sắc độ khác nhau, xây dựng nên cho mình bảng mã màu pastel đầy cá tính. Phần mềm cũng đồng thời cung cấp đến người dùng những thông số chi tiết của màu sắc để có thể theo dõi và lưu trữ sử dụng lâu dài về sau.
Just Color Picker
Just Color Picker là công cụ được ứng dụng nhiều trong thiết kế đồ họa và xây dựng website. Phần mềm này giúp nhận dạng mã màu nhanh chóng, hỗ trợ tới 5 định dạng màu phổ biến như HTML, HEX, RGB, HSB/HSV và HSL. Ngoài ra, bạn cũng có thể lưu, chỉnh sửa hoặc kết hợp các màu sắc khác với nhau ngay trên chính phần mềm này.
Bên cạnh đó, Just Color Picker cũng có thể giúp người dùng tìm kiếm mã màu của điểm ảnh, chuyển đổi mã màu từ HTML, HEX hay RGB sang các mã màu khác tương ứng một cách vô cùng nhanh chóng và dễ dàng.
Anry Color Picker
Trong số các công cụ lấy màu trên web được sử dụng hiện nay, Anry Color Picker có lẽ là công cụ có lượt ứng dụng nhiều nhất trong thiết kế. Phần mềm này có thể xác định mã màu rất nhanh chóng chỉ thông qua việc đưa con trỏ chuột trỏ vào vùng cần xác định. Tức thì trên màn hình sẽ hiển thị mã màu của điểm đó. Bạn có thể nhấn phím tắt để lưu lại mã màu vừa được xác định và sử dụng cho công việc cả mình.
Instant Eyedropper Portable
Instant Eyedropper Portable là công cụ nhận dạng mã màu chuyên dụng, được ứng dụng nhiều trong thiết kế và quản trị web. Với phần mềm này, bạn có thể xác định chính xác giá trị màu của vùng được chọn trên bảng mã màu và dán mã màu HTML lên clipboard ở bất kỳ điểm ảnh nào trên màn hình.
Color Pix
Tương tự như các phần mềm kể trên, Color Pix cũng là công cụ lấy mã màu mà bạn nên tham khảo để khai thác và phục vụ cho công việc thiết kế của mình. Điểm mạnh của Color Pix đó chính là được tích hợp thêm kính lúp với khả năng phóng to màn hình lên tới 2800%. Nhờ đó, bạn có thể tìm kiếm vùng màu sắc mình muốn khai thác một cách cực kỳ chuẩn xác. Cách xác định màu trên Color Pix rất đơn giản, bạn chỉ cần nhấp chuột vào bất cứ vùng nào, mã màu sẽ được hiển thị chi tiết. Tiếp theo, bạn chỉ cần sao chép vào bộ nhớ đệm và sử dụng.
Eye Dropper
Eye Dropper là công cụ hỗ trợ lấy mã màu cực nhanh và chuẩn xác. Với Eyedropper, bạn có thể chọn màu bất kỳ từ 1 trang web hay 1 bảng màu nào đó để lấy mã màu và đem về ứng dụng trong công việc sản xuất ấn phẩm của mình.
>>> Xem thêm: Giải mã ý nghĩa tâm lý của màu sắc trong thương hiệu
Tạm kết:
Trên đây là các kiến thức cơ bản liên quan đến khái niệm bảng mã màu là gì và cách để xác định mã màu chuẩn nhất. Hy vọng rằng những thông tin về bảng mã màu của Marketing AI sẽ giúp ích cho bạn trong việc tìm kiếm và xác định các mã màu, phục vụ tốt cho công việc sản xuất ấn phẩm và quản trị web thêm phần đơn giản, nhanh gọn.
Bình luận của bạn