Cách Kể Câu Chuyện Pr Hấp Dẫn

30 Thg 10

Khi chọn được cây đũa phép đúng, Harry Porter có thể khiến chúa tể bóng tối phải khiếp sợ. Bạn cũng vậy, để kể một câu chuyện PR quyến rũ người đọc, bạn phải có đũa phép cho riêng mình...

Khi làm bất cứ một công việc gì, chúng ta thường gặp một vấn đề lớn: KHÔNG HỆ THỐNG lại.

Một ví dụ đơn giản đó là khi viết bài, hầu hết chúng ta đều biết đến công thức AIDA, nhưng trong quá trình làm, rất ít khi hoặc thậm chí là không bao giờ chúng ta hệ thống lại những yếu tố cần thiết của một bài viết đó, nó có những BIẾN gì, đã đầy đủ 4 yếu tố A – I – D – A hay chưa?…

Hãy hệ thống những điều kiện cần thiết (những biến) để có thể tạo ra một kết quả hoàn chỉnh chưa cần tốt, hãy cần đủ trước đã, vì tốt hay không hãy để thực tế kiểm chứng.

Dưới đây là những biến đủ của 1 câu chuyện PR trong Marketing.
F(câu chuyện) = ( Ý tưởng lớn, Nội dung- kịch bản ngắn, Cảm xúc )

1) Ý tưởng lớn

– Là một nội dung bao trùm lên toàn câu chuyện, để định hướng cho câu chuyện.
– Công thức: Ý tưởng lớn = Concept + Ngôi kể + Thông điệp
* Concept: Hiểu một cách đơn giản concept là chủ đề của câu chuyện và chọn tính cách phù hợp với thương hiệu. Ví dụ: viết thì có giọng văn, video thì có một phong cách, tính cách nào đó toát lên.

CONCEPT = CHỦ ĐỀ + TÍNH CÁCH

Tính cách có thể lựa chọn từ TÍNH CÁCH THƯƠNG HIỆU của bạn.
Tính cách thương hiệu là những đặc điểm tính cách của con người được gán cho một thương hiệu cụ thể (ví dụ: Iphone ở Anh, Ý, Tây Ban Nha được gọi là Người quyến rũ – Seductress, sẽ mang tính cách: lịch lãm, sang trọng và gợi cảm; nhưng ở Úc: Iphone được gọi là Người pha trò – Joker….).
Chính vì vậy mà việc lựa chọn tính cách thương hiệu sẽ phụ thuộc vào cả những yếu tố địa lý, văn hóa (từ đó Marketers cần phân khúc thị trường và am hiểu đối tượng khách hàng mục tiêu)

Khi bắt đầu một câu chuyện, hãy định hướng xem chủ đề bạn có thể lựa chọn là gì (tình yêu, gia đình, giáo dục…)

2. Ngôi kể: Có 3 loại ngôi kể chính: Ngôi số 1, số 2 và số 3

– Ngôi kể số 1: Chính bạn sẽ đóng vai là người kể chuyện, kể về những trải nghiệm, cuộc đời của mình. Hay sử dụng “tôi”, “chúng tôi”, “mình”
Với lựa chọn này, sẽ tạo độ tin tưởng, tính thực tế cao. Thường sử dụng khi bạn dùng câu chuyện để làm bài PR, làm Content
(Ví dụ: Những bài viết trên Fanpage Tony Buổi sáng)

– Ngôi kể số 2: Người kể chuyện sẽ đóng vai trò là Khách hàng hay đối tượng mục tiêu. Ngôi kể này thường sử dụng “bạn”, các bạn…
Đây là cách tương tác gần nhất với đối tượng mục tiêu, giúp họ nhìn thấy chính mình trong câu chuyện đó. Nhưng cách này bạn phải hiểu rất kỹ Khách hàng của mình. 
Một TIP khi dùng cách này: hãy làm cá nhân hóa, đặc định cho một đối tượng cụ thể. Thường sử dụng khi làm Content
(Ví dụ: Bạn là doanh nghiệp bán giày cho sinh viên nữ, bạn có thể chọn làm Content bằng cách viết thư (dưới dạng câu chuyện) gửi cho 1 cô sinh viên…
Gửi cô sinh viên năm nhất,….(sau đó kể về câu chuyện của cô gái ấy bằng ngôi kể “bạn”, “em”… và dẫn tới thông điệp)
Hình ảnh đôi giày sẽ xuất hiện như một điểm nhấn)

– Ngôi kể số 3: Người kể chuyện sẽ đóng vai trò là người đứng ngoài, chứng kiến diễn biến câu chuyện. Là người gián tiếp giúp độc giả, công chúng nhận ra thông điệp. 
Với cách kể chuyện này, bạn có thể sáng tạo kịch bản. Để tăng độ tin tưởng nên đưa những ví dụ thực tế, case study hoặc tạo những điểm chạm tạo cảm giác thật…Thường hay sử dụng để làm kịch bản quảng cáo.
Mở đầu thường là: Dựa trên một câu chuyện có thật…
Ngoài ra có thể kết hợp 2 ngôi kể để tạo nên nhiều góc nhìn và gần hơn vs khán giả.(thường là 1 và 3)

3.Thông điệp

 

Linh hồn của câu chuyện chính là thông điệp, đây là phần quan trọng nhất. Thông điệp có thể là một câu ngắn gọn, được nói ra hoặc không, và nhất định phải mang ý nghĩa và thấu hiểu nhu cầu ẩn sâu của đối tượng khách hàng mục tiêu, công chúng mục tiêu.
Tại sao thông điệp lại quan trọng? Nếu không có thông điệp thì câu chuyện kể xong sẽ trôi đi, không để lại dấu ấn thương hiệu trong tâm trí độc giả. Một câu chuyện PR mang thông điệp rõ ràng sẽ giúp cho tính cách thương hiệu tỏa sáng thông qua câu chuyện bạn kể và cả những gì người ta nói về câu chuyện của bạn.

Bạn đã sẵn sàng băt đầu chiến dịch Pr tăng tốc cuối năm chưa? 

MarAI, nguồn cộng đồng isocial

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.