cover

6 cách tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi (CRO) cho các website có traffic thấp [P2]

12 Thg 02

Trong phần đầu tiên của bài viết, chúng ta đã cùng điểm qua khái niệm CRO là gì và hai cách đầu tiên để tối ưu hóa CRO cho các website có traffic thấp. Tiếp theo đây hãy cũng tìm...

Trong phần đầu tiên của bài viết, chúng ta đã cùng điểm qua khái niệm CRO là gì và hai cách đầu tiên để tối ưu hóa CRO cho các website có traffic thấp. Tiếp theo đây hãy cũng tìm hiểu bốn cách tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi còn lại.

Tạo những thay đổi lớn

Với những trang web có lượng traffic thấp, rất khó để bạn có thể khám phá những insight về sở thích hay hành vi của người dùng. Nhưng bạn hoàn toàn có thể tận dụng những yếu tố này để chạy thử nghiệm A/B bằng cách thực hiện những thay đổi mạnh mẽ trong các biến nhỏ, điều này có thể dẫn đến mức tăng trong biến chính của bạn.

Nói một cách dễ hiểu, nếu bạn thực hiện một thay đổi lớn trong biến thể của mình, bạn có thể nhận được những thay đổi đáng kể hơn trong chuyển đổi cơ sở.

Xem xét ví dụ bên dưới, nếu bạn kiểm tra những thay đổi nhỏ giữa các mẫu A và B trên trang web của mình, thì sự khác biệt về chuyển đối sẽ cực kỳ nhỏ. Mẫu A có 5% chuyển đổi, mẫu B có 5.5% chuyển đổi, nhưng việc thiếu mẫu, mức tăng 0.5% trong chuyển đổi không đủ để kết luận rằng mẫu B tốt hơn mẫu A.

Webpage version with small changes

Tuy nhiên, nếu bạn thực hiện một thay đổi lớn trên trang web của mình, bạn có thể nhìn ta sự gia tăng rõ ràng giữa các biến thể để đưa ra kết luận chính xác hơn.

Chẳng hạn, mẫu A (mẫu đối chứng) có tỷ lệ chuyển đổi cơ bản là 5% trong khi mẫu B với những thay đổi lớn đã tạo nên độ chuyển đổi 45%. Mức tăng 40% cho thấy rằng mẫu B tốt hơn mẫu A. Vì vậy, trong ngắn hạn, nếu biến thể thử nghiệm của bạn tạo ra mức tăng chuyển đổi cao hơn, dù là tích cực hay tiêu cực, thì bạn cũng có cơ sở lựa chọn phương án tốt hơn.

webpage version with major changes

>>> Xem thêm: 6 cách tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi (CRO) cho các website có traffic thấp

Cá nhân hóa với Dynamic Data

Theo nghiên cứu của Salesforce, gần 66% khách hàng mong đợi tương tác trực tuyến được cá nhân hóa theo những tương tác và hành vi trực tuyến trước đây của họ.

Cá nhân hóa trang web là một chiến lược CRO quan trọng giúp tăng chuyển đổi bất kể lưu lượng truy cập mà trang web của bạn nhận được là bao nhiêu.

Cá nhân hóa trang web đòi hỏi phải cung cấp "nội dung động" cho khách truy cập, vì nội dung này phù hợp hơn với sở thích và cộng hưởng tốt hơn với họ.

Cung cấp nội dung động cũng là một cách tiếp cận theo hướng dữ liệu mà không phụ thuộc vào lưu lượng truy cập web. Phương pháp này được xây dựng dựa trên dữ liệu được lấy từ nhiều nguồn khác nhau, chẳng hạn như: 

  • Hành vi trực tuyến
  • Lịch sử tìm kiếm
  • Tương tác trang web
  • Địa điểm
  • Thông tin nhân khẩu học
  • Tương tác xã hội
  • Dữ liệu CRM
  • Và nhiều nguồn dữ liệu khác.

Netflix là một ví dụ điểm hình về một thương hiệu phục vụ nội dung động. Điều chỉnh nội dung trên trang chủ, gửi thông báo đẩy, email với các đề xuất nội dung được cá nhân hóa được cho người dùng dựa trên lịch sử xem của họ.

Trang chủ của Netflix sẽ được thay đổi phù hợp với từng người dùng

Trang chủ của Netflix sẽ được thay đổi phù hợp với từng người dùng

Tất nhiên, các nhân hóa cũng cần thử nghiệm và tối ưu hóa. Nhưng các thử nghiệm trong trường hợp này không phụ thuộc vào lưu lượng truy cập trang web như những thử nghiệm khác.

Xem xét một ví dụ khác về Linio - một nền tảng eCommerce của Mexico với hơn 4 triệu sản phẩm. Với mong muốn tối ưu hóa hành trình của khách hàng và hướng họ đến những mặt hàng phù hợp hơn, Linio đa sử dụng một công cụ cá nhân hóa và tạo ra những trải nghiệm mang tính cá nhân hóa cao.

Nhưng nỗ lực cá nhân hóa trang web của Linio đã giúp thương hiệu này tăng  đến 30% chuyển đổi và tăng 23% doanh thu trên mỗi người dùng.

Kiểm tra khả năng sử dụng

Testing người dùng hoặc khả năng sử dụng đề cập đến việc kiểm tra một trang web để tìm kiếm các điểm chạm và xác định mức độ phục vụ của nó đối với đối tượng mục tiêu.

Hoạt động này giúp khám phá các khu vực quan trọng để cải thiện trang web và nâng cao trải nghiệm người dùng tổng thể. Kiểm tra khả năng sử dụng là bắt buộc đối với các trang web ở mọi quy mô.

Điều này đặc biệt hữu ích đối với các trang web có lưu lượng truy cập thấp vì hoạt động này chỉ yêu cầu một số ít người thực hiện các thử nghiệm nhưng vẫn mang lại kết quả có ý nghĩa.

Mục đích duy nhất của việc nâng cao trải nghiệm người dùng là tăng chuyển đổi. Do đó, cải thiện trải nghiệm người dùng với kiểm tra khả năng sử dụng phải là một phần quan trọng trong quá trình thực hiện CRO.

Một lưu ý khi lựa chọn đối tượng tham gia bài kiểm tra khả năng sử dụng là những người này phải phù hợp với chân dung khách hàng (buyer persona) mục tiêu của bạn.

Nhưng nếu điều này khó thực hiện thì những đối tượng mà bạn lựa chọn ít nhất cần phải biết một chút về những gì thương hiệu đang làm để cung cấp ngữ cảnh cho các thử nghiệm và đóng góp kết quả có ý nghĩa.

Chẳng hạn, quỹ “Dàn nhạc từ thiện Giáng sinh Vĩ đại” của Ba Lan - một trong những tổ chức từ thiện phi chính phủ lớn nhất ở châu Âu, đã phải vật lộn để giành được sự quyên góp từ những người truy cập web của họ.

Họ muốn tìm ra lý do tại sao khách truy cập không đóng góp nên đã triển khai thử nghiệm khả năng sử dụng của trang web. Những thử nghiệm mà họ thực hiện chỉ ra nguyên nhân chính gây nên điều này là bởi mọi người thấy trang web khó hiểu và khó điều hướng. Khách truy cập muốn quyên góp nhưng không biết làm thế nào.

Do đó, họ đã thiết kế lại trang web của mình để chuyển nút quyên góp lên cao hơn trên thanh menu và thay thế nội dung nút đóng góp từ “Hỗ trợ” thành “Thanh toán trực tuyến” để loại bỏ những nhầm lẫn không cần thiết.

Với những điều chỉnh này, số tiền quyên góp mà họ nhận được đã tăng tới 420%.

Sử dụng Biểu mẫu phản hồi tích hợp

Mục đích chính của CRO là tối ưu hóa trang web để nâng cao trải nghiệm người dùng. Và hiểu đối tượng mục tiêu là điều tối quan trọng để tạo nên trải nghiệm tốt nhất, do đó yếu tố này cần được xem xét trong việc tối ưu hóa chuyển đổi.

Các thương hiệu trên thế giới chi hàng triệu đô la nhằm cố gắng hiểu đối tượng của mình từ đó tối ưu hóa điểm tiếp xúc khách hàng để trở nên phù hợp hơn với người dùng.

Một cách vừa đơn giản vừa hiệu quả và không tốn đến hàng triệu đô la nhưng vẫn giúp bạn hiểu được hành vi của người dùng chính là triển khai các biểu mẫu phản hồi tại chỗ. Sử dụng các biểu mẫu này, bạn có thể hiểu sâu hơn về cảm nhận của đối tượng mục tiêu về trang web của bạn và về nhu cầu của họ.

Tạo các biểu mẫu phản hồi thích hợp để hiểu rõ đối tượng mục tiêu

Tạo các biểu mẫu phản hồi thích hợp để hiểu rõ đối tượng mục tiêu

Thông qua việc kiểm tra kỹ hơn, bạn cũng có thể phát hiện ra các xu hướng mới trong hành vi của người dùng, sau đó áp dụng vào quy trình tối ưu hóa của riêng bạn.

Để đạt được kết quả này, bạn cần phải đặt ra những câu hỏi phù hợp để đảm bảo rằng phản hồi bạn thu thập được có thể thúc đẩy chiến dịch tối ưu hóa của bạn đi đúng hướng.

Ngoài ra, bạn cũng cần xây dựng và sắp xếp thời gian cho các biểu mẫu phản hồi của mình một cách thích hợp để không làm người dùng cảm thấy khó chịu.

Kết Luận

Tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi là một quá trình dựa trên dữ liệu, phần lớn dữ liệu này được thu thập thông qua khách truy cập trang web. Nhưng với các trang web có lưu lượng truy cập thấp, lượng dữ liệu thường bị hạn chế, nghĩa là bạn chỉ có một kích thước mẫu nhỏ để nghiên cứu và các thử nghiệm định lượng này thường có độ tin cậy không cao. 

Tuy nhiên, có rất nhiều chiến lược tối ưu hóa định lượng và định tính mà bạn có thể thực hiện để tăng chuyển đổi, bất kể lượng truy cập mà trang web của bạn nhận được là bao nhiêu. Các chiến lược này bao gồm các cách tiếp cận thống kê như giảm mức độ tin cậy hoặc giảm các biến thể. Ngay cả khi lưu lượng truy cập của bạn quá thấp để thực hiện những mẹo này, bạn vẫn có thể kiểm tra khả năng sử dụng hoặc biểu mẫu phản hồi, những biểu mẫu này sẽ cung cấp thông tin chi tiết có giá trị như nhau.

Lương Hạnh – MarketingAI

Theo searchenginejournal

>> Có thể bạn quan tâm: Phân loại khách hàng như thế nào để marketing hiệu quả?

TAGS:

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.