4 lưu ý không thể bỏ qua khi áp dụng Gamification trong Marketing

13 Thg 09

Gamification - Giải pháp marketing 4.0 đột phá dành cho các doanh nghiệp. Viral Game và Gamification có mối liên hệ mật thiết gì với nhau? Có những lưu ý nào khi áp dụng Gamification vào chiến dịch marketing?

Năm 2013, Forbes ước tính có hơn 70% trong danh sách “2000 Công ty toàn cầu” của họ đã được ghi nhận trong một cuộc khảo sát rằng họ dự định sử dụng Gamification Marketing cho mục đích tiếp thị và giữ chân khách hàng.

Cùng với sự phát triển không ngừng của Gamification Marketing, nhiều doanh nghiệp đã đặt mối quan tâm của mình vào Viral Game. Vậy Viral Game là gì? Viral Game và Gamification có mối quan hệ mật thiết gì với nhau? Khi áp dụng Gamification trong chiến dịch marketing, cần lưu ý những điều gì?

Hãy để MarketingAi chỉ ra câu trả lời cho bạn! 

>> Xem thêm: 4 chiến lược marketing tăng lượt tải xuống và tương tác trên cửa hàng ứng dụng

Gamification Marketing là gì? Viral Game là gì?

Gamification marketing là giải pháp Marketing 4.0 đột phá dành cho doanh nghiệp. Khác với những hình thức marketing thông thường, Gamification sẽ dùng những nội dung, hình ảnh hay những sản phẩm có sẵn của doanh nghiệp để thiết lập vào game, từ đó, truyền tải những kiến thức thú vị về sản phẩm, dịch vụ,... Đồng thời, việc vận dụng khéo léo những yếu tố may mắn, phần thưởng, thành tích đạt được,... sẽ khiến khách hàng cảm thấy thú vị và giúp họ khắc sâu về brand trong tâm trí hơn so với những cách truyền thông truyền thống. 

Gamification chính là hình thức đặt cảm hứng của con người lên trên các yếu tố khác. Thay vì tập trung vào các tính năng của game thì lại tập trung vào con người, nhằm tối ưu sự phấn khích của người chơi khi tham gia vào Gamification marketing.

Viral Game là một hoạt động nằm trong Gamification, bao gồm các hình thức như: Vòng quay may mắn, Quiz Game, Game 2D, Game 3D... Doanh nghiệp của bạn có thể lựa chọn tích hợp hình thức Viral Game này trên nhiều nền tảng, từ website, landing page, cho đến app, banner hay facebook. Người chơi cũng có thể thoải mái lựa chọn chơi trên bất cứ thiết bị điện tử nào: điện thoại di động, máy tính bảng, máy tính xách tay hay máy tính để bàn. Ứng với mỗi thiết bị, các hình thức game đều được định dạng và thiết kế phù hợp với nền tảng đó, điều này giúp cho phạm vi tiếp cận của chiến dịch được mở rộng hơn. 

Dễ dàng thao tác, dễ dàng chia sẻ dễ dàng lan tỏa - đó chính là “điểm mấu chốt” mà các thương hiệu và nhãn hàng ưu tiên sử dụng Viral Game ở thời đại 4.0 hiện nay.

Gamification - Xu hướng marketing trong thời công nghệ 4.0
Gamification - Xu hướng marketing trong thời công nghệ 4.0

Sự khác nhau giữa marketing thông thường và Gamification?

Bạn sẽ dễ dàng bị thu hút hơn bởi dòng chữ Giảm giá 50%, 70% hay là dòng chữ Quay số trúng thưởng, Chơi là trúng,...? 

Trên thực tế, con người luôn mong muốn mình ở trạng thái vui vẻ. Họ thích tham gia vào các cuộc chơi, họ mong muốn nhận được phần thưởng, thể hiện cái tôi của bản thân là phải chiến thắng, chia sẻ cho mọi người thành tích mà mình đạt được. Do vậy, thay vì lựa chọn mua hàng giảm giá thì họ sẽ chọn chơi game trúng voucher. 

Vậy marketing thông thường và Gamification khác nhau ở điểm nào?

Gamification Marketing Marketing thông thường
Nội dung có tính sáng tạo và khác biệt, không gây nhàm chán đối với khách hàng Nội dung tương tự nhau, không có sự sáng tạo, đột phá.
Khách hàng chơi với tâm lý may mắn Khách hàng mua với tâm lý khuyến mãi
Thu hút lượng khách hàng lớn trong mùa cao điểm Khó thu hút được khách hàng trong mùa cao điểm
Thu thập được data khách hàng dễ dàng và có hệ thống trao quà, nhận thưởng minh bạch, rõ ràng. Khó hoặc có thể không thu thập được data khách hàng. Marketing truyền thống sẽ không có hệ thống trao quà hay nhận thưởng.
Dễ dàng marketing lại Khó thực hiện việc marketing lại

4 Lưu ý khi triển khai Gamification trong chiến dịch Marketing

Hiểu rõ đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn là ai?

Sau khi hoàn thiện bức chân dung về khách hàng mục tiêu: Họ là ai? Họ như thế nào? Họ có sở thích gì? Họ thường tương tác trên nền tảng xã hội nào?..., bạn mới có thể xây dựng được một kịch bản và luật chơi phù hợp nhóm khách hàng mà bạn muốn tới cho sản phẩm của doanh nghiệp mình.

Ví dụ:

Đối với nhóm khách hàng thuộc thế hệ gen Z: Họ sẽ dễ dàng chia sẻ trò chơi cho bạn bè để nhận phần quà hơn thế hệ gen Y. Còn đối với những khách hàng thuộc nhóm thế hệ gen Y, họ lại thích nhận được những sản phẩm có giá trị mà có giá hời hơn.

>> Xem thêm: 5 chiến lược marketing F&B giúp “tán đổ” thế hệ người dùng gen Z
tìm kiếm chân dung khách hàng mục tiêu
Chân dung của khách hàng mục tiêu: Họ là ai? Họ ở đâu?...

Xác định được mục tiêu của chiến dịch Gamification là gì?

Để tránh đi sai hướng hay kết quả thu về không như mong đợi, bạn cần xác định được mục tiêu của chiến dịch Gamification lần này là gì? Bạn muốn thu thập tệp data khách hàng? Bạn muốn mức độ nhận diện thương hiệu phủ rộng? Bạn muốn bán hàng tồn kho?... Hãy xác định một mục tiêu cụ thể trong từng giai đoạn để đạt được kết quả tốt nhất, cũng như tránh việc lãng phí nguồn lực bỏ ra.

Xây dựng những phần quà và ưu đãi hấp dẫn

Hiện nay, ba phần quà phổ biến bạn có thể sử dụng cho chiến dịch Gamification là:

  • Sản phẩm, hiện vật
  • Mã giảm giá 
  • Voucher khuyến mại

Và hãy đảm bảo rằng phần thưởng mà khách hàng nhận được phải đúng với hình ảnh mà doanh nghiệp đưa ra; các mã giảm giá, voucher khuyến mại phải dễ dàng chuyển đổi và sử dụng. 

Đơn giản hóa các trò chơi trong Gamification

Đơn giản hóa trò chơi là điều cần thiết. Bởi nếu bạn đưa ra một trò chơi hay một cuộc thi quá phức tạp thì chiến dịch này của bạn sẽ thất bại, khách hàng sẽ từ bỏ nó ngay từ khi bắt đầu.

Vì vậy, bạn hãy thiết kế một trò chơi đơn giản mà vẫn thu hút, lôi cuốn người chơi. Tránh trường hợp, Gamification của bạn kết thúc nhanh quá, không đủ thách thức khiến khách hàng cảm thấy nhàm chán.

>> Xem thêm: Các ví dụ thực tế khi ứng dụng Gamification marketing cho doanh nghiệp

Các doanh nghiệp đã ứng dụng Gamification marketing như thế nào?

Shopee

Shopee là cái tên không còn lạ lẫm trong ngành thương mại điện tử tại Việt Nam. Bằng việc khéo léo áp dụng cách tích số xu cho mỗi lần mua hàng, mỗi lần trồng cây lấy xu hay mỗi lần bạn đánh giá sản phẩm mua về, Shopee đã giữ chân được một lượng khách hàng khủng ở Việt Nam. Và điều chắc chắn là lượt mua hàng cũng như doanh thu của Shopee sẽ tăng lên hằng ngày.

Shopee ứng dụng Viral Game bằng hình thức tích xu
Shopee ứng dụng Viral Game bằng hình thức tích xu

Momo Rabbit

Nằm 2002, Momo Rabbit - thương hiệu tã giấy hàng đầu Hàn Quốc tại Việt Nam đã kết hợp với Admicro phát động chương trình: Quay là trúng "Mẹ rinh quà khủng" với hình thức vòng quay may mắn để tri ân khách hàng và tăng mức độ nhận diện thương hiệu.

Sau 10 ngày, chiến dịch đã thu hút gần 2000 người tham gia, thu thập được gần 2000 data khách hàng, hơn 10.000 lượt chơi và hơn 2.000 lượt chia sẻ.

Momo Rabbit ứng dụng Viral Game bằng hình thức vòng quay may mắn
Momo Rabbit ứng dụng Viral Game bằng hình thức vòng quay may mắn

Son Black Rouge

Hãng son Black Rouge cũng rất thành công khi tiếp thị bằng hình thức Gamification. Vừa qua, hãng đã “bắt tay” với đơn vị truyền thông quảng cáo Admicro (VCCorp) tổ chức một mini game dưới hình thức Quiz Game “Lật hình tìm son”.

Và chỉ sau hai ngày đầu ra mắt, hãng đã nhận được kết quả rất đáng ngưỡng mộ: thu hút 40.000 lượt chơi chỉ sau 14 ngày và thu về gần 5.000 data khách hàng trong toàn bộ campaign. 

mini game lật hình tìm son
Năm 2020, hãng son Black Rouge “bắt tay” với Công ty truyền thông Admicro (VCCorp)  tổ chức một mini game mang tên “Lật hình tìm son” đã thu về được lượng tương tác khủng chỉ sau 2 ngày

Kết

Không cần phải quá phức tạp hay tiêu tốn nhiều ngân sách, bạn chỉ cần một chút nghiên cứu, một chút tư duy và một chút khéo léo xây dựng thêm hình thức Viral Game trong chiến dịch marketing của mình là có thể giúp khách hàng quay lại sử dụng nhiều hơn rồi. Gamification Marketing - xu hướng marketing hứa hẹn sẽ bùng nổ trong tương lai.

Hiện tại trên thị trường đã xuất hiện những đơn vị tư vấn các chiến dịch Gamification Marketing. Admicro (VCCorp) là đơn vị tiên phong sáng tạo và vận hành các chiến dịch Viral Game phù hợp với yêu cầu của từng doanh nghiệp và luôn đón đầu thị hiếu người tiêu dùng. 

Trải nghiệm các trò chơi Viral Game mà Admicro đang cung cấp TẠI ĐÂY.

>>> Có thể bạn quan tâm: 3 hình thức Gamification hiệu quả nhất theo quan điểm của các marketers

Thanh Thanh - Marketing Ai

Đánh giá của bạn

TAGS:

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.