Một thực tế đáng buồn là không phải mọi doanh nghiệp đều duy trì tốt những mối quan hệ. May mắn rằng bạn có thể học cách tính đến mọi viễn cảnh trước khi mối quan hệ chấm dứt, điều này giúp bạn tiết kiệm thời gian và tránh những phiền phức. Dưới đây là 9 yếu tố cần xem xét khi doanh nghiệp quyết định lựa chọn PR agency để đại diện doanh nghiệp của bạn xây dựng những mối quan hệ thành công, tốt đẹp.
1. Uy tín
Trước tiên, bạn cần loại trừ danh sách PR agency, và chỉ giữ lại các agency có tên tuổi trong ngành. Từ đó, bạn có thể loại bỏ những agency thiếu chuyên môn hay có ý định lợi dụng bạn.
2. Hướng tiếp cận phù hợp
Bên cạnh danh tiếng tốt, PR agency lý tưởng cần có cách tiếp cận riêng, vượt qua những quan niệm thông thường, đi sâu vào gốc rễ của vấn đề. Để thu hút được khách hàng của bạn, bạn cần dành nhiều thời gian với agency để tìm ra nhu cầu của khách hàng. Hãy chắc chắn rằng agency bạn lựa chọn chấp nhận dành thời gian để nghiên cứu ngành và lĩnh vực mà doanh nghiệp của bạn đang hướng tới.
>>> Đọc thêm: Thông cáo báo chí là gì?
3. Sự cạnh tranh
Tưởng như là hiển nhiên, nhưng không may là, tiêu chí này thường bị bỏ qua khi lựa chọn đơn vị triển khai dịch vụ PR. Bạn cần chắc rằng họ có sức cạnh tranh. Liệu chiến lược của họ có hiệu quả với những công ty khác không? Liệu họ có sử dụng kĩ thuật hiện đại phù hợp với lợi thế cạnh tranh của bạn? Đây là những câu hỏi quan trọng cần được trả lời trước khi tiến hành thỏa thuận.
4. Sẵn sàng hợp tác
Mấu chốt trong mối quan hệ lâu bền giữa khách hàng và PR agency đều xoay quanh sự đồng lòng giữa hai bên. Thật tuyệt vời khi khách hàng có thể dựa vào những kinh nghiệm chuyên sâu và kĩ năng hợp tác của agency. Rất nhiều PR agency thường làm việc với các đơn vị trong lĩnh vực khác như thiết kế, marketing, truyền thông, hay tư vấn. Một PR agency có khả năng kết nối tốt với các đơn vị triển khai có liên quan là tín hiệu tốt cho bộ phận marketing của bạn.
5. Sự thành thạo
Làm sao để bạn rằng PR agency bạn lựa chọn thực sự có năng lực? Hãy tham khảo những blog khai thác vấn đề này một cách sâu sắc. Theo dõi thông tin về PR agency đó trên mạng xã hội, và ghi chép lại những thông tin có giá trị với bạn. Trong những cuộc đàm phán đầu tiên, để ý liệu PR agency hỏi bạn một cách gián tiếp hay nói một cách cởi mở, chân thành. Một PR agency có kinh nghiệm nhiều năm trong ngành sẽ nói chuyện thẳng thắn và tôn trọng bạn.
6. Những hiểu biết bắt kịp xu hướng
“Luật chơi” trong “trò chơi” marketing hay PR thay đổi thường xuyên nhất là trong thời đại bùng nổ của công nghệ và các dạng thức nội dung. Là một chuyên gia PR, bạn phải hoặc bắt kịp sự thay đổi đó, hoặc rời bỏ cuộc chơi. Nhưng còn với PR agency thì sao? Mối quan hệ giữa khách hàng và agency được xây dựng dựa trên những hiểu biết về các xu hướng hiện nay phù hợp với lĩnh vực mà doanh nghiệp của bạn theo đuổi. Bạn hãy hỏi những câu như “Bạn có quen thuộc với những chiến dịch mobile marketing hay không?” hay “Bạn có thể đưa lời khuyên về chiến lược social media?”. Đừng ngại yêu cầu họ chứng minh khả năng. Bên cạnh đó, hãy hỏi kĩ về những hiểu biết khách hàng mà họ có thể chỉ ra.
7. Sự kết nối
PR agency nào cũng có một mạng lưới mối quan hệ rộng rãi. Họ biết nhà báo, những người đứng đầu ngành, các nhà lãnh đạo cũng như các PR agency khác. Họ xây dựng những mối quan hệ riêng với công ty thiết kế, doanh nghiệp marketing. Và bạn có thể kết nối với các doanh nghiệp đó thông qua agency.
>>> Đọc thêm: Cách kể chuyện PR hấp dẫn
8. Nền tảng hợp lý
Nếu PR agency chuyên làm trong môi trường B2B (Doanh nghiệp làm việc với doanh nghiệp), nhưng bạn tập trung vào môi trường B2C (Doanh nghiệp làm việc với khách hàng cuối cùng), thì hai bên không thể hợp tác thuận lợi. Trước khi thỏa thuận, tìm ra những loại hình doanh nghiệp nào mà agency thường hợp tác và hỗ trợ. Lựa chọn đúng lĩnh vực rất quan trọng: bạn sẽ không thể tiến xa khi doanh nghiệp của bạn chú trọng sản phẩm chăm sóc người tiêu dùng nhưng agency bạn thuê lại chú trọng về công nghệ.
9. Giá cả hợp lý
Ai cũng muốn dịch vụ có chất lượng tốt nhất nhưng đừng quên yếu tố ngân sách. Những gì PR agency có thể làm phụ thuộc vào số tiền bạn có thể trả, thường sẽ có hai lựa chọn: Giảm công việc agency phải làm, tự làm nhiều hơn hoặc tìm một PR agency khác.
Bạn có quyền kì vọng mọi thứ vào mối quan hệ với PR agency. Nếu agency không có bất kì một trong chín yếu tố trên, tốt nhất bạn nên bỏ qua. Một agency tốt sẽ từ chối hoặc ít nhất giải thích những gì họ không thể làm. Với mọi mối quan hệ, sự trao đổi là yếu tố quan trọng. Bởi vậy, đừng ngại chia sẻ những điều bạn lo lắng, bận tâm. Thành công của chiến lược truyền thông phụ thuộc vào mối quan hệ của bạn.
Minh Phương - MarketingAI
Theo relevance.com
Bình luận của bạn