Account Manager là gì? Tố chất nào để thành công tại vị trí Account Manager

04 Thg 03

Bạn có biết Account Manager là gì? Account Manager là vị trí đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động của Agency, hay nói cách khác họ chính là xương sống đem đến thành công cho một Agency. Vậy...

Bạn có biết Account Manager là gì? Account Manager là vị trí đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động của Agency, hay nói cách khác họ chính là xương sống đem đến thành công cho một Agency. Vậy chính xác Account Manager là nghề gì? Cùng Marketing AI tìm hiểu xem công việc chính của một Account Manager và 5 tố chất để có thể thành công tại vị trí này.

Không để các bạn đợi lâu! Hãy cùng khám phá ngay tất cả các thông tin về Account Manager nào!

Account là gì?

Account có nghĩa là tài khoản giúp vào website hay mạng xã hội nào đó. Account thường được chủ sở hữu lạp ra với thông tin cá nhân của họ. Để vào bất cứ website hay mạng xã hội nào thì phải đăng ký tài account cho website đó.

Vậy, nghề Account là gì? Nghề Account là người duy trì mối quan hệ giữa 2 đối tượng là doanh nghiệp và khách hàng của họ. Nghề Account được chia thành 2 vị trí tuyển dụng là: Account Executive và Account Manager.

Account Manager là nghề gì?

Vị trí Account Manager là gì? Để mô tả công việc Account Manager một cách chính xác nhất, đây là vị trí quản lý và chịu trách nhiệm mọi hoạt động của bộ phận Account trong công ty Agency (công ty cung cấp các ý tưởng sáng tạo, giải pháp cho các nhãn hàng..…). Account Manager sẽ là người lãnh trách nhiệm cao nhất khi có bất kì vấn đề gì xảy ra trong quá trình tìm kiếm và đàm phán, ký kết hợp đồng của cả bộ phận Account. Cụ thể, bộ phận Account có nhiệm vụ tìm kiếm khách hàng, tư vấn, chốt đơn hàng và đem doanh thu về cho công ty thì Account Manager giám sát ngân sách, chi tiêu và doanh thu, giải quyết các khúc mắc về chi phí cho khách hàng.

Account Manager là nghề gì?

Định nghĩa Account manager là gì (Ảnh: Internet)

Account Manager còn đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn, duy trì các mối quan hệ với khách hàng để “kiếm tiền nuôi cả công ty”. Bên cạnh đó Account Manager còn quản lý các cấp thấp hơn như Account Executive và đưa ra những đánh giá, phân tích hoạt động của bộ phận cũng như tình hình hoạt động của công ty.

>>> Xem thêm: Account Executive là gì ? Những tố chất cần có của một Account Executive

Công việc chính của Account Manager là gì?

  • Account Manager vừa phải đảm bảo mối quan hệ với khách hàng, quản trị dự án và phải điều phối công việc nội bộ.
  • Tiếp nhận thông tin khách hàng, liên hệ, lấy brief về để team cùng xây dựng, phân tích và thiết kế proposal (đề xuất gửi khách hàng.
  • Lập hợp đồng và các cam kết trong quá trình triển khai dự án với khách hàng.
  • Giữ liên lạc với khách hàng trước, trong, và sau khi hoàn thành dự án.
  • Nhận yêu cầu từ khách và giao việc cho các phòng ban, bộ phận có liên quan.
  • Theo dõi và đánh giá kết quả trong từng giai đoạn.
  • Đối soát dữ liệu và có trách nhiệm thu hồi công nợ với khách hàng mình phụ trách. Quản lý team và chịu trách nhiệm về doanh số cam kết.

Phân biệt sự khác nhau giữa Account Manager và Sales

Do tính chất công việc có nhiều điểm tương đồng nên nhiều người vẫn bị hiểu lầm công việc của Account Manager và Sales vì họ đều  tìm khách hàng và cùng tìm cách tăng doanh số cho công ty. Tuy nhiên, trong tính chất công việc chính của Account Manager và Sales có những điểm chính khác biệt. Cùng xem những điểm chính khác nhau giữa Sales và Account Manager là gì nhé.
  • Trước và sau khi bán sản phẩm
Sales là người tìm kiếm khách hàng mới có nhu cầu, họ sẽ khai thác và chuyển đổi từ Lead sang doanh số. Sau khi chuyển đổi thành khách hàng sử dụng dịch vụ, sale sẽ chuyển data cho Account quản lý. Từ đó Account có trách nhiệm giúp khách hàng thực hiện công việc để đạt được mục tiêu mong muốn. Điểm mấu chốt ở đây chính là Sale tập trung vào doanh số, Account tập trung vào quan hệ khách hàng.
  • Đi săn và đi cày
Có thể hiểu rằng Sales là người đi săn – tìm kiếm con mồi (khách hàng tiềm năng) và bắt mồi (chuyển đổi) trong khi đó Account Manager là gì ?- đó lại thuộc nhóm đi cày. Bạn vừa phải tìm cách thu hoạch nhiều hơn từ khách hàng, vừa phải tìm cách duy trì mối quan hệ với khách. Nếu Account làm không tốt việc duy trì quan hệ khách hàng, họ sẽ khó lòng quay lại và tìm một agency khác chuyên nghiệp hơn.
  • Lợi nhuận
Sales và Account Manager hoạt động theo hai chủ nghĩa khác nhau. Sales đi theo hướng tìm khách hàng mới để từ đó có deal là có tiền, còn Account tập trung vào lợi nhuận dài hạn của công ty. Sales chỉ tập trung chốt deal, tiền về tài khoản. Còn công việc phía sau đó sẽ được chuyển đến bộ phận Account. Account có trách nhiệm duy trì và phát triển quan hệ với khách hàng này.Việc chốt sale và giữ chân khách hàng là những câu chuyện hoàn toàn khác nhau, Sales tìm kiếm khách hàng và đợi tiền "đổ về tài khoản" khi giao dịch xong còn Account phải duy trì mối quan hệ ấy lâu dài để  nâng cấp dịch vụ, mở rộng hợp đồng, tiếp tục hợp tác với agency. Lợi nhuận có thể sẽ chưa về ngay như Sales, nhưng sẽ tạo mối quan hệ tốt đẹp và lợi nhuận về sau khi mối quan hệ hai bên trở nên tốt đẹp.

Các nhiệm vụ quan trọng của một Account Manager

Qua chia sẻ về khái niệm và công việc chính chắc hẳn mọi người cũng đã có cái nhìn tổng quan về Account Manager là gì rồi phải không nào. Tiếp theo đây, hãy tìm hiểu những nhiệm vụ quan trong mà một Account Manager cần có bao gồm:

Tăng doanh thu cho Agency

Account Manager là những người làm việc cho agency, không phải làm cho client, vì thế họ cần đảm bảo dự án sẽ mang lại lợi nhuận cho công ty từ các khách hàng mà họ quản lý. Một trong những nhiệm vụ chính của Account là tìm kiếm khách hàng mới có nhu cầu và chăm sóc tốt các khách hàng cũ để đảm bảo họ cảm thấy hài lòng và sẽ quay lại mỗi khi có việc cần đến, điều này không những tạo dựng lòng tin mà còn giúp ổn định doanh thu cho công ty.

Account Manager vừa là nguồi phân tích dự báo những xu hướng của ngành để đưa ra chiến lược marketing cho client lại phải nắm bắt tình hình hoạt động của client để phòng tránh các rủi ro có thể xảy ra.

Hợp tác cùng phòng ban khác để triển khai dự án

Khi nhận được brief từ khách hàng, account sẽ triển khai thông tin dự án đến các phòng ban để thực thi công việc. Account Manager là người sẽ đi cùng dự án từ khi nhận brief cho đến khi đi thuyết trình cho nhãn hàng về dự án. . Account Manager sẽ làm việc với tất cả các team trong công ty để điều phối sản xuất nội dung thậm chí là cả đối tác bên ngoài để thực hiện chiến dịch nhằm đáp ứng nhu cầu của client

Kiểm soát việc phát sinh chi phí

Account làm việc cho cả agency lẫn client dưới tư cách là nhân viên của một agency. Bởi vậy nên một Account Manager cần đảm bảo dự án được triển khai thành công và đem lại lợi nhuận cho công ty. Để làm được điều này Account Manager phải kiểm soát được thu chi trong quá trình thực thi dự án, tránh trường hợp phát sinh trong quá trình thực hiện mà phần nhiều là những phát sinh đến từ phía client. Vì thế bạn phải bảo vệ quan điểm, ý tưởng của cả team khỏi những yêu cầu "quá đà" của client.

Làm vui lòng client

Không nói quá khi nói Account Manager là “ làm dâu trăm họ”. Vì Account Manager giỏi không chỉ làm hài lòng client mà họ còn phải biết mềm mỏng với agency của mình. Ví dụ như: Bạn bị trễ deadline, hoặc dự án xảy ra sự cố ngoài tầm kiểm soát bạn sẽ giải thích như thế nào với client? Bạn sẽ đổ lỗi cho các team khác? Nếu làm như vậy, bạn sẽ sớm bị đồng nghiệp công ty ghét bỏ, không những vậy, client sẽ đánh giá năng lực làm việc của bạn không cao, và khả năng sau này agency của bạn không được gọi đi nhận brief là rất cao. Đồng nghĩa với việc bạn đang làm mất đi một nguồn tiền cho công ty.

Để làm vui lòng client, bạn nên xây dựng thương hiệu agency và lấy lòng tin cho client ngay từ đầu, chứng minh cho họ thấy mọi người trong agency đã và đang nổ lực hết mình cho dự án này. " mềm nắn rắn buông" để thỏa hiệp với khách hàng.

Tố chất để thành công tại vị trí Account Manager là gì?

Bất kì một công việc cũng đều cần có tố chất để thành công, Account Manager cũng không ngoại lệ. Ngay bây giờ hãy cùng khám phá ngay xem tố chất của vị trí Account Manager là gì để có thể thành công và vươn xa nhé.

Nắm bắt tổng quan và không bỏ sót chi tiết

Ở lĩnh vực nào thì thông tin cũng là sức mạnh. Khi nhìn nhận một dự án, chiến dịch, một Account Manager giỏi sẽ biết điều gì quan trọng trong tổng quan và xem xét các chi tiết nhỏ. Họ biết rõ công việc của từng bộ phận, cá nhân đang chạy dự án nào và đo lường hiệu quả đến đâu. Qua đó, Account Manager có thể nhanh chóng tính toán được giá trị mà công ty đem lại cho khách hàng và ngược lại.

Một Account Manager giỏi sẽ biết cách làm việc thuyết phục và hiệu quả, và cách xác định vấn đề trước khi chúng xảy đến. Họ có thể dự đoán được thành công ngay khi đang diễn ra dự án. Nắm rõ chi tiết cái gì đang diễn ra giúp cho việc giao tiếp đạt được hiệu quả.

Một Account Manager cần biết nắm bắt tổng quan và không bỏ sót chi tiết Account Manager là gì?  - vị trí “ làm dâu trăm họ” trong agency (Nguồn: Totaljobs)

Khả năng giữ cân bằng cho công ty và khách hàng

Một Account Manager giỏi sẽ cần phải dung hòa được mong đợi và yêu cầu không chỉ từ khách hàng, đối tác mà còn cả ban lãnh đạo, đội ngũ nhân sự trong công ty. Trong đó, client đứng hàng đầu trong danh sách ưu tiên, nhưng cũng chỉ là 1 trong số nhiều nhóm người cần phải quan tâm. Kế đến là ban lãnh đạo cũng như các thành viên trong agency – planner, creative, producer, … những "cỗ máy kiếm tiền" của agency. Chỉ cần một nhóm người nào đó gặp trục trặc thì Account Manager cũng như doanh nghiệp sẽ như ngồi trên chiếc ghế gãy một chân vậy.

Khả năng lắng nghe và giao tiếp hiệu quả

Account Manager thường là những người nghe nhiều hơn nói. Họ đặt câu hỏi để tìm hiểu điều gì thực sự đang diễn ra mà không cần chờ đợi ai đó đến để chia sẻ với họ. Account Manager giỏi có xu hướng quan tâm đặc biệt đến thành công của mọi người. Họ chủ động trong việc chia nhỏ những vấn đề và khiến cho người khác muốn chia sẻ với họ.

Hơn nữa họ còn đạt được sự nhanh chóng và nhất quán trong việc chia sẻ những thông tin quan trọng, dù đó là thông tin cập nhật chiến dịch cho client, hay tình hình của client cho đồng nghiệp trong team, hay báo cáo tình hình của các client lớn cho ban lãnh đạo. Hạn chế tối đa sự thất thường, giao tiếp hiệu quả của một Account Manager giỏi còn thể hiện ở sự rõ ràng khi đem lại mong đợi, ưu tiên và mục tiêu với mọi người.

Khả năng lắng nghe và giao tiếp hiệu quả

Kỹ năng cần có của một Account Manager là gì (Nguồn: Cezanne HR)

Sẵn sàng “lăn xả” trước mọi tình huống

Account Manager giỏi luôn là những người đã có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Marketing, có thể đảm trách các vị trí khác nhau, tự thực thi vài chiến lược marketing và thu về không ít “chiến lợi phẩm”. Họ không chỉ đơn thuần chỉ biết quản lý client, làm việc phụ thuộc vào các mối quan hệ. Sẽ rất khó để thuyết phục client nếu như chính bản thân Account Manager không có kiến thức thực tế hay sự từng trải sâu sắc.

Chính vì vậy, những Account Manager giỏi nhất có được thành công phần lớn nhờ tinh thần lăn xả vào công việc, không ngại cập nhật xu hướng mới, thông tin về ngành hàng của client. Họ luôn sẵn sằng đồng hành với mọi đồng nghiệp để bắt kịp nhịp độ phát triển của ngành quảng cáo tiếp thị nói riêng và vượt qua  thử thách mọi lúc mọi nơi.

Giành được sự tôn trọng từ tất cả mọi người

Những yếu tố trên là nền tảng để Account Manager khẳng định bản thân, năng lực và sự chính trực, từ đó tiếng nói của họ mới có thể có trọng lượng trong team và đối với client. Sự tôn trọng chính là cốt lõi của mọi mối quan hệ bền vững. Bằng cách tìm hiểu trăn trở và động lực của những người xung quanh, Account Manager sẽ biết cách xây dựng mối quan hệ ổn định với mọi người, và giúp bảo vệ họ khỏi những vấn đề có thể vượt quá khả năng hay không thể cam kết được, cho dù là với client hay team nội bộ.

Tố chất để thành công tại vị trí Account Manager là gì? 2

Tố chất để trở thành Account Manager là gì (Nguồn: Dribbble)

Một Account Manager có quan hệ rộng kèm với sự tin tưởng và tôn trọng của đồng nghiệp, khách hàng sẽ trở thành vũ khí tối thượng giúp giải quyết mọi vấn đề trong agency từ việc làm client hài lòng với những lịch trình dự án thực tế cho đến việc đảm bảo được những nguồn tài nguyên cần có cho team.

>>> Xem thêm: Tất tần tật những điều bạn cần phải biết để hiểu được Key Account là gì

Câu hỏi phỏng vấn Account Manager thường gặp

  • Kể lại dự án lớn nhất mà anh chị từng đảm nhiệm và cách mà anh chị quản lý/ giám sát
  • Anh/chị hãy tự đánh giá bản thân ở vị trí Account Manager trên thang điểm từ 1 đến 10.
  • Theo anh/chị, để tạo được mối quan hệ lâu dài với khách hàng, điều gì là quan trọng nhất?
  • Nếu tôi phàn nàn rằng: “Dịch vụ của bên bạn quá đắt”, “Tôi cảm thấy tình hình hiện tại của công ty rất ổn”, hoặc “Tôi đang bận, 1 tuần nữa bạn liên hệ lại với tôi nhé”…, khi đó, anh/chị sẽ xử lý như thế nào?
  • Hãy kể lại một lần anh/chị xử lý tình huống khách cảm thấy không hài lòng với sản phẩm của công ty. Nếu buộc phải thay đổi một tính cách của mình, anh/chị sẽ chọn tính cách nào?
  • Anh/chị hãy thuyết phục tôi xem tại sao nên chọn anh chị thay vì các ứng viên khác?
  • Giả sử anh/chị được phân công phụ trách một portfolio, và tôi chính là khách hàng của tệp portfolio ấy. Anh/chị sẽ làm thế nào để bán hàng theo chiến lược bán chéo sản phẩm hoặc gia tăng sản phẩm?
  • Hãy kể lại một lần anh/chị đạt KPI và chỉ số hài lòng của khách hàng.

Mức lương phổ biến của một Account Manager

Biết rõ Account Manager là gì chúng ta đều thấy được Account Manager là vị trí tối quan trọng không thể thiếu trong các Agency. Do đó mức lương vị trí này thường sẽ rất cao và dao động rất lớn: Từ 8 đến 20 triệu đồng tùy theo khả năng, kinh nghiệm, và tiếng tăm của doanh nghiệp.
Với các agency lớn có độ phủ cao, mức lương cứng Account Manager thường sẽ dao động trung bình từ 16-23 triệu đồng chưa kể hoa hồng và thưởng.

Account Manager không chỉ xuất hiện ở Agency về Marketing mà còn ở hầu hết các công ty B2B. Đôi khi Account được gắn với Sales hoặc Chăm sóc khách hàng bởi tính chất công việc có nhiều điểm chung nên được gộp làm một.

Học ngành nào để trở thành Account Manager?

Học ngành nào để trở thành Account Manager? Đây có lẽ là câu hỏi mà nhiều bạn tò mò nhất, đặc biệt là với những bạn trẻ muốn theo đuổi lĩnh vực Account. Công việc mà có thể dung hòa được sở thích và kiến thức được tích lũy trong suốt 4 năm đại học.

Nếu bạn có được định hướng từ đầu, thì nên lựa chọn những ngành học về Marketing, quản trị kinh doanh sẽ có lợi thế. Vì bạn có nhiều thời gian để tìm hiểu kĩ về nó cũng như tìm hiểu bản thân mình phù hợp với công việc này hay không. Tuy nhiên trên thực tế cho thấy, để trở thành Account Manager thì bạn có thể bắt đầu từ đa dạng các lĩnh vực khác, thậm chí là Y Dược đến Bách Khoa. Nói theo hướng tích cực thì  bạn sẽ thấy khuyết điểm đôi khi là ưu điểm, bạn sẽ dễ dàng nhận được brief của những client bên mảng kĩ thuật. Vì với kiến thức 4 năm học về thông số, kỹ thuật… bạn sẽ biết được sản phẩm ưu khuyết như thế nào, từ đó bạn sẽ cho ra những chiến dịch/ dự án phù hợp cho sản phẩm.

Học ngành nào để trở thành Account Manager?

Key Account Manager là gì? Những ngành học như Marketing, quản trị kinh doanh sẽ giúp bạn có lợi thế nếu muốn trở thành Account Manager (Nguồn: Vector Stock)

Để làm Account Manager và tìm được việc làm như mong muốn không phải là điều quá khó và điều quan trọng nhất là bạn phải biết mình có những gì và thiếu những gì, tính cách bạn có phù hợp hay không. Nếu xuất phát điểm của bạn không được ưu ái như những người khác thì bạn hãy tìm một Agency có ưu thế trong lĩnh vực bạn học. Với kiến thức mà bạn có trong 4 năm đại học, cùng với sự nhiệt huyết đam mê theo đuổi công việc đến cùng thì sớm muộn bạn cũng sẽ tìm được cho bản thân một Agency phù hợp.

>> Xem thêm: Tổng hợp các mức lương các vị trí Marketing & Sales tại Việt Nam năm 2022

Kết

Có thể nói Account Manager là vị trí rất quan trọng của Agency. Vì vậy bài viết trên đây đã giới thiệu với các bạn toàn bộ những thông tin về Account Manager để các bạn có thể hiểu rõ Account Manager là gì cũng như tố chất để trở thành một Account Manager thành công. Tùy theo đặc điểm của mỗi agency mà Account Manager có thể kiêm nhiệm các nhiệm vụ khác nhau. Tuy nhiên dù vị trí Account Manager là gì thì điều quan trọng nhất vẫn là đem lại sự yên tâm, tin tưởng cho Client và khẳng định Agency đó là đơn vị duy nhất phù hợp để cùng hợp tác.

Thao Nguyen - MarketingAI

Đánh giá của bạn

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.