Ngành công nghiệp bán lẻ nói riêng và thế giới nói chung đang đối mặt với cả những thách thức và hy vọng trong năm 2021. Hiệp hội Bán lẻ Anh (BRC) gần đây đã tiết lộ tăng trưởng doanh số bán hàng tổng thể giảm 0,3% trong một năm bị chi phối bởi tác động Covid-19 - một mức tăng trưởng hàng năm tồi tệ nhất kể từ khi BRC bắt đầu đối chiếu số liệu vào năm 1995. Tuy nhiên, điều này cũng không mấy ngạc nhiên khi các lệnh giãn cách xã hội của Chính phủ đã khiến các nhà bán lẻ buộc phải đóng cửa hàng loạt cửa hàng. Không giống như giữa các cuộc suy thoái khác, chúng ta có thể tin tưởng rằng một sự phục hồi chưa từng có đang dần xuất hiện.
Một nghiên cứu gần đây của KPMG / Ipsos đã chỉ ra rằng, mức tăng trưởng doanh số bán hàng có thể lên đến 3% cho năm 2021, bất chấp những thách thức lớn có thể xảy ra trong hai quý đầu tiên. Thật vậy, có một số tín hiệu cho thấy con đường phục hồi cho ngành bán lẻ sẽ diễn ra nhanh chóng vào năm 2021.
Khó khăn và sự thử nghiệm: Đại dịch là liều thuốc thử cực mạnh cho ngành bán lẻ
Khả năng phục hồi của ngành bán lẻ là một câu chuyện thành công đáng chú ý của năm 2020 khi nó phải đối mặt với những thách thức lớn liên tục xảy ra. Trong suốt thời kỳ đại dịch, ngành bán lẻ đã nhiều lần gạt bỏ những điều không quan trọng chỉ để sẵn sàng phục hồi bất cứ khi nào ngành được phép kinh doanh trở lại. Điều này được chứng minh bằng các số liệu tăng trưởng trong đợt cách ly thứ hai. Theo ONS, khối lượng tiêu thụ của ngành bán lẻ trong tháng 11/2020 (đợt cách ly thứ hai) thấp hơn 3,8% so với tháng 10, chấm dứt sáu tháng tăng trưởng liên tục. Tuy nhiên, mức sụt giảm này nhỏ hơn so với dự đoán của các nhà phân tích và đáng chú ý là doanh số bán hàng vẫn cao hơn 2,6% so với mức của tháng 2 trong năm tính đến tháng 11. Thành tích này còn ấn tượng hơn cả lúc mà nhiều cửa hàng buộc phải đóng cửa vì lệnh giãn cách xã hội.
Khả năng phục hồi của ngành bán lẻ là một câu chuyện thành công đáng chú ý của năm 2020 (Ảnh: The Times)
Trong suốt 12 tháng qua, các nhà bán lẻ đã phải điều chỉnh hoạt động giao dịch của họ trong thời gian ngắn, từ việc phải đóng cửa hoàn toàn cho đến việc triển khai nhiều biện pháp an toàn hơn và thu hút khách hàng bỏ tiền ra chi tiêu. Họ cũng cần phải nắm bắt những cách thức giao dịch mới, từ click & collect đến các cửa hàng ảo, hay nhận tư vấn của các chuyên gia bán hàng qua các cuộc gọi thoại thay vì gặp trực tiếp. Kinh nghiệm và khả năng “vượt bão” thành công của các nhà bán lẻ trong tình cảnh này dự báo về một tương lai tốt hơn khi các thời cơ tốt quay trở lại.
>>> Có thể bạn quan tâm: Chiến lược Marketing ngành bán lẻ
Một cú hích cho niềm tin của người tiêu dùng
Bán lẻ luôn cần và dựa vào một người tiêu dùng tự tin để tự duy trì. Đó là người luôn lạc quan về tương lai và có nhiều khả năng vung tiền hơn. Tình hình tiêu cực kéo dài không hồi kết trong vài tháng qua đã làm nổi bật vấn đề hiện tại mà cả thế giới phải đối mặt. Điều này tạo ra một cuộc khủng hoảng lên sức khỏe tinh thần của người dân bên cạnh cuộc khủng hoảng về sức khỏe cộng đồng trước mắt. Tuy nhiên, nếu như niềm tin là thứ bị đánh sập bởi COVID-19, thì nó cũng là thuốc chữa bệnh hiệu quả cho tình hình hiện nay. Hàng triệu người đã phải chịu những ảnh hưởng tiêu cực về mặt tài chính bởi COVID-19, nhưng nhờ các chương trình hỗ trợ nghỉ phép của Chính phủ mà nhiều người đã được bảo vệ theo những cách chưa từng có trong các cuộc suy thoái trước đây.
Thật vậy, đây là kết quả phân tích của một chuyên gia tư vấn bán lẻ thuộc KPMG/ Ipsos. Tổ chức này cũng cho biết bán lẻ sẽ có một tương lai tươi sáng hơn vào nửa cuối năm 2021. Nhu cầu bị dồn nén và tiền tiết kiệm gia tăng, người tiêu dùng tự tin hơn và việc tung ra vắc-xin thành công đều hướng đến một sự phục hồi mạnh mẽ. Tuy nhiên, nó cũng chỉ ra một số hành vi của người tiêu dùng thay đổi trong thời kỳ đại dịch, với hiệu suất thay đổi trên các danh mục sản phẩm khác nhau.
Các nhà bán lẻ đã áp dụng chiến lược đa kênh
Đại dịch đã đẩy nhanh việc áp dụng chiến lược đa kênh đối với nhiều nhà bán lẻ, đặc biệt là các nhà bán lẻ đã bỏ lỡ xu hướng này từ lâu. Dunelm là một trường hợp điển hình như vậy. Bất chấp việc phải đối mặt với những thách thức lớn trong lĩnh vực bán lẻ, Dunelm vẫn thu được lợi nhuận đáng kể từ những khoản đầu tư vào kênh bán hàng trực tuyến. Cụ thể, Dunelm đã phải đóng cửa tất cả 174 cửa hàng tại Anh do dịch bệnh, nhưng báo cáo cho thấy, lợi nhuận trước thuế của công ty trong nửa năm đầu dự kiến sẽ đạt khoảng 122 triệu bảng Anh, tăng 33,9% so với năm trước. Thành tích này là nhờ những khoản đầu tư khôn ngoan vào kênh bán hàng trực tuyến và việc tận dụng xu hướng trang trí nội thất gia đình trong thời kỳ đại dịch.
(Ảnh: Retail Gazette)
Tương tự như Dunelm, Dixons Carphone Warehouse cũng đã công bố lợi nhuận trước thuế là 45 triệu bảng Anh trong sáu tháng tính đến ngày 31 tháng 10 với doanh số bán hàng trực tuyến tăng 145%. Có thể nói, việc xây dựng thành công một nền tảng vững chắc trên các kênh online sẽ giúp các thương hiệu thúc đẩy doanh số bán hàng nhanh chóng và được hưởng lợi hơn nữa khi các cửa hàng của họ mở cửa trở lại.
>> Xem thêm: Xu hướng chuyển động trong ngành Bán lẻ đa kênh tại Việt Nam hậu COVID-19
Tăng nhu cầu bị dồn nén về trải nghiệm mua hàng thực tế
Dù thị trường bán lẻ trực tuyến đang cho thấy những hiệu quả tích cực đến đâu thì nhiều người vẫn bày tỏ sự quan ngại về sự sụp đổ của thị trường bán lẻ thực tế, đặc biệt là khi nó đã bị phóng đại lên rất nhiều. Thống kê cho thấy, sau mỗi lần gỡ bỏ lệnh giãn cách xã hội, nhu cầu bị dồn nén từ lâu của người dân đã được bùng nổ, bằng chứng là bất cứ khi nào các cửa hàng được phép hoạt động trở lại đều chứng kiến lượng tiêu thụ rất cao. Điều này có nghĩa là người tiêu dùng sẵn sàng mạo hiểm mua sắm bất chấp tình cảnh khó khăn và nguy hiểm vẫn đang diễn ra và chưa được kiểm soát hoàn toàn 100%.
Số liệu báo cáo cho thấy, lượng mua hàng đã tăng 20% vào thời điểm cuối đợt giãn cách xã hội thứ 2 tại Anh khi người tiêu dùng quyết tâm quay lại các cửa hàng để mua sắm. Với sự ra đời của các vắc-xin đang được thử nghiệm và cho thấy kết quả tích cực, chúng ta hoàn toàn có thể mong đợi một sự phục hồi mạnh mẽ hơn trong thời gian tới này. Tôi thực sự tin tưởng rằng ngành bán lẻ sẽ có một màn tái xuất đầy ấn tượng và chưa từng có trong lịch sử trong thời gian tới, khi cảm nhận được những tác động tích cực của việc nghiên cứu vắc xin.
Ngay cả các nhà bán lẻ như Primark cũng đã tiết lộ mức lợi nhuận 300 triệu bảng Anh trong thời gian gần đây và bày tỏ sự lạc quan với tình hình trước mắt. Giám đốc tài chính của công ty mẹ Associated Foods của Primark, Jason Bason, đã chỉ ra rằng, khi các cửa hàng của họ mở cửa trở lại, doanh số bán hàng chỉ giảm 14% bất chấp những hạn chế đang siết chặt hoạt động của họ. Rốt cuộc, sau tất cả thì mọi người vẫn muốn mạo hiểm mua sắm trong mùa dịch, và họ vẫn sẽ đổ xô đến các cửa hàng khi tin rằng vắc xin được tung ra sẽ giúp họ không còn phải sợ hãi khi tiếp xúc với người lạ nữa. Mọi người vẫn không muốn bỏ lỡ trải nghiệm bán lẻ.
(Ảnh: Walesonline)
Tận dụng xu hướng mới: 'mua sắm có mục đích'
Một xu hướng thực tế mà chúng ta đã thấy trong thời kỳ đại dịch chính là 'mua sắm có mục đích' (shopping with purpose). Xu hướng này xảy ra khi người tiêu dùng muốn rút ngắn hành trình mua hàng hơn, nhưng kể cả khi họ làm vậy thì cũng không ảnh hưởng đến doanh số bán hàng của thương hiệu. Phân tích riêng của chúng tôi cho kỳ giao dịch cuối cùng của tháng 12/2020 cho thấy, tỷ lệ chuyển đổi tăng trưởng thực sự tốt với mức 51%. Điều này là do nhu cầu bị dồn nén và mọi người quay trở lại cửa hàng với mục đích mua thực sự. Một lần nữa tôi muốn nhắc lại rằng, hệ quả của việc thực hiện giãn cách xã hội quá lâu là khiến cho việc kinh doanh cửa hàng trở lại trở nên sinh lợi hơn rất nhiều - điều mang lại hy vọng và động lực cho các nhà bán lẻ để họ tập trung vượt qua thời điểm khó khăn này. Điều này đặc biệt được áp dụng cho các mặt hàng như tiêu dùng điện tử khi chúng sở hữu mức giá cao và ít người sẵn sàng mua qua các kênh trực tuyến. Đại dịch đã nhấn mạnh vào một sự thật rằng, chúng ta có thể không muốn mạo hiểm trong tình cảnh khó khăn, nhưng khi mọi thứ đã được nới lỏng, chúng ta sẽ có thể biến một ngành trở nên giá trị hơn rất nhiều.
Kết
Mặc dù chúng ta đang sống trong một giai đoạn thực sự khó khăn và có thể nói là khó khó có thể duy trì tâm thế lạc quan về tương lai trước mắt, nhưng khi mọi thứ tiến gần hơn đến giai đoạn cuối của cuộc khủng hoảng, chúng ta có thể chắc chắn rằng công chúng sẽ muốn ăn mừng lớn thế nào khi được tự do thoải mái ra đường và mua sắm tùy thích những gì họ muốn. Vì vậy, các nhà bán lẻ đã áp dụng các chiến lược phù hợp ở trên có thể được hưởng lợi khi thời cơ tốt quay trở lại.
Tô Linh - MarketingAI
Theo Thedrum
>> Có thể bạn quan tâm: 3 chiến lược PPC hàng đầu giúp các bán lẻ nâng cao hiệu quả doanh thu vào năm 2021
Bình luận của bạn