- Bắt đầu từ việc lên kế hoạch
- Tương tác cá nhân hóa
- Chú trọng nội dung quảng cáo
- Nhân cách hóa cho thương hiệu
- Tối ưu hóa cho thiết bị di động
- Xây dựng chiến lược marketing đa kênh
- Marketing bằng phản hồi, đánh giá của người dùng
- Khẳng định giá trị thương hiệu
- Xây dựng lòng tin và cộng đồng khách hàng trung thành
Gia tăng nhận diện thương hiệu sẽ khiến công chúng nhớ đến thương hiệu và sản phẩm của doanh nghiệp một cách dễ dàng. Nhận diện thương hiệu là yếu tố cần thiết để người tiêu dùng có sự ghi nhớ về thương hiệu, liên tưởng đến sản phẩm, dịch vụ cụ thể. Đây là khía cạnh đặc biệt quan trọng trong việc tạo dựng niềm tin tiêu dùng và thúc đẩy chuyển đổi.
Trong khoảng thời gian còn lại của năm 2020, doanh nghiệp nên xây dựng thương hiệu với sự thúc đẩy mạnh mẽ hơn để khắc phục những hậu quả mà dịch Covid-19 gây ra. Cụ thể, khi doanh nghiệp gia tăng mức độ nhận diện thương hiệu, sẽ đạt được những kết quả như sau:
- Tăng lượng truy cập vào website doanh nghiệp
- Gia tăng tỷ lệ chuyển đổi khách hàng
- Tăng tính quảng bá truyền miệng và giới thiệu thương hiệu
Nhà quản trị cùng các marketer có thể tác động đến mức độ nhận diện thương hiệu bằng nhiều chiến lược marketing khác nhau. Trong bài viết này, Marketing AI sẽ giới thiệu tới các độc giả 9 phương pháp giúp gia tăng nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp.
Bắt đầu từ việc lên kế hoạch
Thiết lập một bản kế hoạch giúp thương hiệu dễ dàng tạo ra các chiến lược xây dựng thương hiệu. Để lập được kế hoạch, hãy tìm hiểu các vấn đề sau:
Mục tiêu xây dựng thương hiệu và marketing của doanh nghiệp là gì?
Đối tượng mà doanh nghiệp đang nhắm đến?
Doanh nghiệp sẽ sử dụng những kênh nào để gia tăng nhận diện thương hiệu?
Lập kế hoạch sẽ giúp nhà quản trị và các marketer biết được mình có đang đi đúng hướng hay không. Việc tìm hiểu về đối tượng mục tiêu trong khâu lên kế hoạch cũng rất quan trọng, vì hành động của doanh nghiệp sẽ phải bám sát và xoay quanh sở thích của khách hàng. Các chiến lược marketing phải được cân nhắc và xem xét dựa trên giá trị và nhu cầu của chúng. Bản kế hoạch này sẽ cung cấp cho doanh nghiệp nền tảng vững chắc, từ đó, phát triển được các hoạt động liên quan.
>>> Có thể bạn quan tâm: Brand Awareness là gì? Bí quyết xây dựng Brand Awareness thành côngTương tác cá nhân hóa
Thương hiệu sẽ được nhớ đến nhiều hơn nếu tạo cho khách hàng cảm giác họ đang được quan tâm và chú ý đến. Tương tác cá nhân hóa là phương pháp hiệu quả để cải thiện khả năng ghi nhớ thương hiệu. Cụ thể, doanh nghiệp có thể sử dụng phần mềm CRM và các dịch vụ marketing qua email để gọi người dùng bằng tên của họ trong giao tiếp trên các kênh trực tuyến.
Ngoài ra, tích hợp phân tích vào website doanh nghiệp sẽ giúp thu thập dữ liệu về khách hàng mục tiêu. Doanh nghiệp có thể sử dụng dữ liệu từ các công cụ và phân tích CRM để phân đoạn danh sách email của mình. Việc phân đoạn danh sách email dựa trên sở thích, truy vấn và lịch sử mua hàng của người tiêu dùng tương đối hiệu quả. Tương tác cá nhân hóa cho khách hàng thấy rằng, doanh nghiệp đang chú ý đến họ và tiếp cận họ bằng tư cách cá nhân. Trong thời đại thông điệp quảng cáo đang tiếp cận công chúng một cách khiên cưỡng, cá nhân hóa giúp thương hiệu được ghi nhớ và ấn tượng tốt hơn.
Chú trọng nội dung quảng cáo
Content marketing là trọng tâm trong các chiến dịch Digital Marketing của bất kỳ doanh nghiệp nào. Nếu không có nội dung quảng cáo hấp dẫn, các doanh nghiệp sẽ phải chi trả mức phí quảng cáo cao và tăng lên liên tục.
Doanh nghiệp cũng không thể nhận được lợi ích từ quảng cáo nếu website không chứa những nội dung hấp dẫn và hữu ích. Do đó, xây dựng nội dung là việc nên được ưu tiên, chú trọng trong gia tăng nhận diện thương hiệu. Doanh nghiệp cần tạo ra những nội dung cung cấp thông tin hữu ích, chuyên sâu, mang lại giá trị cho cộng đồng.
Có hai loại nội dung hấp dẫn mà các doanh nghiệp nên cân nhắc sử dụng trong thời gian tới đây, gồm: nội dung video và nội dung tương tác.
Nội dung video: Đây là những nội dung có lượng tương tác cao và hấp dẫn, Với sự gia tăng của các thiết bị di động, internet, nhiều người có thể tạo hoặc xem video ngay cả khi đi lại, di chuyển. Nội dung video sinh động và hấp dẫn hơn, mang lại cho thương hiệu bộ mặt và cá tính riêng biệt, khiến thương hiệu tạo được sự chú ý và ghi nhớ của khách hàng.
Nội dung tương tác: Nội dung quảng cáo không chỉ là những thông điệp, bài đăng doanh nghiệp đưa ra và hướng đến khách hàng. Các thương hiệu có thể tương tác với khách để xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Sử dụng nội dung tương tác như một công cụ để thu hút khách hàng, tạo điều kiện cho doanh nghiệp đồng sáng tạo với họ và gia tăng khả năng ghi nhớ về thương hiệu. Nội dung tương tác có thể xoay quanh các cuộc thăm dò, các cuộc thi, thể hiện cho khách hàng biết họ vẫn luôn được quan tâm đến. Hành động này sẽ tạo dấu ấn cho thương hiệu, đồng thời tăng lượng tương tác với khách hàng nhiều hơn.
Nhân cách hóa cho thương hiệu
Các marketer cần nhân cách hóa thương hiệu của mình, khiến thương hiệu có mối liên quan và gắn kết với cộng đồng hơn. Để làm được điều này, trước hết cần tạo cá tính cho doanh nghiệp trên mạng xã hội và trên website. Và tạo cá tính bằng cách khơi dậy cảm xúc trong khách hàng, những cảm xúc như hy vọng, niềm vui, sự tò mò,... có thể khiến thương hiệu trở nên đáng nhớ hơn.
Chìa khóa để gia tăng nhận diện thương hiệu nằm ở việc xây dựng các mối quan hệ với cộng đồng. Hãy nỗ lực để cá nhân hóa thương hiệu, xây dựng cảm xúc chân thực thông qua các nội dung quảng cáo để được biết đến và ghi nhớ nhiều hơn.
Tối ưu hóa cho thiết bị di động
Nếu website của doanh nghiệp không phù hợp hiển thị trên giao diện mobile, doanh nghiệp có khả năng sẽ mất đi một lượng truy cập lớn. Hiện nay, hầu hết khách hàng sử dụng điện thoại thông minh để truy cập internet. xem thông tin, giải trí,... Họ cũng truy cập website và mua hàng qua điện thoại nhiều hơn.
Do đó, doanh nghiệp cần đảm bảo trang web và nội dung của mình phù hợp với giao diện mobile, cho phép khách hàng xem nội dung dễ dàng, tương tác dễ dàng.
Xây dựng chiến lược marketing đa kênh
Để nổi bật được trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt, doanh nghiệp cần xây dựng nhận diện thương hiệu trên nhiều kênh khác nhau. Người dùng có thể sử dụng nhiều và rất nhiều kênh giải trí, truyền thông, doanh nghiệp chỉ phát triển trên một kênh duy nhất sẽ có nguy cơ bỏ lỡ khách hàng.
Chiến lược marketing hiệu quả được triển khai trên nhiều kênh, nhà quản trị có thể sử dụng công cụ quản lý mạng xã hội để đăng lên các trang khác nhau cùng lúc. Đồng thời, phải luôn tích cực tham gia thảo luận trên các diễn đàn hỏi đáp, hội nhóm,... Doanh nghiệp có thể tạo nội dung mới hoặc tận dụng các tùy chọn quảng cáo để gia tăng nhận diện thương hiệu.
>>> Có thể bạn quan tâm: 5 Nguyên tắc tạo trải nghiệm người dùng vượt trội trong Marketing đa kênhMarketing bằng phản hồi, đánh giá của người dùng
Trong bối cảnh người tiêu dùng dần đánh mất niềm tin vào quảng cáo, việc khiến cho công chúng tin tưởng vào thương hiệu là vô cùng quan trọng. Người tiêu dùng thường có xu hướng tin vào những trải nghiệm thực tế. Họ sẽ tin vào đồng nghiệp, bạn bè, người thân hơn là tin vào thông điệp quảng cáo.
Vì vậy, việc tận dụng những đánh giá, nhận xét và phản hồi tốt của khách hàng giúp doanh nghiệp có thêm uy tín trong mắt công chúng, khiến người tiêu dùng tin tưởng và lựa chọn nhiều hơn.
Khẳng định giá trị thương hiệu
Khách hàng nói chung và đặc biệt là phân khúc trẻ tuổi, họ có ý thức về hành vi đạo đức, họ không chỉ quan tâm đến chất lượng và giá cả mà còn quan tâm đến giá trị của doanh nghiệp. Marketer cần làm nổi bật các giá trị thương hiệu thông qua chiến dịch marketing, biến những giá trị này thành một phần quan trọng trong bản sắc doanh nghiệp.
Xây dựng lòng tin và cộng đồng khách hàng trung thành
Để tồn tại và phải triển được, doanh nghiệp cần xây dựng các mối quan hệ lâu dài với khách hàng, đối tác. Do đó, tạo sự trung thành với thương hiệu là yếu tố đặc biệt quan trọng, khiến khách hàng ủng hộ thương hiệu lâu dài hơn, thậm chí giới thiệu với bạn bè, gia đình biết đến và lựa chọn thương hiệu. Đây chính là một trong những phương pháp gia tăng nhận diện thương hiệu không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệp.
Để xây dựng được sự tín nhiệm, tạo ra khách hàng trung thành, doanh nghiệp có thể mở các hội nhóm, trang chính thức cho các thành viên. Hành động này sẽ tạo môi trường và cảm giác thân thuộc cho khách hàng, giúp nâng cao nhận diện thương hiệu.
Doanh nghiệp luôn phải sẵn sàng để nắm bắt các cơ hội phát triển. Qua những chia sẻ, phương pháp hữu ích trong bài viết trên, doanh nghiệp hãy bắt tay vào xây dựng nhận diện thương hiệu ngay lúc này. Khi khách hàng biết đến thương hiệu và có sự ghi nhớ, chia sẻ với mọi người xung quanh, doanh nghiệp của bạn sẽ nhận thấy sự phát triển rõ rệt.
Huyền Nguyễn - Marketing AI
Theo Business.com
>> Có thể bạn quan tâm: GIPHY – Sân chơi mới cho các doanh nghiệp gia tăng nhận diện thương hiệu miễn phí
Bình luận của bạn