Tại sao các lại có cách đặt tên thương hiệu đồ ăn khác nhau từ các ông lớn trong ngành?
Các thương hiệu thường sử dụng một biểu tượng, màu sắc và đôi khi là cùng một khẩu hiệu. Một chiến lược thương hiệu thành công bao gồm việc nội địa hóa thương hiệu, trong đó công ty buộc phải đặt tên thương hiệu của mình khi tham gia thị trường khác.
Mỗi một quốc gia, một khu vực đều có những quy định và nền văn hóa riêng biệt. Việc "thay tên đổi họ" đôi khi là điều bắt buộc đối với mỗi thương hiệu nếu mong muốn được tiếp tục hoạt động tại khu vực đó.
Burger King
Tại Úc, chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh nổi tiếng thế giới Burger King bị buộc phải đổi tên thành “Hungry Jack’s” với biểu tượng và màu sắc tương tự.
Một cái tên có vẻ không liên quan lắm. Nguyên nhân là do, một địa điểm bán đồ ăn nhanh tại Adelaide đã được đăng ký và bảo hộ bằng tên Burger King. Do đó, nếu muốn tiếp tục hoạt động tại thị trường này, Burger King bắt buộc phải thực hiện đổi tên.
>> Xem thêm: CMO Burger King: Không ai muốn xem quảng cáo của bạn trừ khi nó xuất hiện ở Super Bowl
Lays
Bạn sẽ không thể tìm thấy một gói khoai tây chiên Lays tại Ấn Độ vì đơn giản nó có tên là ...“Chipsy”, tương tự ở Anh nó được gọi là “Walkers” và “Smith’s” tại Úc.
Những cái tên không quá liên quan và nếu bạn không tìm hiểu thì chẳng biết nó vốn là Lays mặc dù màu sắc và hình ảnh vẫn được sử dụng tương tự như logo Lays chính thức.
Wall's
Wall’s là thương hiệu kem nổi tiếng hàng đầu thế giới, hiện đang có mặt tại hơn 40 quốc gia với nhiều tên gọi khác nhau.
Sau khi về dưới trướng của Unilever, Wall’s được công ty “vung tiền” thâu tóm hàng loạt hãng kem nội địa tại nhiều quốc gia trên thế giới.
Bắt đầu từ Anh vào những năm 1930, tiếp đến là thương vụ mua lại hãng kem ốc quế Spica của Ý vào năm 1960 và sau đó nhanh chóng chiếm lĩnh các thị trường lớn khác trên khắp châu Âu như Pháp, Đức, Hà Lan và Bỉ.
Thay vì đổi tên các thương hiệu kem nội địa, Wall’s quyết định chỉ dùng chung một logo gọi là “Heartbrand” và giữ lại các hãng tên kem nội địa đó.
Do vậy, bạn có thể bắt gặp nhiều loại kem có cùng một logo nhưng lại có tên gọi khác nhau. Chẳng hạn, Algida ở Ý, Good Humor tại Mỹ, Tio Rico tại Venezuela,...
Kellogg’s Coco Pops
Loại ngũ cốc sô cô la của Kellog này có đến ba cái tên và bao bì khác nhau trên toàn cầu. Tuy nhiên, phổ biến nhất vẫn là coco pops với hình ảnh chú khỉ đội mũ xanh. Ngoài ra, nó còn được biết đến với tên gọi Cocoa Krispies và Choco Krispies. Linh vật trên hộp ngũ cốc cũng khác nhau hoàn toàn.
KFC
Nếu bạn muốn một bữa ăn KFC tại Quebec, Canada hãy tìm cửa hàng có tên...PFK. Kể từ khi “Hiến chương Pháp ngữ” được xác định trở thành ngôn ngữ chính thức vào năm 1977, việc đặt tên trở nên nghiêm ngặt hơn và các thương hiệu được yêu cầu phải có tên bằng tiếng Pháp nếu muốn hoạt động trong khu vực, theo đó, KFC đã phải đổi tên thành Poulet Frit Kentucky (PFK)
Dannon
Thương hiệu sữa chua nổi tiếng của Mỹ được sản xuất tại Tây Ban Nha và được bán trên thị trường với tên gọi Danone. Người tiêu dùng Mỹ rất khó phát âm nên công ty đã bản địa hóa tên của mình. Nó cũng được thay đổi để phù hợp hơn với khẩu vị người Mỹ ưa thích sữa chua ngọt hơn là có vị chua như người Châu Âu.
Lương Hạnh - MarketingAI
Theo brandsynario
>>> Có thể bạn quan tâm: 4 lý do khiến bạn đặt tên không phù hợp cho doanh nghiệp
Bình luận của bạn