cover

5 lý do khiến emoji xứng đáng có một vị trí trong chiến lược marketing của bạn

04 Thg 01

Đừng xem thường các biểu tượng cảm xúc - emoji, nhất là khi đặt vào một chiến lược marketing quan trọng. Trang Entrepreneur cho hay, các biểu tượng cảm xúc chiếm một phần không nhỏ trong việc thúc đẩy độ tương...

Đừng xem thường các biểu tượng cảm xúc - emoji, nhất là khi đặt vào một chiến lược marketing quan trọng.

Trang Entrepreneur cho hay, các biểu tượng cảm xúc chiếm một phần không nhỏ trong việc thúc đẩy độ tương tác của khách hàng với thương hiệu. Thực tế là chỉ ngôn từ thì sẽ có một giới hạn nhất định trong việc biểu lộ cảm xúc của bạn. Đặc biệt là trong các bài đăng trên mạng xã hội - những nền tảng nơi người dùng đã quá quen với việc cảm xúc được thể hiện bằng emoji, thì tại sao lại không khai thác triệt để lợi thế này?

Hãy cùng Marketing AI tìm hiểu sao, làm thế nào để tích hợp một cách khéo léo các biểu tượng cảm xúc này vào chiến lược marketing nhé!

Vì sao lại sử dụng emoji?

Biểu tượng cảm xúc tiếp thêm giá trị thực cho thông điệp của bạn. Intercom - một công ty phần mềm chuyên cung cấp dịch vụ nhắn tin với khách hàng - phát hiện ra rằng các tin nhắn nếu chưa biểu tượng cảm xúc sẽ được khách hàng trả lời cao gấp 4 lần tin nhắn không có emoji.

Emoji không còn là phương thức biểu đạt cảm xúc xa lạ với người dùng mạng ngày nay.

Emoji không còn là phương thức biểu đạt cảm xúc xa lạ với người dùng mạng ngày nay.

Bên cạnh đó, biểu tượng cảm xúc ở cuối câu có thể làm dịu đi thông điệp khi chạm tới khách hàng, nhất là với mục đích bán hàng. Một số bên như Quintly (chuyên trang phân tích mạng xã hội) hay Return Path (chuyên về gửi email marketing) cũng từng công bố một số dữ liệu liên quan đến việc sử dụng emoji:

  • Biểu tượng cảm xúc trên dòng chủ đề email có thể tăng tỷ lệ mở mail lên 3-4%.
  • Càng sử dụng nhiều biểu tượng cảm xúc trên caption Instagram, lượng tương tác sẽ tăng cao.
  • Thêm biểu tượng cảm xúc vào quảng cáo có thể tăng tỷ lệ click và cải thiện hiệu suất tổng thể.
  • Bản chất con người là những người trực quan, nghĩa là họ có thể xử lý biểu tượng cảm xúc nhanh hơn so với khả năng đọc và hiểu câu

Làm thế nào để sử dụng biểu tượng cảm xúc trong marketing?

Tránh xa dữ liệu và thêm một biểu tượng mặt cười vào cuối mỗi thông điệp cũng có thể thêm ngữ cảnh và tránh khán giả hiểu sai. Biểu tượng cảm xúc có thể giúp bạn thể nhiều hơn và giảm bớt ký tự. Dưới đây là 5 cách sáng tạo để sử dụng biểu tượng cảm xúc trong tiếp thị.

Chọn biểu tượng cảm xúc đặc trưng để xây dựng thương hiệu

Có hơn ba nghìn biểu tượng cảm xúc có sẵn. Mặc dù không có hại gì khi sử dụng bất kỳ biểu tượng cảm xúc nào phù hợp với thông điệp của bạn, nhưng việc sử dụng quá nhiều có thể khiến thương hiệu của bạn trông bình thường và thiếu chuyên nghiệp.

Do đó, nên xoay vòng giữa một số biểu tượng cảm xúc nhất định và sử dụng chúng làm yếu tố xây dựng thương hiệu. Ví dụ, McDonald's đã sở hữu biểu tượng cảm xúc khoai tây chiên, còn cứ thấy icon miếng taco là nhớ ngay đến Taco Bell. Nếu có thể, hãy chọn cho mình một biểu tượng đặc trưng và dùng vào một tần suất đủ để khán giả ghi nhớ.

Cách dễ nhất là chọn một biểu tượng có sẵn và chăm dùng biểu tượng này để tạo độ nhận diện cho người xem.

Cách dễ nhất là chọn một biểu tượng có sẵn và chăm dùng biểu tượng này để tạo độ nhận diện cho người xem.

Sử dụng biểu tượng cảm xúc như một phần của thương hiệu có thể giúp khách hàng nhớ đến thương hiệu tốt hơn. Đó cũng là một cách đơn giản và hiệu quả để nổi bật so với đối thủ.

Nhân cách hóa giọng nói của bạn

Thực tế là mọi thông điệp từ nhãn hàng đều có thể bị khán giả đón nhận với chút hoài nghi, nhất là khi dùng để bán hàng.

Đừng để khán giả nghĩ rằng bạn chỉ tiếp cận để bán cho họ thứ gì đó (ngay cả khi thực tế là đúng như vậy). Biểu tượng cảm xúc là một công cụ tuyệt vời để làm cho thương hiệu có vẻ thân thiện và dễ hiểu.

Nếu thương hiệu của bạn mang phong cách tươi trẻ, hào hứng, emoji chắc chắn là một lựa chọn bổ trợ tuyệt vời.

Nếu thương hiệu của bạn mang phong cách tươi trẻ, hào hứng, emoji chắc chắn là một lựa chọn bổ trợ tuyệt vời.

Mặc dù tin nhắn tức thời và mạng xã hội không thể tái tạo sự thân mật của giao tiếp mặt đối mặt, nhưng biểu tượng cảm xúc có thể lấp đầy các khía cạnh thiết yếu của giao tiếp, chẳng hạn như nét mặt và ngôn ngữ cơ thể.

Biểu tượng cảm xúc thường gắn liền với niềm hạnh phúc, vì vậy, việc thêm biểu tượng cảm xúc vào cuối tin nhắn sẽ cho thấy rằng thương hiệu rất sẵn lòng trợ giúp và cũng có thể khiến người xem hài lòng.

Top 10 emoji phổ biến nhất năm 2024

Khi ngôn từ không đủ khả năng diễn tả

Biểu tượng cảm xúc có thể diễn đạt được một lượng thông tin mà câu từ không thể. Theo các nhà tâm lý học, biểu tượng cảm xúc có thể giúp củng cố ý nghĩa của thông điệp. Việc thêm biểu tượng cảm xúc có thể giúp thiết lập âm điệu cho tin nhắn của bạn, chẳng hạn như cách bạn nói chuyện.

Trong khi ngôn từ bị hạn chế, emoji lại sở hữu lợi thế về mặt cảm xúc cao hơn.

Trong khi ngôn từ bị hạn chế, emoji lại sở hữu lợi thế về mặt cảm xúc cao hơn.

Ví dụ: Hãy tưởng tượng, cùng là một câu “hẹn gặp lại” nhưng khi thêm biểu tượng mặt cười thì cảm giác bắt buộc, gượng gạo sẽ biến mất, thay vào đó là niềm phấn khích và hân hoan.

Tạo biểu tượng cảm xúc cho riêng bạn

Mặc dù không nhiều thương hiệu có sức mạnh và sức hút như Taco Bell, công ty đã chính thức được Unicode Consortium thêm biểu tượng cảm xúc taco vào năm 2015, nhưng không có gì ngăn cản thương hiệu thiết kế biểu tượng cảm xúc của mình.

Các thương hiệu như Sephora đã tạo bàn phím biểu tượng cảm xúc riêng chứa đầy các biểu tượng cảm xúc được tạo hình theo sản phẩm của họ. Bàn phím biểu tượng cảm xúc cho phép người dùng tùy chỉnh biểu tượng cảm xúc, giúp trải nghiệm trở nên thú vị và cá nhân hóa hơn.

Bểu tượng cảm xúc của riêng bạn là một cách tuyệt vời để củng cố sự hiện diện của thương hiệu và biến khách hàng của bạn thành những người ủng hộ thương hiệu.

Bểu tượng cảm xúc của riêng bạn là một cách tuyệt vời để củng cố sự hiện diện của thương hiệu và biến khách hàng của bạn thành những người ủng hộ thương hiệu.

Các cuộc thăm dò biểu tượng cảm xúc

Biểu tượng cảm xúc có thể tăng mức độ tương tác. Ngoài việc thêm biểu tượng cảm xúc vào chú thích và văn bản trong hình ảnh, một cách tuyệt vời khác để tích hợp emoji vào chiến lược marketing là thông qua Sticker tương tác trên Instagram.

Biểu tượng cảm xúc trong các cuộc thăm dò thôi thúc người xem đưa ra ý kiến hơn.

Biểu tượng cảm xúc trong các cuộc thăm dò thôi thúc người xem đưa ra ý kiến hơn.

Hãy sử dụng biểu tượng cảm xúc để phân biệt lượt bình chọn trên Instagram Stories của bạn và tìm hiểu xem khán giả cảm thấy thế nào về sản phẩm/dịch vụ. Việc kết hợp nhãn dán và biểu tượng cảm xúc tương tác có thể thu hút sự chú ý của khán giả một cách hiệu quả và thu thập thông tin chi tiết có giá trị theo cách tương tác và thú vị.

Nhưng biểu tượng cảm xúc có dành cho bạn không?

Mặc dù dữ liệu có thể khá thuyết phục, rằng tất cả những biểu tượng đều đáng để có cơ hội được tận dụng, nhưng điều quan trọng là phải hiểu thương hiệu của mình. Nếu bạn làm việc trong một ngành truyền thống, chẳng hạn như ngân hàng, thì biểu tượng cảm xúc không phải yếu tố nên thêm vào khi tiếp cận khán giả. Bởi điều này dễ tạo ra cảm giác kém chuyên nghiệp hoặc không nghiêm túc - điều mà rõ ràng một ngân hàng ít muốn khơi gợi ở khách hàng của mình.

Nên tiết chế tần suất sử dụng emoji để phù hợp với từng lĩnh vực sản phẩm/dịch vụ.

Nên tiết chế tần suất sử dụng emoji để phù hợp với từng lĩnh vực sản phẩm/dịch vụ.

Quá nhiều biểu tượng khiến thương hiệu mất đi cảm giác uy tín, giống như những tin nhắn spam. Thương hiệu cần thử nghiệm trước để khám phá xem khán giả của mình phản hồi ra sao. Không nên thêm emoji tùy tiện chỉ để câu tương tác và luôn xem xét ngữ cảnh, ý nghĩa của các biểu tượng, rồi sử dụng thật cẩn trọng.

Tú Cẩm - Marketing AI

Theo Entrepreneur

TAGS:

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.